Nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh bằng phương pháp tích hợp trong dạy học môn toán đại số lớp 7, bài “mặt phẳng tọa độ”
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1.Tên hồ sơ dạy học: NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN ĐẠI SỐ LỚP 7, BÀI “MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ”
2.Mục tiêu dạy học:
Trong những thập kỷ gần đây, cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, tích cực, chủ động của người học. Người Giáo viên (GV) phải đổi mới dạy học để có được hoạt động học tập chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh (HS). Mặt khác, chính sự đổi mới phương pháp sẽ tạo cho các học sinh có nề nếp làm việc khoa học và tự tin trong học tập.
Nói về vấn đề này, Nghị quyết Trung ương II (khóa 8) đã khẳng định “Phải đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cuả người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học cho học sinh”
Định hướng trên đã trở thành tinh thần cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Trung học cơ sở. Đó là đề cao vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong hoạt động lĩnh hội kiến thức, vận dụng kiến thức vào giải bài tập và giải quyết các tình huống thực tiễn. Hơn thế, GV phải biết tích hợp và liên kết với các môn học khác ngoài môn Toán để giúp các em có tầm nhìn sâu hơn kiến thức đã học và mở mang thêm các kiến thức mới.
Phụ lục 2 PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN (HOẶC NHÓM GIÁO VIÊN) DỰ THI -Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An -Phòng Giáo dục và Đào tạo Cần Đước -Trường THCS Tân Ân -Địa chỉ: ấp 6 xã Tân Ân –huyện Cần Đước Điện thoại:0723882961 -Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Bạch Tuyết Điện thoại: 0919090017 Phụ lục 3: PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1.Tên hồ sơ dạy học: NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN ĐẠI SỐ LỚP 7, BÀI “MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ” 2.Mục tiêu dạy học: Trong những thập kỷ gần đây, cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, tích cực, chủ động của người học. Người Giáo viên (GV) phải đổi mới dạy học để có được hoạt động học tập chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh (HS). Mặt khác, chính sự đổi mới phương pháp sẽ tạo cho các học sinh có nề nếp làm việc khoa học và tự tin trong học tập. Nói về vấn đề này, Nghị quyết Trung ương II (khóa 8) đã khẳng định “Phải đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cuả người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học cho học sinh” Định hướng trên đã trở thành tinh thần cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Trung học cơ sở. Đó là đề cao vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong hoạt động lĩnh hội kiến thức, vận dụng kiến thức vào giải bài tập và giải quyết các tình huống thực tiễn. Hơn thế, GV phải biết tích hợp và liên kết với các môn học khác ngoài môn Toán để giúp các em có tầm nhìn sâu hơn kiến thức đã học và mở mang thêm các kiến thức mới. Thấy được vai trò to lớn của việc đổi mới phương pháp dạy học tích hợp trong phạm vi dự án nghiên cứu của một bài Toán lớp 7 “Mặt phẳng tọa độ”, người GV sẽ giúp HS của mình phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua kĩ năng tích hợp các môn học sau: -Môn Địa lý: thông qua bài dạy giúp các em hiểu hơn về tọa độ địa lý của một địa điểm nào đó trên Quả địa cầu. -Môn tin học: Hiểu thêm về bảng tính trong excel. -Môn thể dục: Hiểu thêm về bộ môn cờ Vua. 3. Đối tượng dạy học của dự án Đối tượng dạy học của dự án Số lượng lớp tham gia dự án Khối lớp Sĩ số 03 7 107 4.Ý nghĩa của bài học Với dự án dạy học trên HS sẽ được phát huy tối đa tính tích cực của HS trong quá trình lĩnh hội kiến thức, sẽ huy động vốn kiến thức của nhiều môn học và kinh nghiệm sống của HS để thiết kế nên bài học, đồng thời HS sẽ tự xác định trọng tâm bài học, từ đó có thể liên hệ nội dung bài học vào thực tiễn dễ dàng, và có thể giải quyết được những tình huống tương tự xảy ra trong cuộc sống. Còn phía GV sẽ đạt được kết quả cao nhất trong quá trình truyền thụ kiến thức. 5. Thiết bị dạy học, học liệu: -Máy vi tính, đèn chiếu, mạng Internet -Hình ảnh các ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) . 6.Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: Tuần 16 – Tiết 32 MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: Biết vẽ hệ trục tọa độ và biết dùng một cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng toạ độ. 2.Kĩ năng: Biết cách xác định một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó và biết xác định toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ 3.Thái độ: Có tính cẩn thận, chính xác, khoa học. Thấy được ý nghĩa toán học trong đời sống thực tế. B. