Nhập môn lịch sử triết học

Triethoc: “Nhập môn lịch sử triết học”của V.V.Xôcôlốp đã được sử dụng như một giáo trình cho sinh viên khoa triết học của các trường đại học tổng hợp thuộc Liên bang Nga. Trong cuốn sách này, V.V. Xôcôlốp đã đưa ra một quan niệm mới về triết học với tư cách lịch sử triết học. Không chỉ thế, trong cuốn sách này, ông còn đưa ra quan điểm coi lịch sử triết học như là triết học trong quá trình phát triển lịch sử của nó và nhiều tư tưởng độc đáo liên quan đến tính đặc thù của tri thức triết học, đến nhận thức triết học và lịch sử của nó. (Lời giới thiệu của Tạp chí Triết học)

doc27 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nhập môn lịch sử triết học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thể hiện bằng khái niệm của Tôtem giáo, một tôn giáo trước hết định hình tính lệ thuộc về thức ăn của người nguyên thủy vào các loại động vật khác nhau. Nhìn chung, sự tồn tại tự nhiên được cảm nhận không chỉ ở hình thái người, bởi tự con người còn lâu mới đặt đối lập bản thân mình với các sinh thể sống khác, khi nó vẫn còn mang tính sinh học và hình thái động vật.
Ở giai đoạn đó, để hiểu thêm về sự phát triển trong những cảm nhận về thế giới của con người và triển vọng phát triển tiếp theo của nó thành thế giới quan, chúng ta cần phải đề cập đến tính sinh học của tri giác về tồn tại, cũng như con đường của ý thức nguyên thủy từ chủ thể đến khách thể, và với tư cách kết quả của hành trình nói trên là tính năng động trong hoạt động sáng tạo của toàn bộ tồn tại. Ý thức đó đã sử dụng các hình ảnh hợp thành truyền thuyết Hy Lạp cổ đại vào những thiên niên kỷ cuối cùng của thời đại nguyên thủy, những truyền thuyết được gọi là “thần thoại”. Trong các truyền thuyết ấy luôn có sự xem xét thế giới động vật cũng như chính bản thân con người trên các phương diện, như sự ra đời, quá trình sinh tồn và cái chết của nó. Ngoài ra, ở đây còn có sự xem xét các hiện tượng vũ trụ và những hiện tượng khác nữa. Đương nhiên, “sự xem xét” như vậy là kết quả không phải bằng sự nỗ lực phân tích của tư duy, mà bằng sự so sánh mang tính tự phát giữa thế giới con người và tự nhiên.
Sự so sánh này được tiến hành không đơn giản giữa cơ thể cá nhân và tự nhiên xung quanh nó, mà còn hơn thế nữa, giữa cộng đồng, họ hàng, thân tộc với chính tự nhiên đó. Sự so sánh như vậy được suy xét bằng các thuật ngữ hình thái nhân chủng và hình thái xã hội. Nhịp điệu của tự nhiên, trước hết là sự thay đổi về lịch phổ – vũ trụ cũng được nhận thức trong các hình tượng của hình thái nhân chủng và hình thái xã hội. Nó hướng vào mục tiêu xung quanh các quan niệm đa dạng về Thượng đế mà dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến nhiều lần.
Sự tưởng tượng thần thoại đã trở thành sự tưởng tượng tôn giáo, khi tính hình ảnh của nó kết hợp với các yếu tố sùng bái được nhân lên nhiều lần – đó là sự kính trọng tính đa dạng của các hiện tượng tự nhiên, con người và xã hội. Tính thần thoại được gia tăng theo kết quả sản xuất của con người và theo sự phản ánh trong đó cơ cấu thân tộc của xã hội. Với tư cách tổng hòa các hình ảnh, tự bản thân thần thoại không mang yếu tố tôn giáo – văn hóa, nhưng nó lại được sử dụng làm nền tảng “lý luận” cho tôn giáo.
Ngay cả một số nhà triết học Hy Lạp cổ đại cũng đã từng muốn kết hợp yếu tố tôn giáo với nỗi sợ hãi của người cổ, sự sợ hãi trước những hiện tượng kinh dị của tự nhiên, sợ cái bóng đen của thế giới bên kia. Ý niệm ấy trở thành sự thật, bởi nó phản ánh sự lệ thuộc rất lớn, lớn tới mức tối đa so với những thiên niên kỷ và thế kỷ tiếp theo trong nền văn minh nhân loại, của người nguyên thủy vào giới tự nhiên, cũng như vào tổng hòa hỗn độn các quan niệm của họ về chính bản thân mình, về chính cái tâm của mình. Từ đó, lập trường sùng kính của tôn giáo được thể hiện cụ thể trong các hình thức tế thần khác nhau, trong đó có cả việc tế người. Một giáo điều phức hợp của thực tiễn văn hóa mà phần lớn được xem là khác nhau theo khu vực, theo bộ lạc và dân tộc, phải làm nhiệm vụ duy trì tính ổn định xã hội, khi đối mặt với các bộ lạc, dân tộc khác. Từ đó, thuyết bảo thủ đến cực độ của các tục sùng bái và lễ nghi tôn giáo đã nảy sinh. Về phương diện này, chúng khác với tính đa phương án và tính lưu động trong các quan niệm thần thoại và các truyền thuyết.
