Ngân hàng đề kiểm tra bổ sung lần 2 môn: Ngữ văn 7

I. PHẦN TIẾNG VIỆT:

Câu 1: Trình bày các loại từ ghép.

Đáp án: Có hai loại từ ghép:

- Từ ghép chính phụ:

+ Là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ (một hoặc nhiều tiếng) bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

+ Trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt: Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

- Từ ghép đẳng lập:

Là từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau về ngữ pháp.

Câu 2: Xác định từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận trong những ví dụ sau:

 Rung rinh, bồn chồn, xanh xanh, bươm bướm.

Đáp án: Xác định từ láy:

- Từ láy toàn bộ: xanh xanh, bươm bướm.

 - Từ láy bộ phận: Rung rinh, bồn chồn.

Câu 3: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm).

a. năm(danh từ)- năm (số từ).

b. bò (danh từ)- bò (danh từ).

Đáp án: HS đặt câu đúng hình thức và yêu cầu về nội dung .

Câu 4: Thế nào là thành ngữ? Cho ví dụ.

Đáp án: Khái niệm và cho ví dụ về thành ngữ:

- Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

- Nghĩa của thành ngữ có thể được suy ra trực tiếp từ nghĩa của các yếu tố tham gia cấu tạo nên thành ngữ đó (tham sống sợ chết) nhưng đa số là nghĩa hàm ẩn, trừu tượng (rán sành ra mỡ).

