Nâng cao hiệu quả của việc học hoá học bằng sử dụng thí nghiệm đối chứng

 Khoa học hoá học góp phần rất tích cực vào việc giải quyết các vấn đề gần gũi với thực tế cuộc sống, các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên. Vì vậy khi nghiên cứu hoá học không chỉ đơn thuần là tìm hiểu lí thuyết mà phải vận dụng thật tốt các điều kiện thực nghiệm để giúp học sinh lĩnh hội và áp dụng kiến thức bộ môn một cách có hiệu quả phù hợp với mục tiêu thực hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy học hoá học theo hướng tích cực: học sinh giữ vai trò chủ đạo, thầy đóng vai trò là người hướng dẫn.

 Ngay từ những buổi đầu khi tiếp xúc với môn hoá học các em đã được nghiên cứu về chất, những quy luật biến đổi chất này thành chất khác thông qua các thí nghiệm đơn giản. thực tiễn cho thấy rằng mọi khái niệm đều xuất phát từ sự trực quan những hiện tượng cụ thể. Trong việc giảng dạy Hoá học ở trường THCS không thể bỏ qua bước đầu, bước quan sát thực nghiệm và so sánh hiện tượng, vì chính nhờ vào bước đó mà ta có thể phát triển tư duy của học sinh. Sau khi quan sát, học sinh so sánh đối chiếu và rút ra được sự giống và khác nhau từ đó hình thành cho học sinh khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát hoá kiến thức.

 Trước những học sinh phong phú về trình độ nhận thức, thì giáo viên luôn phải tạo ra tình huống có vấn đề để phát huy khả năng tư duy, so sánh của học sinh khá giỏi, tạo điều kiện cho học sinh yếu được tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. Thì những bài thí nghiệm có thí nghệm đối chứng sẽ giúp các em hiểu sâu hơn, rõ hơn kiến thức của bài học. Để đạt được điều đó, đòi hỏi người thì giáo viên phải linh hoạt trong các phương pháp, có kỹ năng, kỹ xảo trong thao tác làm thí nghiệm, phát huy tối đa vai trò của thí nghiệm trong mỗi giờ dạy hoá học. Bản thân mỗi giáo viên phải tự trang bị cho mình cơ sở lí luận về phương pháp thực nghiệm, tìm ra những phương án thí nghiệm tốt, cách tiến hành có hiệu quả. để đạt kết quả cao trong giảng dạy bộ môn hoá ở trung học cơ sở.

 

