Một số câu hỏi lí thuyết về sự điện li

Câu 1: a) Sự điện li là gì? Làm thế nào để biết được một chất A khi tan vào nước có điện li hay không?

b) Độ điện li là gì? Độ điện li có giới hạn trong khoảng nào và phụ thuộc vào những yếu tố nào?

c) Hãy giải thích sự điện li của NaCl khi tan vào nước và của dung dịch HCl.

d) Thế nào là chất điện li mạnh, yếu, không điện li? Cho các ví dụ minh hoạ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số câu hỏi lí thuyết về sự điện li, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số câu hỏi lí thuyết về Sự điện li
Câu 1: a) Sự điện li là gì? Làm thế nào để biết được một chất A khi tan vào nước có điện li hay không?
b) Độ điện li là gì? Độ điện li có giới hạn trong khoảng nào và phụ thuộc vào những yếu tố nào?
c) Hãy giải thích sự điện li của NaCl khi tan vào nước và của dung dịch HCl.
d) Thế nào là chất điện li mạnh, yếu, không điện li? Cho các ví dụ minh hoạ.
Câu 2: Trong dung dịch có thể tồn tại đồng thời các ion sau đây được không? Giải thích.
a) Na+, Cu2+, Cl- và OH-	c) K+, Ba2+, Cl- và SO42-
b) K+, Fe2+, Cl- và SO42-	d) HCO3-, H+ (H3O+), Na+ và Cl-
K
Đ
Câu 3: Bố trí 4 bộ dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ rồi lần lượt đổ vào mỗi bình 100ml một dung dịch khác nhau: Bình I là dung dịch Ba(OH)2, bình II là CH3COOH, bình III và KOH (Các dung dịch đều có cùng nồng độ là 0,001M) còn bình IV chỉ cho 100ml H2O. Hãy so sánh độ sáng của đèn Đ ở mỗi bình trong các thí nghiệm sau (sáng, sáng mờ hay không sáng) và giải thích hiện tượng xảy ra:
Thí nghiệm 1: Đóng khoá K;
Thí nghiệm 2: Đổ tiếp vào mỗi bình 100ml dung dịch MgSO4 0,001M rồi đóng khoá K.
(Trích Đề thi HSG lớp 11 Thành phố Hà Nội năm 2000/2001)
Câu 4: Dung dịch A có chứa đồng thời các ion sau: Na+, K+,Cl-, NO3 và CO32-.
a) Có thể hoà tan 3 muối nào vào nước để được một dung dịch có chứa các ion trên.
b) Nêu các hiện tượng hoá học có thể xảy ra khi cho dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch A. Viết phương trình phản ứng hoá học minh hoạ.
(Trích Đề thi HSG Thành phố Hà Nội - Vòng I - Lớp 11 năm 1998/1999)
Câu 5: Có các dung dịch A, B, C, D, mỗi dung dịch chỉ chứa 3 trong số các loại ion sau: Na+, Mg2+, Ba2+, Cl-, OH-, CO32- và SO42-.
Hãy xác định trong các dung dịch A, B, C, D có thể chứa những ion nào trong số các ion nói trên, biết rằng mỗi loại ion này chỉ có mặt trong không quá hai dung dịch nói trên (Giả thiết các ion do nước phân li là không đáng kể).
(Trích Đề thi HSG Thành phố Hà Nội năm 1999/2000)
Câu 6: Có 3 ống nghiệm, mỗi ống chứa 2 cation và 2 anion (không trùng lặp giữa các ống nghiệm) trong số các cation và anion sau: NH4+, Na+, Ag+, Ba2+, Mg2+, Al3+, và Cl-, Br -, NO3-, CH3COO-, PO43-, CO32-. Hãy xác định các cation và anion trong từng ống nghiệm.
Câu 7: a) Cho rất từ từ dung dịch A chứa x (mol) HCl vào dung dịch B chứa y (mol) Na2CO3. Sau khi cho hết A vào B ta thu được dung dịch C. Hỏi trong dung dịch C có những chất gì, bao nhiêu mol (tính theo x, y)?
Nếu x = 2y thì pH của dung dịch C là bao nhiêu sau khi đun nhẹ để đuổi hết khí.
