Một số vấn đề cơ bản về phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục - Nguyễn Thiện Thắng
- Tài liệu được công bố, bản quyền thuộc về tác giả. Mọi trích dẫn về sau phải được
chỉ dẫn.
- Thể thức gửi bài đăng tạp chí: bài viết phải phù hợp với tạp chí chuyên ngành, được
đánh máy sạch sẽ trên giấy A4 một mặt, có đánh số trang. Bài được gửi đến tòa soạn, Ban
biên tập gửi các chuyên gia để lấy nhận xét phản biện, nếu đạt yêu cầu về mặt khoa học và
tư tưởng học thuật sẽ được đăng.
- SGK được viết theo đơn đặt hàng của các cơ quan đào tạo, phù hợp với chương
trình chung. SGK được xuất bản khi hội đồng thẩm định xác định giá trị khoa học, có tính
giáo dục và tính nghiệp vụ theo chuyên ngành đào tạo.
- Sách chuyên khảo được viết theo yêu cầu của nhà xuất bản và cũng có thể do nhu
cầu công bố của tác giả và phải tuân theo những nguyên tắc chung.
4.5.3 Đánh giá kết quả nghiên cứu
- Tiêu chí đánh giá
+ Tính mới: Vấn đề nghiên cứu có thực sự cần thiết không. Công trình có gì mới
không (về lý luận và về thực tiễn).
+ Tính đúng đắn về PP luận nghiên cứu: Sử dụng các PP nghiên cứu có hợp lý và
đúng đắn hay không.
+ Tính xác thực của các kết quả nghiên cứu.
+ Tính ứng dụng : Những kết luận, kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng vào
thực tiễn ở mức độ nào.
+ Tính hiệu quả: Kinh tế; xã hội; thông tin.
- Phương pháp đánh giá
+ Thử nghiệm trong thực tế;
+ Phương pháp chuyên gia (phản biện)
+ Phương pháp hội đồng. (Hội đồng nghiệm thu)
nh như: ai quan sát, độ chuẩn xác của các máy móc dùng vào quan sát; các quy luật của tri giác; đối tượng khi bị quan sát ở trong trạng thái thế nào (bình thường hay không?) + Yêu cầu khi sử dụng PP quan sát * Xác định rõ đối tượng và mục đích quan sát. * Xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai nghiên túc. * Không lấy những yếu tố chủ quan của người quan sát áp cho đối tượng quan sát. * Kết hợp quan sát đối tượng ở nhiều phương diện, hoàn cảnh khác nhau. * Ghi chép kết quả một cách khách quan, chi tiết. * Kết hợp với các PP khác trong nghiên cứu. - Phương pháp điều tra + Là PP khảo sát 1 nhóm đối tượng trên 1 diện rộng nhất định nhằm phát hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu. + Có nhiều loại điều tra. * Điều tra cơ bản: Là khảo sát sự có mặt của các đối tượng trên một diện rộng để nghiên cứu các quy luật phân bố cũng như các đặc điểm về định tính và định lượng. Ex: Điều tra dân số, điều tra trình độ văn hóa, * Điều tra xã hội học: Là điều tra về quan điểm, thái độ của quần chúng về một sự kiện chính trị, xã hội , hiện tượng văn hóa hay thị hiếu thẩm mỹ, + Các bước điều tra: * Xây dựng kế hoạch điều tra: Mục đích, đối tượng, địa bàn, nhân lực, kinh phí, * Xây dựng các mẫu phiếu điều tra với các thông số, các tiêu chí cần làm sáng tỏ. * Chọn mẫu điều tra đại diện cho số đông, chú ý đến tất cả những đặc trưng của đối tượng, cũng cần lưu ý đến: chi phí điều tra; thời gian có thể rút ngắn; nhân lực. Cách chọn mẫu: ^ Chọn ngẫu nhiên (xác suất) : Lấy mẫu bất kỳ theo hệ thống, từng lớp, từng nhóm, hay theo từng giai đoạn thời gian. ^ Chọn mẫu có chủ định: chọn theo chỉ tiêu cụ thể phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Chú ý về kích thước mẫu sao cho phù hợp với chiến lược điều tra và phạm vi của đề tài. GVC – ThS. Nguyễn Thiện Thắng 10. PP luận NCKH * Xử lý tài liệu: Các tài liệu thu thập được có thể được phân loại bằng thủ công hoặc xử lý bằng các công thức toán học thống kê và máy tính để cho ta kết quả khách quan. * Kiểm tra lại kết quả nghiên cứu bằng cách điều tra lại hoặc sử dụng các PP hỗ trợ khác. Trong NCKH khi sử dụng PP điều tra, nếu bằng hệ thống câu hỏi để trả lời trực tiếp thì gọi là PP đàm thoại (phỏng vấn). Nếu điều tra bằng phiếu hỏi để trả lời trên