doc22 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nâng cao hiệu quả của việc học hoá học bằng sử dụng thí nghiệm đối chứng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tượng gì xảy ra
®Vậy: Kim loại Cu không tác dụng với nước. 
Kết luận: Nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiêt độ thường như: Na, K, Li, Ba, Ca...
Tác dụng với một số oxit bazơ 
Dụng cụ: bát sứ, ống nghiệm, cốc đựng nước 
Hoá chất: CaO,CuO, nước, quỳ tím 
Thí nghiệm 1: 
GV thực hiện thí nghiệm như SGK: Cho CaO vào bát sứ ® cho một ít nước vào. Nhúng mẩu quỳ tím vào dung dịch nước vôi.
® GV yêu cầu HS nhận xét hiện tượng, giải thích và rút ra PTHH :
- Học sinh nhận xét hiện tượng : quỳ tím chuyển thành màu xanh
- Học sinh giải thích: Do CaO tác dụng được với nước tạo thành dung dịch Caxi hiđroxit, dung dịch này là bazơ làm quỳ tím chuyển thành màu xanh
- PTHH: CaO(r) + H2O(l) Ca(OH)2 (dd)
Thí nghiệm 2: Thí nghiệm đối chứng 
GV cho CuO (màu đen) vào bát sứ sau đó cho một ít nước vào. 
GV yêu cầu HS nhận xét, giải thích, so sánh với thí nghiệm 1
- Học sinh nhận xét: không có hiện tượng gì xảy ra
 Þ Rút ra được: Không phải tất cả oxit bazơ đều tác dụng với nước.
Kết luận: Nước hoá hợp với một số oxit bazơ tạo ra dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thnàh xanh như : Na2O, K2O, BaO, CaO, Li2O...
 Tiết 60 - Bài 40 : Dung dịch 
Để hình thành khái niệm dung dịch là hỗn hợp “đồng nhất” GV tiến hành thí nghiệm: 
Dụng cụ: cốc 100ml
Hoá chất: xăng, dầu ăn, nước
- Thí nghiệm 1: Cho dầu ăn vào cốc 1 đựng xăng ® tạo ra dung dịch
- Thí nghiệm 2: (Thí nghiệm đối chứng) Cho dầu ăn vào cốc 2 đựng nước ® không tạo thành dung dịch.
Þ Giáo viên hỏi : Dung dịch là gì?
GV: Xăng là dung môi của dầu ăn, nước không phải là dung môi của dầu ăn 
 Þ ? Dung môi là gì?
Qua 2 thí nghiệm trên HS rút ra được khái niệm về dung dịch.
Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch.
Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi.
Tiết 61- Bài 41: Độ tan của một chất trong nước.
· Mục tiêu: Bằng thực nghiệm, học sinh có thể nhận biết được có chất tan nhiều, chất tan ít và chất không tan trong nước.
- Thí nghiệm 1: + Cho vài mẩu CaCO3 vào nước cất lắc mạnh
- Thí nghiệm 2: + Cho vài mẩu NaCl vào nước cất lắc mạnh.
- Thí nghiệm 3: + Cho vài mẩu CaO vào nước, khuấy đều, để một thời gian
Học sinh nhận xét :
+ CaCO3 là chất không tan trong nước
+ NaCl là chất tan nhiều trong nước
+ Cho CaO vào nứơc ( CaO tác dụng với nước) tạo thành Ca(OH)2 có 2 trạng thái tồn tại: Chất rắn màu trắng ® Ca(OH)2 không tan.
 Dung dịch trong suốt (không màu) ® Ca(OH)2 tan trong nước Þ Ca(OH)2 là chất ít tan trong nước. 
Kết luận: Có chất không tan và có chất tan trong nước. Có chất tan nhiều và có chất tan ít trong nước.
II- DÙNG THÍ NGHIỆM CÓ ĐỐI CHỨNG Ở CHƯƠNG TRÌNH LỚP 9
Những thí nghiệm có đối chứng ở chương I :Các loại hợp chất vô cơ
Tiết 3- Bài 1: Tính chất hoá học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit
 Tính chất hoá học của oxit.
Mục 1: Oxit bazơ có những tính chất hoá học nào? 
Mục a: Tác dụng với nước
· Mục tiêu: Học sinh biết được một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ 
Dụng cụ: bát sứ, ống nghiệm, cốc đựng nước 
Hoá chất: CaO,CuO, nước, quỳ tím 
- Thí nghiệm 1: Rót vào ống nghiệm 1 đựng CaO một ít nước lắc đều và nhúng quỳ tím vào ® Học sinh quan sát và nêu hiện tượng, giải thích ® rút ra PTHH
- Học sinh nhận xét hiện tượng : quỳ tím chuyển thành màu xanh