b) Một dung dịch chứa a (mol) Na+, b (mol) Ca2+, c (mol) HCO3- và d (mol) Cl-. Hãy lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d và công thức tính tổng khối lượng muối trong dung dịch.
c) Một dung dịch A chứa a (mol) Na+, b (mol) NH4+, c (mol) HCO3-, d (mol) CO32- và e (mol) SO42- (không kể các ion H+ và OH- của nước). Thêm (a + d + e) (mol) Ba(OH)2 vào dung dịch A, đun nóng thu được kết tủa B, dung dịch X và khí Y. Tính số mol của mỗi chất trong kết tủa B, khí Y duy nhất có mùi khai và mỗi ion trong dung dịch X theo a, b, c, d, e.
d) Kết quả xác định nồng độ mol của các ion trong một dung dịch như sau: Na+ : 0,05 ; Ca2+ : 0,01 ; NO3- : 0,01 ; Cl- : 0,04 và HCO3- : 0,025. Hỏi kết quả đó đúng hay sai, tại sao?
Câu 8: Theo định nghĩa mới về axit-bazơ của Bronsted, các chất và ion sau đóng vai trò là axit, bazơ, lưỡng tính hay trung tính? Tại sao?
Na+, Cl-, CO32-, HCO3-, HSO4-, NH4+, C6H5O-, Al3+ [Al(H2O)3+], S2-, Cl-, Zn(OH)2 , Al(OH)3 , K+, CH3COO-.
b) Trên cơ sở của câu a hãy cho biết các dung dịch cho dưới đây có pH lớn hơn hay nhỏ hơn 7:
NaCl ; K2CO3 ; CH3COONa ; NH4Cl ; NaHSO4 ; C6H5ONa ; Na2S ; Al2(SO4)3.
c) Hãy giải thích tại sao nước nguyên chất có pH = 7 và nước cất khi để ngoài không khí một thời gian có pH < 7.
d) Thế nào là muối trung hoà, muối axit. Cho ví dụ. Axit photphorơ (H3PO3) là axit hai lần axit. Vậy hợp chất Na2HPO3 là muối axit hay muối trung hoà?
e) Những loại muối nào dễ bị thuỷ phân? Phản ứng thuỷ phân có phải là phản ứng trao đổi ptoton hay không? Nước đóng vai trò là axit hay bazơ? Cho ví dụ minh hoạ.
f) Viết công thức của phèn nhôm-amoni và xođa? Theo quan niệm mới của Bronsted chúng là axit hay bazơ? Hãy giải thích bằng phương trình phản ứng.
g) Dùng thuyết Bronsted giải thích vì sao Al(OH)3 , H2O , NaHCO3 , (NH4)2CO3 , Zn(OH)2 và (NH2)2CO được coi là những hợp chất lưỡng tính.
Câu 9: a) Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn của dung dịch NaHCO3 với từng dung dịch: H2SO4 loãng, KOH, Ba(OH)2 dư. Trong mỗi phản ứng đó, ion HCO3- đóng vai trò axit hay bazơ. 
(Trích ĐTTS vào Trường ĐHBK Hà Nội năm 1998/1999)
b) Pha loãng 10ml HCl với nước thành 250ml. Dung dịch thu được có pH = 3. Hãy tính nồng độ của HCl trước khi pha loãng và pH của dung dịch đó.
(Trích ĐTTS vào Trường ĐHKTQD năm 1999/2000)
Câu 10: a) Dung dịch HCl có pH = 3. Cần pha loãng dung dịch này (bằng nước) bao nhiêu lần để thu được dung dịch HCl có pH = 4?
b) Cho a mol NO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH. Dung dịch thu được có pH lớn hơn hay bé hơn 7? Tại sao?
c) Cho dung dịch NaOH có pH = 12 (dung dịch A).
- Cần pha loãng dung dịch A bao nhiêu lần để thu được dung dịch NaOH có pH = 11?
- Cho 0,5885 gam muối NH4Cl vào 100ml dung dịch A và đun sôi dung dịch, sau đó làm nguội và thêm một ít phenolphtalein vào. Hỏi dung dịch có màu gì?
Câu 11: a) Sự điện li là gì? Làm thế nào để biết một chất khi tan vào nước có điện li không?
b) Độ điện li là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến độ điện li?
c) Một dung dịch có chứa 3 gam axit CH3COOH trong 250ml dung dịch. Cho biết độ điện li của axit là a = 1,4%.
- Tính nồng độ các phân tử và ion trong dung dịch axit.
