Ngân hàng đề môn Ngữ Văn 7

1. Nêu nội dung và nghệ thuật “ Cổng trường mở ra”?

- Nội dung: Tấm lòng, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với người con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.

- Nghệ thuật: Miêu tả tâm trạng qua độc thoại.

2. Trước lòng thương yêu, hy sinh vô bờ bến của mẹ dành cho Em-ri-cô, người bố khuyên con điều gì?

- Không được thốt ra một lời nào nói nặng với mẹ

- Phải xin lỗi mẹ

- Cầu xin mẹ hôn con

3. Nêu các loại từ ghép?

- Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

- Từ ghép đẳng lập: có tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ).

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng đề môn Ngữ Văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG ĐỀ MÔN NGỮ VĂN 7
1. Nêu nội dung và nghệ thuật “ Cổng trường mở ra”?
- Nội dung: Tấm lòng, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với người con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
- Nghệ thuật: Miêu tả tâm trạng qua độc thoại.
2. Trước lòng thương yêu, hy sinh vô bờ bến của mẹ dành cho Em-ri-cô, người bố khuyên con điều gì?
- Không được thốt ra một lời nào nói nặng với mẹ
- Phải xin lỗi mẹ
- Cầu xin mẹ hôn con
3. Nêu các loại từ ghép?
- Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
- Từ ghép đẳng lập: có tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ).
4. Thế nào là tính liên kết của văn bản?
- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa dễ hiểu.
5. Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài?
- Nội dung: là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha mẹ phải suy nghĩ. Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người cần phải biết giữ gìn gia đình hạnh phúc.
- Nghệ thuật:
+ Xây dựng tình huống tâm lí, ngôi thứ nhất, khắc họa hình tượng.
+ Lời kể chân thành, giản dị, phù hợp với tâm trạng nhân vật.
6. Bố cục văn bản thường được xây dựng gồm mấy phần?
- Ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài
7. Hãy tìm hiểu tính mạch lạc của văn bản “Mẹ tôi”.
- Các phần, các đoạn đều nói về đề tài tấm lòng người mẹ. Chúng đều được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí.
8. Khái niệm ca dao, dân ca?
- Là những tên gọi chung các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
9. Tìm câu ca dao thể hiện tình anh em gắn bó?
10. Chép thuộc lòng hai bài nói về những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người?
- Dựa vào sách giáo khoa
11. Có mấy loại từ láy?
- Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận
12. Nêu các bước tạo lập văn bản?
- Định hướng chính xác: văn bản viết (nói) cho ai, để làm gì, về cái gì và như thế nào?
- Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên..
- Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
- Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở tree6n chưa và có cần sửa chữa gì không?
13. Tả chân dung một người bạn của em
- MB: Giới thiệu chung về bạn em
- TB: Tả chung về hình dáng của bạn
 Tả cụ thể: Mắt, mũi, miệng,.
 Ấn tượng và tình cảm của em về bạn
- KB: Nêu cảm nghĩ của mình
14. Nêu nội dung và nghệ thuật những câu hát than thân?
- Nội dung: một khía cạnh làm nên giá trị của ca dao là thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông chia sẽ với những con người gặp cảnh ngộ đắng cay, khổ cực
- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát
- Hình ảnh: ẩn dụ, so sánh,
15. Nêu nội dung bài những câu hát châm biếm?
- Thể hiện tinh thần phê phán mang tính dân chủ của những con người thuộc tầng lớp bình dân.
16. Nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của hai bài thơ có gì giống nhau về nội dung và nghệ thuật?
- Hai bài thơ Đường, có ý tưởng giống nhau, cách nó chắc nịch, ý tưởng cảm xúc làm một.
- Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc ta về chống giặc giữ bờ cõi.
17. Thế nào là đại từ?
- Khái niệm: Đại từ dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất, được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
- Vai trò ngữ pháp: Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ,
18. Em hãy viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình? Đề bài trên thuộc kiểu văn bản gì?
- Viết thư.
19. Tìm từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt: quốc, sơn.
- Quốc: quốc tế, ái quốc
- Sơn: sơn thủy, sơn dương
