Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường lồng ghép trong việc dạy môn GDCD THCS

I:Lí do chọn đề tài

Môi trường sống của chúng ta bao gồm đất nước và không khí; tất cả được duy trì nhờ năng lượng mặt trời . Con người chỉ là một trong những quần thể sinh vật tồn tại trên trái đất , cũng tuân theo quy luật sinh ra, lớn lên và chết. Nhưng không giống như những sinh vật khác, con người đã phát triển ,sử dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ tận dụng hầu hết mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời cũng thải ra môi trường đủ mọi loại chất thải làm cho môi trường bị ô nhiễm. Con người đang gánh chịu hậu quả do chính mình gây ra. Bằng những quyết định và hành động cụ thể, con người cần cải thiện môi trường sống của mình không chỉ hôm nay mà cho cả mai sau.

Chính vì thế, việc giáo dục môi trường là việc làm hết sức cần thiết và thường xuyên liên tục trong hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia. Bởi giáo dục môi trường sẽ mang lại cho các thế hệ thanh thiếu niên tình cảm, trách nhiệm đối với môi trường bắt đầu bằng việc xác định các vấn đề môi trường và tìm ra các giải pháp đóng góp vào việc bảo vệ môi trường. Hệ thống giáo dục ở Việt Nam chúng ta cũng đã rất chú trọng đến việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học, trong đó có môn học Gíao Dục Công Dân. Bên cạnh đó nhà nước cũng đã có luật môi trường làm công cụ pháp lí để bảo vệ môi trường. Để việc tích hợp lồng ghép mang lại hiệu quả tốt thì đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải có nhận thức đầy đủ về môi trường và tầm quan trọng của giáo dục môi trường, phải có phương pháp khoa học trong việc tích hợp, lồng ghép GDMT vào mỗi bài học. Đó là lí do xây dựng chuyên đề.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường lồng ghép trong việc dạy môn GDCD THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển bền vững của trái đất, một khả năng biết đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên và một giá trị nhân cách khắc sâu bởi một nền tảng đạo lí về môi trường.
 Là một chủ thể mang tính xuyên suốt trong sự hòa nhập với các môn học khác, giáo dục môi trường mang lại cho học sinh cơ hội hiểu biết về môi trường, hiểu biết các quyết định về môi trường của con người . Giáo dục môi trường cũng tạo ra cơ hội để sử dụng tất cả các kĩ năng liên quan tới cuộc sống hôm nay và ngày mai của các em . Tất cả những điều này đưa chúng ta đến một hi vọng học sinh có nhiều ý kiến sáng tạo và tham gia tích cực cho sự lành mạnh của thế giới. 
b:Phương pháp 
Giáo dục về môi trường
 Hình thành ở học sinh những kiến thức, hiểu biết và kĩ năng cơ bản, hữu ích khi các em cần tiếp xúc với các vấn đề môi trường
 Chú trọng đến thông tin sự kiện, những hoạt động thực tế nhằm thu hoạch tri thức và rèn luyện kĩ năng.
 Cung cấp lí thuyết về các quá trình tự nhiên, xã hội có liên quan đến môi trường. 
Giáo dục vì môi trường
 Hình thành khả năng suy nghĩ, nghe,nói, đọc, viết có phán xét. Nhân tố này hỗ trợ cho quá trình hình thành hành vi tốt, thái độ đúng đối với môi trường
 Hình thành thái độ quan tâm đến môi trường, khuyến khích việc sử dụng hợp lí các giá trị môi trường hôm nay và mai sau.
 Hình thành khả năng đánh giá ra quyết định trước những vấn đề môi trường, khả năng lựa chọn giải pháp có tính bền vững. 
Giáo dục trong môi trường
 Đề cao các cơ hội giúp học sinh gặt hái những kinh nghiệm hoặc được giáo dục trực tiếp trong môi trường.
 Đề cao quyền công dân của học sinh đối với các quan tâm chung về vấn đề môi trường. Quá trình tham gia trực tiếp các hoạt động môi trường sẽ thúc đẩy, củng cố, phát triển các tri thức kĩ năng đã có, thay đổi hành vi, thái độ đánh giá.
 Đối với việc học : kích thích hứng thú, óc sáng tạo.
 Đối với việc dạy : khai thác tư liệu về môi trường làm công cụ sư phạm. 