- Học sinh giải thích: Do CaO tác dụng được với nước tạo thành dung dịch Caxi hiđroxit, dung dịch này là bazơ làm quỳ tím chuyển thành màu xanh
PTHH: CaO(r) + H2O(l) Ca(OH)2 (dd)
- Thí nghiệm 2 (đối chứng): Rót 1 ít nước vào ống nghiệm 2 chứa CuO, lắc đều và bỏ quỳ tím vào ® Học sinh quan sát, giải thích, so sánh với thí nghiệm 1
Học sinh nhận xét: không có hiện tượng gì xảy ra
®học sinh rút ra kết luận: CuO không tác dụng với nước 
GV yêu cầu HS rút ra kết luận qua 2 thí nghiệm trên.
Kết luận: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm) như: Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O...
 Tiết 5- Bài 3 : Tính chất hoá học của axit
 Mục 2: axit tác dụng với kim loại
· Mục tiêu: Học sinh biết được dung dịch axit tác dụng được với nhiều kim loại tạo thành muối và giải phóng khí Hiđro.
Để đạt được mục tiêu đó, GV phải tiến hành thí nghiệm kiểm chứng và thí nghiệm đối chứng sau đây:
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, giá đựng ống nghiệm
- Hoá chất: Al, Zn, Mg, Cu, dung dịch HCl
- Thí nghiệm kiểm chứng:
 Cho một ít kim loại Al vào ống nghiệm 1, kim loại Zn vào ống nghiệm 2, kim loại Mg vào ống nghiệm 3. Rót từ từ 1 ® 2ml dung dịch axit HCl vào 3 ống nghiệm trên.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát, nêu hiện tượng và giải thích và viết PTHH xảy ra.
- Học sinh nêu hiện tượng xảy ra: Các kim loại đó đều bị hoà tan,có sủi bọt khí không .
- Học sinh giải thích: Các kim loại Al, Zn, Mg đều tác dụng với dung dịch axit HCl tạo thành dung dịch muối và giải phóng khí Hiđro
PTHH: 2Al(r) + 6HCl(dd) 2AlCl3 (dd) + 3H2(k) 
 Zn(r) + 2HCl(dd) ZnCl2 (dd) + H2(k) 
 Mg(r) + 2HCl(dd) MgCl2 (dd) + H2(k) 
Từ đó rút ra được kết luận: Kim loại tác dụng được với dung dịch axit
Giáo viên đặt vấn đề: ? Có phải tất cả kim loại đều tác dụng với axit sinh ra khí Hiđro hay không?
Giáo viên tiến hành thí nghiệm đối chứng:
- Thí nghiệm 2: Rót 1-2ml dung dịch axit HCl vào ống nghiệm chứa sẵn dây Cu(màu đỏ)
Giáo viên : ? Hãy quan sát hiện tượng và rút ra kết luận?
- Học sinh nhận xét: không có hiện tượng gì
- Học sinh rút ra kết luận : axit HCl không tác dụng với kim loại Cu (vì không có hiện tượng gì). Từ đó học sinh biết rằng dung dịch axit không tác dụng với tất cả các kim loại.
Giáo viên kết luận được rằng:
Kết luận: Dung dịch axit tác dụng với nhiều kim loại tạo thành muối và giải phóng khí Hiđro
 Tiết 8- Bài 4: Một số axit quan trọng (Tiết 2) – H2SO4
 Phần 2: Tính chất hoá học
Mục 2: axit Sunfuric đặc có những tính chất hoá học riêng.
Mục 2a: Tác dụng với kim loại.
· Mục tiêu: Học sinh biết được axit H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại tạo thành muối và không giải phóng khí Hiđro.
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, giá đựng ống nghiệm
- Hoá chất: H2SO4 đặc, H2SO4 loãng, Cu 
- Thí nghiệm 1: Rót 1-2ml dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm 1 có chứa lá đồng nhỏ.
- Thí nghiệm 2: (đối chứng) Rót 1-2ml dung dịch H2SO4 loãng vào ống nghiệm 2 chứa lá đồng nhỏ.
Đun nóng nhẹ cả 2 ống nghiệm trên.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát so sánh hiện tượng cả 2 ống nghiệm trên.
 - Học sinh nêu hiện tượng : + ống nghiệm 1 có khí không màu mùi hắc thoát ra, Cu bị hoà tan tạo thành dung dịch có màu xanh. 
 + ống nghiệm 2 không có hiện tượng gì xảy ra. 
- Học sinh giải thích: Do H2SO4 đặc tác dụng với Cu tạo thành dung dịch CuSO4 màu xanh và giải phóng khí không phải là Hiđro. Còn H2SO4 loãng không tác dụng với Cu