20. Tại sao khi nói ta không nên lạm dụng từ Hán Việt?
- Làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
21. Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm trong hai bài thơ: “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh”?
- Hai bài thơ đều biểu cảm trực tiếp
22. Chép thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương? Bài thơ “Bánh trôi nước” có mấy lớp nghĩa?
- Hai lớp nghĩa.
23. Viết một đoạn văn (5 à 6 câu) trong đó sử dụng quan hệ từ, chủ đề tự chọn.
24. Văn biểu cảm có đặc điểm gì?
- Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
- Để biểu đạt tình cảm ấy người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tình cảm, tư tưởng, hoặc biểu thị bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.
- Bài văn biểu cảm thường có bố cục ba phần như mọi bài văn khác.
- Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực thì bài văn mới có giá trị.
25. Chép thuộc lòng bài thơ “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan? Nêu nội dung của bài thơ?
- Thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh Đèo Ngang.
26. Nêu nghệ thuật bài “Bạn đến nhà chơi”?
- Sáng tạo nêu tình huống khó xử khi bạn đến nhà chơi.
- Lập ý bất ngờ.
- Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện
27. Đề văn biểu cảm là gì?
- Bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm.
28. Nêu các lỗi thường gặp về quan hệ từ?
- Trong việc sử dụng quan hệ từ, cần tránh các lỗi sau:
+ Thiếu quan hệ từ
+ Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
+ Thừa quan hệ từ
+ Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
29. Hãy nêu cảm xúc về một loài cây mà em yêu thích?
- MB: Nêu loài cây và lý do mà em yêu thích
- TB: Miêu tả những nét nổi bật của cây, cảm xúc của em
- KB: Tình yêu của em về loài cây đó
30. Xác định thể thơ “Cảm nghỉ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch?
- Ngũ ngôn tứ tuyệt
31. Thế nào là từ đồng nghĩaa? Cho ví dụ.
- Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
32. Thế nào là lập ý trong bài văn biểu cảm?
- Là khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh. Khi lập ý cần đặt đối tượng biểu cảm cụ thể.
33. Ta cần chú ý điều gì khi sử dụng từ trái nghĩa?
- Được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
34. Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ.
- Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không có liên quan gì đến nhau.
35. Nêu nội dung bài “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.
- Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Viêt Bắc.
+ Tình cảm với thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng.
+ Phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
36. Kể lại nội dung “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” bằng bài văn xuôi biểu cảm?
- Học sinh kể lại.
37. Nêu cách sử dụng thành ngữ?
- Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,
- Thành ngữ ngắn gọn, hàm xúc, có tính biểu tượng, tính biểu cảm cao
38. Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học?
- Là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
39. Cảm nghĩ về người thân yêu nhất của em?
- MB: Giới thiệu chung về người thân của em
- TB: Nêu cảm nghĩ về người thân kết hợp với tự sự và miêu tả.
- KB: Cảm nghĩ của em.
40. Nêu nghệ thuật bài “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh?
- Sử dụng hiệu quả điệp ngữ “tiếng gà trưa” có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về.
- Viết theo thể thơ 5 tiếng phù hợp với việc vừa kể chuyện, vừa bộc lộ tâm tình.
41. Điệp ngữ là gì?
- Là cách lập lại từ ngữ hoặc cả một câu trong khi nói, viết nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
42. Em hãy nêu nội dung “Một thứ quà của lúa non: Cốm” của Thach Lam?
- Thể hiện thành công những cảm giác lắng đọng, tinh tế mà sâu sắc của Thạch Lam về văn hóa và lối sống của người Hà Nội.
43. Nêu chơi chữ và tác dụng của chơi chữ?
- Là lợi dụng sự đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.
44. Qua bài “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng, em rút ra bài học gì cho bản thân?
- Yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước
45. Chúng ta có nên lạm dụng từ Hán Việt không?
- Gây khó hiểu và tạo cho câu văn thiếu tính tự nhiên

File đính kèm:

  • docVAN 7.doc
Giáo án liên quan