giấy thì gọi là PP Anket, với 2 loại câu hỏi (đóng và mở) PP Anket giúp người nghiên cứu nhanh chóng thu thập được những thông tin cần thiết trên một phạm vi cần thiết (đủ rộng) để nghiên cứu. Việc thiết kế câu hỏi khoa học sẽ thuận lợi cho xử lý số liệu. Tính chính xác, khách quan của kết quả thu đượcphụ thuộc nhiều vào chất lượng bảng hỏi, vào thái độ hợp tác của người trả lời và cách xử lý số liệu,... Khi sử dụng PP Anket, người nghiên cứu cần lưu ý:Thiết kế bảng hỏi khoa học, rõ ràng. Mỗi câu hỏi phải có mục đích cụ thể. Hệ thống câu hỏi phải bao hàm cả chiến thuật kiểm tra lẫn nhau các câu hỏi hỗ trợ nhau để tìm ra ý kiến xác đáng nhất. Xếp đặt các câu hỏi trong bảng hỏi cần đi từ cái chung đến cái riêng, từ đơn giản đến phức tạp. Số lương câu hỏi khoảng (10 - 15 ) câu. Có cả câu đóng và mở. Tối thiểu 30 phiếu. Cần rà soát lại các câu hỏi để chính xác hóa chúng trước khi phát hành: cần trả lời các câu hỏi như : tại sao cần câu hỏi này? Thông tin nào sẽ thu được qua câu hỏi đó? Nó sẽ làm rõ mục tiêu (nhiệm vụ) nào của đề tài? Tại sao trình bày câu hỏi đó theo cách này? Có cách nào tốt hơn không? Có thể đưa thêm một số câu hỏi để tìm hiểu thêm những thông tin phụ, nhưng không ảnh hưởng đến tính khách quan của việc trả lời câu hỏi. Trong nghiên cứu người ta còn dùng điều tra bằng trắc nghiệm (Test). Đó là bộ câu hỏi thường khó nhưng ngắn gọn, đã chuẩn hóa với các phương án trả lời. Nghiệm thể phải lựa câu trả lời thông minh nhất. Ex: bộ câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng để đo trí thông minh (IQ). - PP thực nghiệm khoa học + Là PP thu thập các sự kiện trong những điều kiện được tạo ra một cách chủ động của nhà nghiên cứu đảm bảo sự thể hiện tích cực các hiện tượng, sự kiện cần nghiên cứu. + Là PP nhà nghiên cứu chủ động tạo tác động đến đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện được khống chế nhằm xác định mối quan hệ nhân quả giữa từng nhân tố nghiên cứu. Ex: T1 . . . . . . . .Đ1 . . . . . . . . .. K1 T2 . . . . . . . .Đ1 . . . . . . . . .. K2 T3 . . . . . . . .Đ1 . . . . . . . . .. K3 Trong đó : T1, T2, T3 : Tác động 1, 2, 3 ; Đ1 : Đối tượng 1; K1, K2, K3 : Kết quả 1,2,3. + Mục đích sử dụng PP thực nghiệm: Nhằm kiểm chứng những giả thuyết, khẳng định hoặc bác bỏ những biện pháp, cách thức nào đó. Ex: Có giả thuyết “Học ở giảng đường chất lượng không bằng học ở các lớp nhỏ”. Bằng cách nào để chứng minh giả thuyết trên là sai hay đúng? GVC – ThS. Nguyễn Thiện Thắng 11. PP luận NCKH + Đặc điểm của PP thực nghiệm: * Thường xuất phát từ một giả thuyết (phỏng đoán). * Thực nghiệm bao giờ cũng gồm 2 biến số (Độc lập và phụ thuộc). Biến độc lập: Tác nhân ảnh hưởng (tác động) đến đối tượng thực nghiệm. Ex: Chọn 2 lớp, 1 lớp dạy theo PP bình thường (K1), 1 nhóm dạy theo PP đề xuất – Thảo luận nhóm (K2). Thảo luận nhóm được coi là biến độc lập. Biến phụ thuộc: Là biến đổi do tác động của biến độc lập tác động đến đối tượng. (K1 – K2 = biến phụ thuộc). Kết quả (tính khách quan) của thực nghiệm phụ thuộc đối tượng thực nghiệm và các điều kiện thực nghiệm. Vì vậy, đối tượng thực nghiệm phải mang tính đại diện (mẫu thực nghiệm được chia làm 2 nhóm, nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng tương đương về số lượng & chất lượng lúc xuất phát. Nhóm TN chịu tác động của biện pháp thực nghiệm (biến độc lập). Nhóm đối chứng chịu tác động của biện pháp bình thường. Sau đó so sánh kết quả. + Các loại thực nghiệm: Theo môi trường có, thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm. Theo mục đích, có thực nghiệm tác động và thực nghiệm thăm dò. Ex: Thực nghiệm tác động: K (kết quả) TT Các bước Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng 1 Thu thập thông tin K1 K1” 2 Tác động của biến độc lập K2 K2” 3 So