Trong ý thức nguyên thủy thường có yếu tố cảm xúc – cảm tính. Đương nhiên, tính cảm xúc luôn là nét đặc thù của chủ thể; nó phản ánh sự trải nghiệm của con người trong quan hệ của họ với các khách thể tự nhiên và những người khác. Ở giai đoạn nguyên thủy ấy, “con người lý tính”, như chúng tôi đã chỉ ra ở trên, thường lập luận trong sự lệ thuộc trước hết vào các quy luật của những liên tưởng tâm lý theo sự tương đồng, theo sự pha trộn trong không gian và thời gian, sự tương phản. Đồng thời, thế giới xung quanh, trong quan niệm của họ, cũng thường hiện diện trong sự biến đổi và phát sinh không ngừng mà ở đó, bất kỳ sự vật nào, bất kỳ hiện tượng nào của tự nhiên, về nguyên tắc, cũng có thể trở thành bất kỳ sự vật khác, hiện tượng khác. Đặc thù căn bản ấy của ý thức thần thoại nguyên thủy đôi khi còn được người ta gọi là “lôgíc nghịch đảo” (A.Lôsep) và thường được khái quát bằng thuật ngữ tiếng Hy Lạp là genetism (nguồn gốc).
Một phẩm chất xác định khác của ý thức thần thoại nguyên thủy trong tính cực đại của yếu tố tín ngưỡng thuộc về phức hợp tín niệm. Sự giống nhau giữa hình ảnh với khách thể được cảm nhận được xem như sự đồng nhất của chúng. Các hình ảnh về thần thánh mà từ đó, về nguyên tắc, có thể phát sinh ra thiện và ác – về cơ bản là mang tính ác, có khởi nguồn từ ý thức cộng đồng. Tính không bền vững, tính đa phương án của các hình ảnh đó trong mối quan hệ của chúng với tư cách một trong những hệ quả của sự liên tưởng trong ý thức nguyên thủy thường mang tính kiên định trong chính tính cộng đồng đó.
Tính liên tưởng với tư cách yếu tố thuần túy tâm lý đã đem lại cơ sở cho một số nhà nghiên cứu trong việc đánh giá tư duy của người nguyên thủy như tư duy tiền lôgíc (Lêvi-Briun). Trong vô số các quan điểm và các mô phỏng trước đây về những tình tiết của thần thoại vốn được định hình ngay trong thời gần đây nhất của nền văn minh, chúng ta cũng thường thấy ở đó các các quy luật lôgíc đã được tuân thủ, đó trước hết là các quy luật về sự đồng nhất và mâu thuẫn. Đây chính là một trong những cơ sở để thấu hiểu ý thức nguyên thủy, trước hết và căn bản, là ý thức tâm lý.
Thế nhưng, ý thức nguyên thủy một trăm phần trăm không thể là như vậy. Với toàn bộ tính đa phương án của hình ảnh thần thoại, chúng ta cũng không thể bỏ qua được bản chất khái quát, cụ thể của nó. Và, bản chất đó đã được xác định trong ngôn từ. Chính vì thế, quan điểm thuyết cấu trúc của thần thoại (Lêvi-Stross) đã chỉ ra các yếu tố phân tích và phân loại hàm chứa trong nó. Trong các học thuyết về nguồn gốc của ý thức thần thoại, các hình ảnh về thần thánh trong mối tương quan  với các sự vật và hiện tượng tự nhiên và hơn nữa, với con người, cũng đều được thu nạp từ những dòng chảy của thời gian. Nhưng cái bóng của tính bền vững từ các thần thánh ấy đã ngả xuống cả những hiện tượng tự nhiên lẫn thế thế giới con người, đã báo trước một khái niệm về tính thực thể, tính cấu trúc mà khái niệm ấy được định hình tại những giai đoạn muộn nhất trong sự tiến hóa của các tình tiết thần thoại.
