Nitơ - Phốtpho trong các đề thi đại học

Câu 1 (Câu 60-DH-10-A):

Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là

A. 85,88%. B. 14,12%. C. 87,63%. D. 12,37%

Câu2(Câu 8-DH-10-B):

Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là

A. 0,12. B. 0,14. C. 0,16. D. 0,18.

Câu 3 (Câu 25-DH-10-B):

Cho sơ đồ chuyển hoá:

P2O5 +KOH X + H3PO4 Y +KOH Z

A. KH2PO4, K2HPO4, K3PO4. B. K3PO4, KH2PO4, K2HPO4.

C. KH2PO¬4, K3PO4, K2HPO4. D. K3PO4, K2HPO4, KH2PO4.

Câu 4 (Câu 30-DH-10-B):

Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là

A. 48,52%. B. 39,76%. C. 42,25%. D. 45,75%.

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1807 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nitơ - Phốtpho trong các đề thi đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NITƠ - PHỐTPHO TRONG CÁC ĐỀ THI ĐẠI HỌC 
Câu 1 (Câu 60-DH-10-A):
Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là 
A. 85,88%. B. 14,12%. C. 87,63%. D. 12,37%
Câu2(Câu 8-DH-10-B):
Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là 
A. 0,12. B. 0,14. C. 0,16. D. 0,18. 
Câu 3 (Câu 25-DH-10-B): 
Cho sơ đồ chuyển hoá: 
P2O5 +KOH X + H3PO4 Y +KOH Z
A. KH2PO4, K2HPO4, K3PO4. B. K3PO4, KH2PO4, K2HPO4. 
C. KH2PO4, K3PO4, K2HPO4. D. K3PO4, K2HPO4, KH2PO4.
Câu 4 (Câu 30-DH-10-B):
Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là 
A. 48,52%. B. 39,76%. C. 42,25%. D. 45,75%.
Câu 5 (Câu 54-DH-10-B): 
Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là 
A. 10,08. B. 4,48. C. 8,96. D. 6,72.
Câu 6 (Câu 4-CD-09-A):
Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là 
A. 8,10 và 5,43. B. 1,08 và 5,43. C. 0,54 và 5,16. D. 1,08 và 5,16.
Câu 7 (Câu 20-CD-09-A):
Cho dung dịch chứa 0,1 mol (NH4)2CO3 tác dụng với dung dịch chứa 34,2 gam Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
A. 19,7. B. 39,4. C. 17,1. D. 15,5.
Câu 8 (Câu 28-CD-09-A): 
Hoà tan hoàn toàn 8,862 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và 3,136 lít (ở đktc) hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Khối lượng của Y là 5,18 gam. Cho dung dịch NaOH (dư) vào X và đun nóng không có khí mùi khai thoát ra. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là 
A. 19,53%. B. 12,80%. C. 10,52%. D. 15,25%.
Câu 9 (Câu 44-CD-09-A):
Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của 
A. (NH4)2HPO4 và KNO3. B. NH4H2PO4 và KNO3. 
C. (NH4)3PO4 và KNO3. D. (NH4)2HPO4 và NaNO3.
Câu 10 (Câu 45-CD-09-A):
Hoà tan hoàn toàn một lượng bột Zn vào một dung dịch axit X. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và khí Z. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH (dư) vào Y, đun nóng thu được khí không màu T. Axit X là 
A. H2SO4 đặc. B. HNO3. C. H3PO4. D. H2SO4 loãng.
Câu 11 (Câu 4-DH/CD-07-A):
 Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là 
A. NO. B. NO2. C. N2O. D. N2.
Câu 12(Câu 16-DH/CD-07-A): 
Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là 
A. Fe3O4. B. FeO. C. Fe. D. Fe2O3.
Câu 13 (Câu 19-DH/CD-07-A):
Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là (cho H = 1, N = 14, O = 16, Fe = 56, Cu = 64) 
A. 2,24. B. 4,48. C. 5,60. D. 3,36.
Câu 14 (Câu 22-DH/CD-07-A): 
Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3,FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là 
A. 8. B. 5. C. 7. D. 6.
Câu 15 (Câu 30-DH/CD-07-A): Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là 
A. 10. B. 11. C. 8. D. 9.
Câu 16 (Câu 55-DH/CD-07-A):
Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH(dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là 
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 17 (Câu 14-CD-08-A): 
Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau: 
- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sinh ra x mol khí H2; 
- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, sinh ra y mol khí N2O (sản phẩm khử duy nhất). Quan hệ giữa x và y là 
A. x = 2y. B. y = 2x. C. x = 4y. D. x = y.
Câu 18 (Câu 24 CD-08-A):
Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là 
A. 3. B. 5. C. 4 D. 6
Câu 19(Câu 44-DH-09-B): 
Cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được hỗn hợp gồm các chất là 
 A. K3PO4 và KOH B. KH2PO4 và K3PO4 
 C. KH2PO4 và H3PO4 D. KH2PO4 và K2HPO4
Câu
Đáp án
1
D
2
D
3
B
4
C
5
C
6
B
7
A
8
B
9
A
10
B
11
D
12
D
13
C
14
C
15
A
16
B
17
C
18
C
19
D

File đính kèm:

  • docNITO-PHOTPHO.doc
Giáo án liên quan