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: -SGK, SGV, sách chuẩn kiến thức kĩ năng Toán 7, máy tính, máy chiếu. -Thiết kế bài giảng trên Word và bài giảng điện tử PowerPoint. -Thước kẻ, êke. 2.Học sinh: -Nghiên cứu trước nội dung bài học. -Thu thập tài liệu. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 1 phút 2. Kiểm tra bài cũ: 3 phút Cho hàm số . Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau. x -0.5 4.5 9 y -2 0 GV gọi HS lên bảng làm. Sau đó gọi HS nhận xét, kiểm tra kết quả. Sau đó GV giới thiệu các cặp số (x ; y) có được từ bảng trên. 3. Bài mới : 29 phút Giới thiệu bài: Trong to¸n häc, ®Ó x¸c ®Þnh vÞ trÝ cña mét ®iÓm trªn mÆt ph¼ng ngưêi ta thêng dïng hai sè . Lµm thÕ nµo ®Ó cã hai sè ®ã? 1: Đặt vấn đề (7 phút) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung *Ví dụ 1. -GV giới thiệu về kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. - GV đưa bản đồ địa lý VN lên bảng và giới thiệu VD1. - Gọi học sinh đọc toạ độ của một số địa điểm khác *Ví dụ 2. GV cho HS xem hình vẽ bàn cờ vua. Hãy dùng một cặp (chữ; số) để xác định vị trí của quân cờ trên hình vẽ. Thay đổi vị trí quân cờ, và yêu cầu HS trả lời tương tự. *Ví dụ 3. - GV giới thiêu bảng tính excel. Yêu cầu HS xác định ví trí con trỏ (cột, hàng). *Ví dụ 4. -Cho học sinh quan sát véem chiếu bóng -Số ghế H1 cho ta biết điều gì ? - GV yêu cầu HS lấy thêm VD trong thực tế GV (ĐVĐ) -> chuyển mục Học sinh lên bảng quan sát và đọc toạ độ địa lý của một vài địa điểm. Học sinh quan sát và trả lời. Học sinh trả lời câu hỏi. HS: Giúp chúng ta xác định vị trí chỗ ngồi của người có tấm vé này. 2. Mặt phẳng toạ độ (10 phút) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung -GV giới thiệu về mặt phẳng toạ độ. -GV hướng dẫn học sinh vẽ hệ trục toạ độ. Học sinh nghe giảng, vẽ hệ trục toạ độ Oxy theo hướng dẫn của giáo viên Học sinh đọc phần chú ý (SGK) 3.Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ (12 phút) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung -GV yêu cầu học sinh vẽ một hệ trục toạ độ. -GV lấy điểm P ở vị trí tương tự h.17 (SGK) -GV thực hiện các thao tác như SGK rồi giới thiệu cặp số (1,5; 3) gọi là toạ độ của điểm P và cách ký hiệu, cách đọc. -Cho học sinh làm BT32 (SGK) -Có nhận xét g về toạ độ của các cặp điểm M và N, P và Q? -GV yêu cầu học sinh làm ?1 (SGK) -Viết toạ độ của gốc O ? -GV cho học sinh xem h.18 và nhận xét (SGK) -GV: H.18 cho ta biết điều gì? Nhắc ta điều gì ? Học sinh vẽ trục toạ độ vào vở -Một học sinh lên bảng vẽ Học sinh làm theo hướng dẫn của giáo viên và nghe giảng -Học sinh quan sát h.19 (SGK) đọc toạ độ các điểm M, N, P, Q rồi rút ra nhận xét Học sinh thực hiện ?1 vào vở HS: O(0; 0) Học sinh quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi 3. Toạ độ của 1 điểm.... Điểm P có toạ độ (1,5; 3) Ký hiệu: P(1,5; 3) trong đó: 1,5: hoành độ của P 3 : tung độ của P Bài 32 (SGK) a) M(-3; 2); N(2; -3) b) P(0; -2); Q(-2; 0) ?1: IV Củng cố và hướng dẫn học sinh tự học (7’) 1.Luyện tập - Củng cố (5’) Trò chơi: Nhìn hình, đoán chữ. 2.Hướng dẫn về nhà (2 phút) - Học bài theo vở ghi và sách giáo khoa. - Làm bài tập 33; 34; 35; 36 /sgk -Tìm hiểu về nhà Toán học R. Đề - các (sbt/53). -Tìm hiểu trò chơi: Bắn tàu (sbt/55). 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập -Hình thức kiểm tra: kiểm tra viết 15 phút, hình thức tự luận -Thời gian kiểm tra: Đầu tiết sau. -Đề bài: GV có thể cho một số câu hỏi liên quan đến bài học như: 1. Cho biết tọa độ của các điểm A, B, C, D trên hình vẽ sau: (2đ) 2. Vẽ hệ trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm A(-1; 2); N(-2; -3) ; (0; -3); Q(-4;0) (6đ). 3.Các điểm nẳm trên trục nào thì có hoành độ bằng 0 và các điểm nẳm trên trục nào thì có tung độ bằng 0? (2đ) 8. Các sản phẩm của học sinh a/Sản phẩm: (đính kèm hồ sơ nộp) -Một số bài kiểm tra khá tốt ở 2 lớp. b/Kết quả: - Minh chứng kết quả học tập của HS ( bài kiểm tra 15 phút) qua dự án dạy học: Lớp Sĩ số Điểm trên 5 Điểm dưới 5 7A1 35 32 3 7A2 37 34 3 7A3 35 32 2 *Nhận xét bài kiểm tra, đánh giá HS đã làm: -Đa số đều biết xác định tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ. -Đa số đều vẽ chính xác hệ trục tọa độ Oxy. -Biết đánh dấu các điểm có tọa độ cho trước Vì vậy, tỉ lệ HS đạt điểm trung bình và khá -tốt cao, tỉ lệ HS đạt điểm yếu là rất thấp (8/107 HS). Do vậy, có thể nói dự án dạy học bài “Mặt phẳng tọa độ” nêu trên là thành công. HS phát huy được tính tích cực, chủ động của mình trong tiết học, biết vận dụng kiến thức liên môn để có cách hiểu vấn đề bao quát hơn, kiến thức bài học được HS hiểu và tóm tắt dễ dàng nên nhớ bài sâu hơn.
File đính kèm:
- Tich hop.doc