Một số câu hỏi lí thuyết về phenol và amin

Câu 1: a) Phenol là gì? rượu thơm là gì? lấy ví dụ minh hoạ.

b) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hợp chất thơm có cùng công thức phân tử C7H8O. Trong các chất trên chất nào phản ứng với Na, NaOH, HBr (xt). Hãy viết các phương trình phản ứng.

c) Nêu những phản ứng hoá học chứng tỏ rằng phenol có tính axit mạnh hơn C2H5OH nhưng lại yếu hơn axit cacbonic.

 

doc1 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số câu hỏi lí thuyết về phenol và amin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số câu hỏi lí thuyết về phenol và amin
Câu 1: a) Phenol là gì? rượu thơm là gì? lấy ví dụ minh hoạ.
b) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hợp chất thơm có cùng công thức phân tử C7H8O. Trong các chất trên chất nào phản ứng với Na, NaOH, HBr (xt). Hãy viết các phương trình phản ứng.
c) Nêu những phản ứng hoá học chứng tỏ rằng phenol có tính axit mạnh hơn C2H5OH nhưng lại yếu hơn axit cacbonic.
d) Bằng các phương trình phản ứng hãy chứng minh rằng trong phân tử phenol, gốc –C6H5 có ảnh hưởng đến tính chất của nhóm –OH và ngược lại
Câu 2: A, B là 2 hợp chất hợp chất thơm có cùng công thức phân tử C8H10O và đều không làm mất màu dung dịch Br2.
a) A chỉ tác dụng với Na, không tác dụng với NaOH. Hãy viết các công thức cấu tạo có thể có của A.
B không tác dụng với Na và NaOH. Hãy viết các công thức cấu tạo có thể có của B. 
Câu 3: Cho phenol vào ống nghiệm chứa nước lạnh, dung dịch bị vẩn đục. Đun nóng nhẹ, dung dịch trong suốt. Đặt ống nghiệm vào nước lạnh, dung dịch lại bị vẩn đục. Thêm vào vài giọt dung dịch NaOH, dung dịch trở nên trong suốt. Sau đó sục khí CO2 vào, dung dịch lại vẩn đục. Giải thích hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng.
Câu 4: a) Amin là gì? lấy ví dụ minh hoạ.
b) Bậc của amin và bậc rượu khác nhau thế nào? lấy ví dụ minh hoạ.
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân có cùng công thức phân tử C4H11N và của amin thơm có công thức phân tử C7H9N.
Bằng các phương trình phản ứng hãy chứng minh nhóm –NH2 và nhân bezen trong phân tử anilin có ảnh hưởng lẫn nhau.
Câu 5: Sắp xếp các hợp chất sau đây theo thứ tự giảm dần tính bazơ, giải thích.
C6H5NH2; C2H5NH2; (C6H5)2NH; (C2H5)2NH; (C2H5)3N; NaOH; NH3; CH3NH2.
Câu 6: Cho vài giọt anilin vào nước thấy dung dịch vẩn đục, thêm HCl vào dung dịch trở nên trong suốt, thêm tiếp dung dịch NaOH vào dung dịch lại vẩn đục. Giải thích hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng.
Câu 7: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất trong mỗi dãy sau:
Phenol và rượu benzylic.
Phenol, rượu benzylic và toluen.
Phenol, anilin, benzen.
Câu 8: a) Chỉ dùng dung dịch HCl hãy phân biệt 3 dung dịch NH4HCO3; NaAlO2; C6H5ONa; và 3 chất lỏng C2H5OH; C6H6; C6H5NH2 đựng trong 6 lọ mất nhãn.
Chỉ dùng quì tím hãy nhận biết 3 chất đựng trong 3 lọ mất nhãn: 
CH3COOH; CH3NH2 và C2H5OH
Câu 9: bằng phương pháp hoá học hãy tách từng chất riêng rẽ ra khỏi hỗn hợp gồm:
Phenol và rượu n-butylic.
Phenol, benzen, anilin.
Câu 10: Từ CaC2 cùng các chất vô cơ và các điều kiện cần thiết hãy viết phương trình phản ứng điều chế:
Phenol.
Anilin.
Axit picric (2,4,6-trinitrophenol).
Nhựa phenolfomandehit.

File đính kèm:

  • docPhenol-amin.doc