- Giáo viên : Đó là khí SO2 ( khí lưu huỳnh đioxit) 
- Học sinh viết PTHH: 
 Cu(r) + 2H2SO4(đặc) CuSO4(dd) + SO2(k) +2H2O(l)
 Giáo viên : ? Qua 2 thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì?
- Học sinh tự rút ra được kết luận
Kết luận: H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại tạo thành muối sunfat và không giải phóng khí Hiđro (H2SO4 loãng không có tính chất này)
Tiết 14-Bài 9: Tính chất hoá học của muối
 Phần 1: Tính chất hoá học của muối
Mục 1: Muối tác dụng với kim loại
· Mục tiêu: Học sinh biết được dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, giá đựng ống nghiệm, thìa lấy hoá chất
- Hoá chất: Cu, AgNO3, ZnCl2 
- Thí nghiệm kiểm chứng: Cho một đoạn dây Cu nhúng vào ống nghiệm 2 chứa sẵn dung dịch AgNO3.
 Sau 1 thời gian giáo viên lấy đoạn dây Cu ra để học sinh quan sát. Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét rồi giải thích.
 - Học sinh nêu hiện tượng: Xuất hiện Ag màu xám bám vào dây Cu và dung dịch có màu xanh lam.
 - Học sinh giải thích: Do Cu đã đẩy Ag ra khỏi dung dịch muối AgNO3 và một phần Cu bị hoà tan tạo thành dung dịch Cu(NO3)2 có màu xanh lam.
- Học sinh viết PTHH: 
 Cu(r) + 2AgNO3(dd) Cu(NO3)2(dd) + 2Ag(r) 
Giáo viên đặt vấn đề: ? Có phải tất cả kim loại đều tác dụng với dung dịch muối hay không? 
- Thí nghiệm đối chứng: Cho dây Cu nhúng vào dung dịch muối không màu ZnCl2.
Giáo viên yêu cầu HS quan sát và rút ra câu trả lời cho vấn đề giáo viên đưa ra ở trên.
- Học sinh : Không có hiện tượng gì.
Từ đó học sinh thấy được rằng: Không phải tất cả kim loại đều tác dụng với dung dịch muối. 
Giáo viên : ? Qua 2 thí nghiệm trên rút ra được kết luận gì?
Kết luận: Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
 Mục 2: Muối tác dụng với axit
· Mục tiêu: Học sinh biết được muối có thể tác dụng được với dung dịch axit tạo thành muối mới và axit mới
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, giá đựng ống nghiệm, thìa lấy hoá chất
- Hoá chất: H2SO4 loãng, BaCl2 , HCl 
- Thí nghiệm kiểm chứng: Nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng vào ống nghiệm chứa sẵn 1ml dung dịch BaCl2
- Học sinh quan sát, nêu hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng
- Học sinh giải thích: dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành BaSO4 là chất rắn
- Học sinh viết PTHH:
 BaCl2(dd) + H2SO4 (dd) BaSO4(r) + 2HCl(dd) 
Giáo viên đặt ra vấn đề: ? Có phải tất các muối đều tác dụng với axit hay không?
Giáo viên tiến hành thí nghiệm 
- Thí nghiệm đối chứng : Nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa sẵn 1ml dung dịch BaCl2.
- Học sinh quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích
- Học sinh: không có hiện tượng gì xảy ra ® HCl không tác dụng với dung dịch muối BaCl2.
Giáo viên: ? Rút ra kết luận gì qua 2 thí nghiệm trên?
Kết luận: Muối có thể tác dụng với dung dịch axit sản phẩm là muối mới và axit mới.
Mục 3: Muối tác dụng với muối
· Mục tiêu: Học sinh biết được 2 dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành 2 muối mới.
 - Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, giá đựng ống nghiệm, thìa lấy hoá chất
- Hoá chất: AgNO3 , NaCl, KNO3 
- Thí nghiệm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch bạc nitrat vào ống nghiệm có sẵn 1ml dung dịch natri clorua. 
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng, giải thích và viết P

File đính kèm:

  • docNang cao hieu qua hoc hoa hoc.doc