Các yếu tố của sự phân tích và khái quát ấy đã làm sâu sắc thêm nhiều thành tố của tri thức trong phức hợp tín niệm. Chúng xuất hiện và được phát triển trước hết trong thực tiễn sản xuất của người nguyên thủy. Người nguyên thủy đã sử dụng lửa một cách thành thạo, biết hoàn thiện công cụ đồ đá, biết sử dụng cung tên, biết làm gốm, thuần phục động vật và đã bắt đầu biết làm ruộng. Hang động là nơi ở của họ cũng được mở rộng. Số lượng các bộ tộc chuyển thành dân tộc cũng được gia tăng. Nhưng, về thực chất, nhu cầu của con người cũng luôn được mở rộng theo khả năng đáp ứng, đặc biệt là vào những thiên niên kỷ nguyên thủy, khi các nhu cầu đó còn lệ thuộc tối đa vào hoàn cảnh tự nhiên. Đương nhiên, điều tối giản đơn là con người luôn hướng sự tác động của mình tới tự nhiên để nhận được kết quả mong muốn. Do vậy, hoạt động của họ ngay từ đầu, đã chạy theo ý nghĩ xuất hiện trước đó và nói đúng hơn, là từ chính biên niên sử về nguồn gốc loài người.
Con người nhận thức một cách trực giác sự liên đới của mình với nguyên nhân hình thành thế giới (Lêvi-Briun). Họ hoạt động trong niềm tin vững chắc rằng, bản thân họ sẽ đạt được kết quả mong muốn, nếu đi từ bộ phận đến cái toàn thể, đồng thời “hiện đại hóa” quá trình đó bằng lễ nghi hoặc bằng lời nói, tức là quá trình mà họ có thể can thiệp vào đó một cách có hiệu quả (chẳng hạn trong lúc đi săn). Người ta thường gọi ma thuật là phép mầu, là ảo thuật. Và, người ta cũng thường đề cập đến cả quan niệm siêu nhiên của một con người luôn muốn đạt được kết quả mong muốn trên cơ sở của ma thuật. Thế nhưng, khi đó, họ lại quên rằng, từ những quan niệm triết học về giới tự nhiên và siêu nhiên, con người đã phải trải qua một tiến trình phát triển hàng ngàn năm và đối với nó, mọi thứ đều “tự nhiên”, bởi tất thảy những cái đó đều tham gia vào chuỗi mắt xích của tồn tại trong môi trường xung quanh.
Mặc dù kết quả của hoạt động ma thuật ngày một tiến dần đến số không, song có thể nói, thành tố ma thuật hóa của ý thức nguyên thủy đã luôn là cái đối lập với ý thức tôn giáo. Như chúng tôi đã chỉ ra, tôn giáo luôn thể hiện lập trường sùng kính của con người; ở họ hoàn toàn thiếu vắng sự tự tin vào chính bản thân mình và do vậy, việc họ cầu khẩn các thần chỉ nhằm làm vơi nhẹ số mệnh của mình, còn ma thuật là sự cầu xin ở tự nhiên mà về nguyên tắc, không tính đến sự trợ giúp của thần thánh. Cơ sở nền tảng của lập trường này là không nhỏ bởi nó dựa trên những kinh nghiệm cảm tính của người cổ đại. Với họ, lập trường này hết sức quan trọng, bởi nó củng cố niềm tin của họ vào sức mạnh của chính mình. Sự hiện hữu của nền tảng nói trên đã cung cấp cho chúng ta cơ sở để xem xét sự diễn biến tiền khoa học trong ma thuật.
Tuy nhiên, không thể xem sự đối lập giữa ma thuật và tôn giáo như một loại thuyết nhị nguyên hoàn chỉnh nào đó. Mặc dù cơ sở nền tảng của nhận thức nói trên là không đáng kể, nhưng cộng với khát vọng của con người, với mong muốn đạt được những kết quả mỹ mãn của họ đã tạo ra sự tiền định đối với nhiều quan điểm mê tín dị đoan mà thiếu chúng, không thể có một tôn giáo nào cả, đặc biệt là tôn giáo cổ nhất.
Trở lại với thần thoại và nhớ lại tính liên tưởng của nó về các hình ảnh, thì điều quan trọng hàng đầu là phải thấy rằng, từ ngữ mà sự thể hiện của nó là các hình ảnh, trước hết gắn liền với mối liên hệ ngữ nghĩa trong thần thoại. Những truyền thuyết thần thoại này đồng thời cũng là những truyền thuyết mang tính ẩn dụ. Trong đó, những hình ảnh như vậy, ở thời kỳ cổ đại cách đây hàng ngàn năm, vẫn còn rất mờ nhạt, sự

File đính kèm:

  • docNHẬP MÔN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC.doc