- Cho ví dụ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng đề kiểm tra bổ sung lần 2 môn: Ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS- THPT MỸ Quý
NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA BỔ SUNG LẦN 2
MÔN: NGỮ VĂN 7 (2014-2015)
I. PHẦN TIẾNG VIỆT:
Câu 1: Trình bày các loại từ ghép. 
Đáp án: Có hai loại từ ghép:
- Từ ghép chính phụ:
+ Là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ (một hoặc nhiều tiếng) bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
+ Trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt: Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
- Từ ghép đẳng lập:
Là từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau về ngữ pháp.
Câu 2: Xác định từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận trong những ví dụ sau: 
 Rung rinh, bồn chồn, xanh xanh, bươm bướm.
Đáp án: Xác định từ láy:
- Từ láy toàn bộ: xanh xanh, bươm bướm. 
 - Từ láy bộ phận: Rung rinh, bồn chồn.
Câu 3: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm). 
a. năm(danh từ)- năm (số từ).
b. bò (danh từ)- bò (danh từ).
Đáp án: HS đặt câu đúng hình thức và yêu cầu về nội dung .
Câu 4: Thế nào là thành ngữ? Cho ví dụ. 
Đáp án: Khái niệm và cho ví dụ về thành ngữ:
- Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Nghĩa của thành ngữ có thể được suy ra trực tiếp từ nghĩa của các yếu tố tham gia cấu tạo nên thành ngữ đó (tham sống sợ chết) nhưng đa số là nghĩa hàm ẩn, trừu tượng (rán sành ra mỡ). 
- Cho ví dụ. 
Câu 5: Thế nào là điệp ngữ? Cho ví dụ.
Đáp án: 
- Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp từ ngữ (hoặc câu) nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lập lại như vậy gọi là phép điệp ngữ. 
- Cho ví dụ. 
Câu 6: Xác định từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ trong những ví dụ sau: 
Xe cộ, quần áo, áo sơ mi, hoa sen.
Đáp án: HS xác định đúng: 
-Từ ghép đẳng lập: Xe cộ, quần áo. 
 - Từ ghép chính phụ: áo sơ mi, hoa sen.
Câu 7: Để đạt được chuẩn mực sử từ, cần chú ý điều gì ?
Đáp án:
- Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.
- Sử dụng từ đúng nghĩa.
- Sử dụng từ đúng đặc điểm ngữ pháp của từ.
- Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp.
- Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
Câu 8: Trình bày các lối chơi chữ.
Đáp án :
- Dùng từ đồng âm.
- Dùng lối nói gần âm hay trại âm
- Dùng cách điệp âm.
- Dùng lối nói lái.
- Dùng từ đồng nghĩa và trái nghĩa, từ gần nghĩa.
Câu 9 : Tìm và xác định lối chơi chữ trong đoạn thơ sau : (2 điểm)
 Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
 Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
 Mời anh mời bác ăn cùng,
 Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.
 (Phạm Hổ)
- Tìm phép chơi chữ và xác định đúng lối chơi chữ trong đoạn thơ: 
+ Phép chơi chữ: Sầu riêng- vui chung. 
+ Lối chơi chữ: Dùng từ trái nghĩa: sầu – vui, riêng – chung. 
Câu 10: Quan hệ từ được dùng để làm gì? Đặt câu có sử dụng cặp quan từ biểu thị ý nghĩa quan hệ tương phản.
- Quan hệ từ được dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, đẳng lập, 
- Đặt câu:
+ Đúng chính tả, ngữ pháp, phù hợp về nghĩa :
+ Có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị ý nghĩa tương phản trong câu.
II. PHẦN VĂN BẢN:
Câu 1: Chép lại bốn câu thơ đầu bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và cho biết bức tranh cảnh vật ở đây được miêu tả như thế nào? 
Đáp án:
- HS chép đúng 4 câu thơ đầu của bài thơ .
 - Bức tranh cảnh vật đèo ngang được miêu tả: 
+ Thời gian: buổi chiều tà. 
+ Không gian: trời, non, nước cao rộng, bát ngát. 
+ Cảnh vật có cỏ cây, đá, hoa,, tiếng chim kêu, nhà chợ bên sông,hiện lên tiêu điều, hoang sơ.
Câu 2: Cho biết nội dung chính hai câu cuối bài thơ “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương.
Đáp án: Nội dung chính hai câu cuối bài thơ “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương:
- Tình huống bất ngờ, trẻ nhỏ tưởng nà thơ là khách lạ.
- Cảm giác thấm thía của tác giả khi chợt thấy mình thành người xa lạ ngay trên mảnh đất quê hương.
Câu 3: Bài thơ “Tiếng gà trưa” có những đặc sắc gì về nghệ thuật?
Đáp án: Những đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ “Tiềng gà trưa”: 
- Sử dụng hiệu quả điệp ngữ Tiếng gà trưa, có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về. 
- Viết theo thể thơ năm tiếng phù hợp với việc kể chuyện và bộc lộ tâm tình.
Câu 4: Văn bản “Mùa xuân của tôi” thể hiện ý nghĩa gì?
Đáp án: Ý nghĩa của văn bản “Mùa xuân của tôi”:
- Văn bản đem đến cho người đọc cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân quê hương miền Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của người xa quê.
- văn bản thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở- một biểu hiện cụ thể của tinh yêu quê hương đất nước.
Câu 5: Chép lại và cho biết nội dung bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
- HS ghi lại đầy đủ, đúng quy cách bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. 
-Trả lời đúng nội dung của bài thơ.
+ Hai câu thơ đầu: Cảnh núi rừng Việt Bắc trong một đêm trăng: âm thanh tiếng suối trong như tiếng hát, ánh trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa, Cảnh vật sống động, có đường nét, hình khối đa dạng với hai mảng màu sáng, tối. 
+ Hai câu thơ cuối : Con người: Tinh tế, cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng trong rừng Việt Bắc bằng cả tâm hồn, đồng thời vẫn canh cánh bên lòng nỗi niềm lo cho nước, cho cách mạng.
Câu 6: Trong văn bản « Sài Gòn tôi yêu », phong cách người Sài Gòn được tác giả cảm nhận như thế nào?
Đáp án : Phong cách người Sài Gòn : chân thành, bộ trực, : tuân thủ các nghi lễ ứng xử nhưng không màu mè, không mặc cảm tự ti ;kiên cường, bất khuất ở những thời điểm thử thách của lịch sử.
Câu 7 : Bài thơ « Bạn đến chơi nhà » thể hiện ý nghĩa gì ?
Đáp án : Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay.
III. TẬP LÀM VĂN :
ĐỀ 1: Cảm nghĩ về một người bạn của em.
ĐỀ 2: Cảm nghĩ về một người thân trong gia đình.
 HƯỚNG DẪN CHẤM:
*Học sinh viết đúng thể loại văn biểu cảm có kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả chú ý tính sáng tạo của học sinh.
* Giáo viên chấm bài dựa trên những ý sau:
ĐỀ 1:
* Mở bài: Giới thiệu người bạn và cảm xúc đối với bạn. 
* Thân bài: 
-Giới thiệu sơ nét về hình dáng,tính tình của bạn,..
- Vị trí của bạn trong cuộc sống vui, buồn của em (kể về một số kỉ niệm có ý nghĩa
- Cảm xúc khi ở gần, xa bạn.
- Hình ảnh người bạn đó hiện nay trong tâm trí mình ra sao? 
- Trực tiếp bày tỏ tình cảm của mình. 
* Kết bài: 
- Niềm mong ước.
- Những suy nghĩ về mối quan hệ tình cảm đó trong cuộc sống.
ĐỀ 2:
* Mở bài: Giới thiệu người thân và cảm xúc đối với thân. 
* Thân bài: 
-Giới thiệu sơ nét về hình dáng,tính tình của người thân,... 
-Vị trí của người thân trong cuộc sống vui, buồn của em (kể về một số kỉ niệm có ý nghĩa).
- Cảm xúc khi ở gần, xa người thân.
- Hình ảnh người thân đó hiện nay trong tâm trí mình ra sao? 
- Trực tiếp bày tỏ tình cảm của mình. 
* Kết bài: 
- Niềm mong ước.
- Những suy nghĩ về mối quan hệ tình cảm đó trong cuộc sống.

File đính kèm:

  • docNgan hang de Kiem Tra Hoc Ki I 20142015.doc