Lồng ghép GDMT vào mỗi bài học GDCD chủ yếu là GV xây dựng các tình huống gắn với nội dung bài học, trong đó có nội dung GDMT để HS tự đánh giá, xử lí các tình huống. Sau đó GV đưa ra kết luận để giáo dục học sinh các chuẩn mực đạo đức hoặc pháp luật liên quan đến bài học và ý thức bảo vệ môi trường . 
Việc lồng ghép GDMT trong mỗi bài có thể tiến hành ở bất kì hoạt động nào của bài học, song phải đảm bảo tính hợp lí. (Chủ yếu là lồng ghép ở hoạt động luyện tập).
GV lưu ý: GDMT ở đây chỉ là hoạt động lồng ghép, do đó thời gian giành cho việc lồng ghép không kéo dài . Tình huống mà GV đưa ra để GDMT phải gắn liền với nội dung kiến thức bài học .
Bài: “Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể” 
Tình huống
 Để tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, nghe lời mẹ dặn, sáng nào An cũng súc miệng nước muối để bảo vệ răng. Nhưng cứ mỗi lần súc miệng là An lại nhổ ra sân. Em có nhận xét gì về hành vi của An ? 
Trả lời
 Việc súc miệng nước muối vào buổi sáng để bảo vệ răng là việc làm thể hiện đức tính tự chăm sóc bảo vệ sức khỏe. Nhưng hành vi nhổ nước súc miệng ra sân là một hành vi thiếu văn hóa, làm ô nhiễm môi trường.
Kết luận
	Tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân là việc làm cần thiết, nhưng việc bảo vệ môi trường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người cũng là việc làm thiết thực, không kém phần quan trọng. 
Bài : “Siêng năng kiên trì” 
Tình huống
	Một số hộ gia đình thường xuyên đổ rác ra bãi đất trống ven đường cạnh nhà Nam. Mặc dù Nam đã nhiều lần lựa lời ngăn cản nhưng họ vẫn không nghe. Từ đó ngày nào Nam cũng giành một ít thời gian để gom tất cả rác bỏ vào một cái bao lớn rồi để trước cửa nhà mình chờ xe rác tới mang đi . Cảm phục trước việc làm của Nam, mọi người đều bảo nhau không vứt rác bừa bãi ra vệ đường nữa .
	Theo em, việc làm của Nam thể hiện đức tính gì và có tác dụng ra sao?
Trả lời
	Việc làm của Nam thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì, góp phần làm sạch đẹp đường phố, bảo vệ môi trường . 
Kết luận
	Rác thải bị phân hủy tạo ra các loại khí độc hại. Khí độc hại trong rác bay hơi và khuyếch tán trong không khí, làm ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe con người . Vì vậy chúng ta không nên xả rác bừa bãi ra đường vừa làm ô nhiễm môi trường, vừa làm mất vẻ mĩ quan đường phố. 
( GV đọc cho HS nghe điều 6 – Luật bảo vệ môi trường : BVMT là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và trách nhiệm phát hiện và tố cáo hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường.) 
Bài : “ Tiết kiệm
Tình huống
	Nhà Tuấn nuôi rất nhiều heo, nhưng cứ mỗi lần nấu cơm, có cơm dư là Tuấn lại bỏ cơm vào bọc ni lông rồi vứt ra ngoài đường. Em có nhận xét gì về hành vi của Tuấn?
Trả lời 
	Hành vi của Tuấn thể hiện sự lãng phí : Lẽ ra Tuấn có thể gom cơm thừa để tận dụng nấu cho heo.
	Bỏ cơm vào bọc ni lông rồi vứt ra đường là việc làm thiếu văn hóa, gây ô nhiễm môi trường.
Kết luận
	Trong cuộc sống, cần phải biết tiết kiệm, không lãng phí và không làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt không được vứt bao ni lông ra đường. Bởi vì : bao ni lông có thể lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh,cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn. Bao ni lông có thể làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh v. v 
Bài : “ Tôn trọng kỉ luật”
Tình huống 
	Trong giờ ra chơi, Hằng và một số bạn khác xuống căn-tin mua đồ ăn thức uống lên lớp để ăn uống với nhau rồi xả rác bừa bãi trong lớp. Hành vi của Hằng và một số bạn đã vi phạm điều gì? Tác hại của nó ?
Trả lời
	Hằng và các bạn đã vi phạm nội quy nhà trường(không tôn trọng kỉ luật): xả rác bừa bãi trong lớp làm mất vẻ mĩ quan và gây ô nhiễm môi trường lớp học.Ngoài ra, nước đổ xuống nền có thể gây trượt ngã, xảy ra tai nạn.
Kết luận: 
	Ơ bất cứ nơi đâu, lúc nào mọi người đều phải có ý thức tôn trọng kỉ luật, không gây ô nhiễm môi trường. 
Bài: “ Biết ơn”
Tình huống