sánh K1 với K1”: thấy sự tương tác lúc xuất phát K2 với K1: sự thay đổi sau tác động cùng nhóm K2” với K1”: thay đổi sau tác động cùng nhóm K2” với K2: thay đổi khác nhóm + Các bước tiến hành thực nghiệm (TN): Xác định mục đích; xây dựng giả thuyết trên cơ sở phân tích các biến độc lập Xác định đối tượng. Xác định thời gian, địa điểm, các phương tiện hỗ trợ khác, Xác định các tiêu chí để đo đạc : Nhận thức; hành vi; thái độ; (tùy đề tài) Tiến hành thực nghiệm. Xử lý kết quả. Kết quả TN cho phép ta khẳng định giả thuyết, từ đó đề xuất những khả năng ứng dụng vào thực tiến. Ghi chú: Việc chọn đối tượng TN, có thể chọn ngẫu nhiên theo thống kê xác suất hoặc chọn mẫu đại diện. Lưu ý: PP thực nghiệm cho phép đi sâu bản chất của đối tượng. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng tiến hành thực nghiệm được. Vì nó đòi hỏi một số điều kiện nhất GVC – ThS. Nguyễn Thiện Thắng 12. PP luận NCKH định; cần có sự ghi chép đầy đủ những diễn biến của đối tượng nghiên cứu trong suốt quá trình thực nghiệm; kết quả thực nghiệm cần được xử lý một cách thận trọng, khách quan. Trong NCKH tự nhiên và kỹ thuật, người ta còn sử dụng PP thí nghiệm. Về bản chất, nó cũng là để tìm tòi hay chứng minh cho một ý tưởng, một giả thuyết khoa học nào đó. Nhưng thí nghiệm được tiến hành trong các laboratory (phòng thí nghiệm) với những biện pháp kỹ thuật nhằm phát hiện đặc điểm và quy luật của đối tượng nghiên cứu. Thí nghiệm thực hiện trên cơ sở thay đổi dần các dữ kiện hay các chỉ số định tính và định lượng của những thành phần tham gia sự kiện và lặp lại nhiều lần để xác định tính ổn định của đối tượng nghiên cứu. Ex, các thí nghiệm trong Vật lý, Hóa học hay thí nghiệm kỹ thuật, Thí nghiệm có thể là một bước, một bộ phận của các thực nghiệm khoa học. - PP phân tích và tổng kết kinh nghiệm + Đó là PP NCKH trong đó nhà nghiên cứu dùng lý luận để xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học. Ex: Kinh nghiệm giáo dục HS cá biệt + Mục đích của PP : tìm ra các giải pháp hoàn hảo hơn, trên cơ sở phân tích những giải pháp, kinh nghiệm đã có từ thực tiễn. Vì vậy, PP này thường sử dụng cho những công trình mang tính tham luận hay báo cáo điển hình về một lĩnh vực nào đó. + Các bước tiến hành : Xác định đối tượng (xác định sự kiện điển hình). Trang bị lý luận liên quan vấn đề cần tổng kết kinh nghiệm. Gặp gỡ, trao đổi với những nhân chứng, người liên quan vấn đề định tổng kết. Mô tả quá trình phát triển của sự kiện (trạng thái ban đầu, hiện tại để so sánh) Dùng lý luận phân tích, tìm nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm. Kiểm chứng và bổ sung. - PP chuyên gia + Đó là PP NCKH trong đó người nghiên cứu sử dụng trí tuệ của đội ngũ những người có trình độ cao, am hiểu sâu về lĩnh vực mà người nghiên cứu quan tâm, xin ý kiến đánh giá, nhận xét của họ về vấn đề nghiên cứu hoặc định hướng cho người nghiên cứu. Đây là PP đỡ tốn thời gian và sức lực nhất. tuy nhiên kết.quả nghiên cứu chỉ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia. Vì vậy chỉ nên sử dụng PP này khi các PP khác khó có điều kiện thực hiện. + Lưu ý khi sử dụng PP này: Lựa chọn đúng chuyên gia là người có tâm, có tầm về vấn đề nghiên cứu. GVC – ThS. Nguyễn Thiện Thắng 13. PP luận NCKH Cùng một vấn đề có thể lấy ý kiến từ nhiều chuyên gia. Điều này có thể thực hiện thông qua tổ chức hội thảo, điều tra bằng phiếu hỏi về vấn đề nghiên cứu. trong trường hợp sử dụng chuyên gia để đánh giá công trình thì cần xây dựng hệ thống tiêu chí cụ thể, tường minh. Hạn chế tối đa ảnh hưởng qua lại giữa các chuyên gia. 2.2.3. Nhóm PP toán học Dùng tư duy logic toán học để xây dựng logic nghiên cứu. Dùng Toán học thống kê như là công cụ để xử lý các tài liệu thu đư
File đính kèm:
- PP luận nghiên cứu KHGD.pdf