- Tính pH của dung dịch axit trên.
(Trích ĐTTS vào Trường Cao đẳng kiểm soát năm 1999/2000)
d) Độ pH là gì? dung dịch HCl có pH = 3. Tính nồng độ ion [H+], [OH-], [Cl-] theo mol/l.
(Trích ĐTTS vào Trường ĐH Thương mại năm 1999/2000)
e) Theo định nghĩa mới về axit, bazơ thì NH3, NH4+ chất nào là axit, chất nào là bazơ? Cho phản ứng minh hoạ, giải thích tại sao NH3 có tính chất đó?
(Trích ĐTTS vào HVCNBCVT năm 1999/2000)
Câu 12: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho AlCl3 và FeCl3 lần lượt vào các dung dịch Na2CO3 và dung dịch KOH dư.
Câu 13: Hoà tan m gam kim loại Ba vào nước thu được 1,5 lít dung dịch X có pH =13. Tính m.
(Trích ĐTTS vào Trường ĐH Thương mại năm 2001/2002)
Câu 14: a) Trộn lẫn 50 ml dung dịch HCl 0,12M với 50 ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính pH của dung dịch thu được.
b) Tính pH của dung dịch CH3COOH 0,1M với a =0,01
Câu 15: Trong một dung dịch có các ion Ca2+, Na+, Mg2+, HCO3-, Cl-. Hãy nêu và giải thích:
a) Trong dung dịch có thể có những chất nào?
b) Khi cô cạn dung dịch thu được những chất rắn nào?
c) Khi nung hỗn hợp chất rắn sau khi cô cạn có thể thu được những chất gì?
(Trích ĐTTS vào Trường ĐHGTVT năm 2000/2001)
Câu 16: a) Tính độ điện li của dung dịch axit HA 0,1M có pH = 3. Việc thêm một ít dung dịch HCl vào dung dịch HA có làm thay đổi độ điện li của axit này không?
(Trích ĐTTS vào Trường ĐHKTQD năm 2000/2001)
b) Các dung dịch trong H2O của từng chất NaCl, Na2CO3 , NH4Cl, Cu(NO3)2, Al2(SO4)3 có pH = 7 lớn hay bé hơn 7? Vì sao?
(Trích ĐTTS vào HVQY năm 2000/2001)
c) Cho từ từ dung dịch AlCl3 vào dung dịch NH4OH thì có hiện tượng gì? Viết phương trình phản ứng. Nếu thay dung dịch NH4OH bằng dung dịch KOH (tỉ lệ số mol AlCl3 : KOH bằng 1 : 3), hiện tượng có gì khác? Viết phương trình phản ứng để giải thích.
(Trích ĐTTS vào Trường ĐH Nông nghiệp I năm 2000/2001)
d) Dùng thuyết điện li giải thích vì sao các chất: Al(NO3), H2O, NaHCO3 được coi là chất lưỡng tính.
(Trích ĐTTS vào Trường ĐH Mỏ địa chất năm 2000/2001)
Câu 17: a) Theo quan điểm mới về axit-bazơ (theo Bronsted) thì phèn nhôm-amoni có công thức là NH4Al(SO4)2.12H2O và xođa có công thức là Na2CO3 là axit hay bazơ. Viết phương trình phản ứng để giải thích.
(Trích ĐTTS vào trường HVCNBCVT năm 2000/2001)
b) Các dung dịch riêng biệt sau đây: Na2CO3 , NH4Cl, KNO3, CH3COONa có môi trường axit, bazơ hay trung tính? Giải thích.
(Trích ĐTTS vào Trường ĐHDL Đông Đô năm 2000/2001)
Câu 18: Cho dung dịch A gồm HCl và H2SO4. Trung hoà vừa hết 1 lit dung dịch A cần 400ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch tạo thành thì thu được 12,9 gam muối khan.
Tính nồng độ mol/l các axit có trong dung dịch A
Tính pH của dung dịch A
Câu 19: a) So sánh pH của các dung dịch có cùng nồng độ mol của HCl và CH3COOH. Giải thích?
So sánh (có giải thích) nồng độ mol của các dung dịch CH3COONa và NaOH có cùng pH.
Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,025M cần cho vào 100ml dung dịch gồm HNO3 và HCl có pH=1,0 để pH của hỗn hợp thu được bằng 2,0.
(Trích ĐTTS vào Trường ĐHSP Hà Nội năm 2001/2002)

File đính kèm:

  • docSu dien li.doc