	Đi trên đường làng sạch đẹp, rộng rãi, Hùng nghĩ tới những người đã bỏ công sức để sửa sang, vệ sinh đường sá. Hùng tự nhủ với lòng mình phải luôn có ý thức giữ gìn đường làng ngõ xóm sạch đẹp .
	Suy nghĩ của Hùng đã thể hiện điều gì ?
	a/ Lòng biết ơn.
	b/ Ý thức bảo vệ môi trường.
	c/ Lịch sự, tế nhị.
	d/ Cả a và b .
Trả lời 
	d/ Cả a và b .
Giải thích
	Nhớ tới những người đã bỏ công sức để cho ta có con đường sạch đẹp , đó chính là lòng biết ơn. Lòng biết ơn thể hiện bằng việc làm cụ thể, đó là ý thức giữ gìn đường làng ngõ xóm luôn sạch đẹp : không bẻ cây xanh hai bên đường, không xả rác, không đổ nước thải và vứt xác động vật chết ra đường ( Đây cũng chính là ý thức bảo vệ môi trường 
 Bài: “ Trung thực”
Tình huống
	Sau tiết thực hành môn hóa học, Hùng được phân công rửa các đồ dùng thí nghiệm . Vào phòng vệ sinh, Hùng đổ hết tất cả các chất hóa học trong lọ thí nghiệm ra nền nhà rồi đi ra ngoài. Bác lao công phát hiện ra và gọi Hùng quay trở lại. Hùng vẫn không nghe và chối không nhận hành vi sai trái của mình .
	Em có nhận xét gì về hành vi của Hùng ?
Trả lời
	Việc Hùng chối không nhận hành vi sai trái của mình chứng tỏ Hùng không có tính trung thực .
	Việc Hùng đổ các hóa chất ra nền nhà vệ sinh là việc làm gây ô nhiễm môi trường.
Kết luận
	Các chất hóa học là những chất rất nguy hại đến sức khỏe con người, tuyệt đối không được đổ bừa bãi ra bất cứ chỗ nào.
	Học sinh cần phải rèn luyện tính trung thực trong mọi lúc mọi nơi, phải biết dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. 
Bài “Tự trọng”
Tình huống
	Trên đường đi học về, Sơn thường có thói quen dùng que quất vào những cây xanh mới trồng hai bên đường. Mặc dù đã được các bạn nhắc nhở nhiều lần nhưng Sơn vẫn không nghe, vẫn chứng nào tật ấy .
	Việc làm của Sơn chứng tỏ điều gì ? Có tác hại ra sao ?
Trả lời :
	Được các bạn nhắc nhở nhiều lần mà Sơn vẫn chứng nào tật ấy, chứng tỏ Sơn không có tính tự trọng.
	Dùng que quất vào cây xanh hai bên đường là hành vi phá hoại môi trường.
 Kết luận
	Cây xanh có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Trồng cây xanh vừa mang lại vẻ đẹp vừa để giữ không khí trong lành, tránh ô nhiễm do bụi và thiếu ô xy, thừa carbonic và các chất khí độc hại khác, giảm tiếng ồn. Vì vậy chúng ta cần phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ nó.
Bài: “ Đạo đức và kỉ luật”
Tình huống
	Thành là một học sinh cá biệt trong lớp. Giờ ra chơi, Thành thường đem quà vào lớp ăn và châm lửa đốt các túi ni lông đựng quà. Khói ni lông bị đốt bay mù trong lớp học. Nhiều bạn chịu không được ho sặc sụa.
	Em có nhận xét gì về hành vi của Thành ?
Trả lời
	Nội quy của nhà trường là cấm học sinh mang quà lên lớp ăn, cấm xả rác, đốt rác trong lớp học. Như vậy hành vi của Thành chứng tỏ Thành là người thiếu đạo đức và thiếu tính kỉ luật.
	Hành vi của Thành còn thể hiện ý thức kém trong việc bảo vệ môi trường.
Kết luận
	Các bao bì ni lông bị đốt sẽ tạo ra các loại khí độc, đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các di tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh . Chính vì vậy chúng ta cần phải có trách nhiệm tuyên truyền cho những người xung quanh ta hiểu được tác hại của bao ni lông, hạn chế sử dụng nó và đặc biệt không được đốt bao ni lông một cách tùy tiện .
	Học sinh cần phải thường xuyên rèn luyện đạo đức và tính kỉ luật 
	(GV đọc điều 9- LBVMT : Nghiêm cấm mọi hành vi làm suy thoái môi trường, gây ô nhiễm môi trường, gây sự cố môi trường) 
Bài: “ Xây dựng gia đình văn hóa”.
Tình huống
	Cô giáo hỏi Nam :
	- Em có dự kiến sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa ?
	Nam trả lời:
	- Em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức thật tốt , biết kính trọng và giúp đỡ ông ba, cha mẹ, thương yêu anh chị em, không xả rác, đổ nước thải hoặc vứt xác động vật chết ra đường, luôn giữ gìn nhà cửa, đường phố sạch đẹp.
	Em có nhận xét gì về dự định của Nam ? 
Trả lời:
	Những dự định của Nam đều góp phần xây dựng gia đình văn hóa, đồng thời cũng thể

File đính kèm:

  • docmanh.doc
Giáo án liên quan