Một số biện pháp xây dựng môi trường thân thiện trong trường, lớp mầm non

Mục lục . 2

A. Mở đầu . 3

 I/ Đặt vấn đề (Lý do chọn đề tài) 3

 2.1 Thực trạng của vấn đề

 2.2 Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới

 2.3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

II/ Phương pháp tiến hành . 7

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn

2. Các biện pháp tiến hành

B. Nội dung 11

I/ Mục tiêu . 11

II/ Mô tả giải pháp của đề tài 12

1. Thuyết minh tính mới

2. Khả năng áp dụng

3. Lợi ích kinh tế - xã hội

C. Kết luận 15

 

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp xây dựng môi trường thân thiện trong trường, lớp mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó học hỏi những trẻ em trong trường, đọc sách tham khảo, phục vụ tót cho việc hướng dẫn trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm.
 Mặt khác những năm học vừa qua, thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới cô giáo thường hay tổ chức những hoạt động khai thác theo chủ đề theo từng lĩnh vực phát triển như: phát triển nhận thức, phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội,Mỗi một chủ đề, mỗi lĩnh vực tôi đều kết hợp và giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm mỗi ngày một tý, một mảng khác nhau để cho trẻ lĩnh hội được những kiến thức mà trẻ đã học.
 Đề tài “Dạy trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm luôn luôn được thay đổi hình thức dạy để tạo cho trẻ sự hào hứng, thích những điều mới lạ, phần nữa để không phải mất nhiều tiền trong quá trình sử dụng năng lượng và nguồn năng lượng mỗi ngày còn để dành cho thế hệ tương lai.
	* Khó khăn
	Tài liệu cho trẻ biết tiết kiệm năng lượng chưa phong phú nên tôi còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và sưu tầm. Tài liệu này đôi lúc chưa đồng bộ nên thời gian tôi dành để đọc tài liệu cần nhiều hơn mà công việc chăm sóc trẻ đôi lúc còn bận rộn nên có lúc tôi cũng còn lúng túng chưa chuẩn bị kỹ các trò chơi các bài tập để trẻ thực hành trong giờ học được sinh động hơn.
 Bản thân tôi cũng có những khó khăn riêng về vấn đề thời gian. Công việc ở trường chăm sóc và giáo dục trẻ vào ban ngày đã mất hết thời gian, ban đêm tôi còn lo cho con nhỏ và gia đình nên việc sưu tầm các câu chuyện, bài thơ không được thuận tiện lắm. Nhưng với tấm lòng yêu trẻ tôi đã cố gắng và tìm ra những biện pháp giúp trẻ mầm non sử dụng năng lượng tiết kiệm.
 Để khắc phục tình trạng khó khăn trên nhằm từng bước nâng cao chất lượng cho trẻ qua hoạt động cho trường mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện theo hướng tích hợp với tinh thần lấy trẻ làm trung tâm tôi đã tìm những biện pháp giúp trẻ hứng thú trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm
 2. Các biện pháp tiến hành thời gian và biện pháp :
 Tôi tiến hành việc “dạy trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm” đồng bộ vào nhiều hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ như :Hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động dạo chơi tham quan ngoài trời, hoạt động ăn ngủ, vệ sinh,
 Thời gian tiến hành từ năm học 2010-2011 đến nay 
B. Nội dung
 I. Mục tiêu:
“Một số biện pháp dạy trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm” giúp trẻ có những trải nghiệm mới về lợi ích từ việc trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm.Từ đó trẻ biết yêu mến giữ gìn nguồn tài nguyên năng lượng cho mình và cho cộng đồng và xa hơn là cho thế hệ sau.
“Dạy trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm” giúp trẻ tự tin trong những hoạt động, công việc của mình. Trẻ vừa học vừa chơi phát huy khả năng sáng tạo,rèn luyện trí tuệ củng cố những kiến thức kỹ năng trẻ đã có, làm giàu vốn kinh nghiệm sống đã có của trẻ và quan trọng là trẻ biết chấp hành 1 số nội quy, quy tắc trong xã hội giúp trẻ rèn luyện nhân cách.
 “Dạy trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm” cũng là một biện pháp rất hữu hiệu trong việc giúp cô giáo triển khai việc học lấy trẻ làm trung tâm. Cô hướng dẫn gợi ý còn trẻ tự mình tìm tòi trải nghiệm và rút ra kết luận.
 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP PHÁT MINH CỦA ĐỀ TÀI:	
 a. Một số biện pháp giáo dục trẻ mầm non sử dụng năng lượng tiết kiệm bằng những việc làm thiết thực gần gũi với thiên nhiên:
 - Phân loại rác hữu cơ và vô cơ là một biện pháp thực hành tiết kiệm năng lượng một cách hiều quả. Nhìn qua nước Nhật để người dân thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn nghiêm túc, chính xác, công việc tưởng như đơn giản nhưng họ đã tốn mất năm mươi năm. Mãi đến khi họ xây dựng một giải pháp mới đó là dạy phân loại rác bắt đầu từ trẻ mầm non thì việc phân loại rác mới đạt được kết quả thành công mỹ mãn. Vậy thì không có lý do gì ta không học từ bạn kinh nghiệm quý báu này. Dạy trẻ phân loại rác từ lúc trẻ còn ở bậc học mầm non. Cô giúp trẻ hiểu rác hữu cơ dễ phân hủy ta đem về nhà máy làm phân bón cho cây trồng. Rác vô cơ khó phân hủy như túi ni-lon, nhựa, chai lọ,Ta xử lí riêng để trẻ dễ ghi nhớ những rác hữu cơ và vô cơ cô có thể cho trẻ học những câu thơ ngắn có vần điệu gần gũi vui tươi. 
“Những rác hữu cơ
Như cành cây mục 
Xác của gia súc 
Bã chè cà phê
Giấy vụn cac-tôn
Nằm lòng bé nhớ
Còn rác vô cơ
Như là chai lọ
Ni-lon xanh đỏ
Nước yến lon bia
Bạn nhớ phân chia
Rạch ròi hai thứ.”
Trong quá trình sử dụng túi ni-lon ta cũng cần nên tiết chế sử dụng và hạn chế đến mức tốt nhất có thể vì không có lẽ nào một túi ni-lon tuổi thọ sử dụng có lúc chỉ là 5-10 phút mà thời gian phân hủy tốn hơn cả trăm năm quả là đáng tiếc.
 Có phương pháp thu hồi và tái chế rác thải rắn như nhựa, chai lọ làm thành những đồ chơi rất ngộ nghĩnh như các con vật, bàn ghế,
 Tái sử dụng vật dụng từ rác thải rắn làm giảm thiểu lượng rác thải đáng kể ra môi trường, Mặt khác ta cũng không phải bỏ tiền mua các nguyên vật liệu mà chỉ cần bỏ ra ít thời gian và một chút suy nghĩ thì sản phẩm được làm ra sẽ vô cùng phong phú và đa dạng, mẫu mã đẹp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non
Tham gia làm tuyên truyền viên, mang đến những kiến thức, hành vi BVMT cho phụ huynh và học sinh. Vận động phụ huynh tham gia vào việc tạo môi trường xanh sạch đẹp cho trẻ hoạt động. Phụ huynh thống nhất với các nội dung, hình thức phối hợp của giáo viên, hưởng ứng tốt việc đóng góp cây cảnh để xây dựng góc thiên nhiên tại lớp học.
Sáng kiến được thực hiện bao gồm các hoạt động cụ thể sau:
 a. Tham gia các hoạt động bảo vệ,giữ gìn vệ sinh trường lớp
+ Thường xuyên quét dọn sân trường , thay nước hồ cá đan xen trồng cỏ, hoa, cây cảnh, tưới nước,sắp xếp các chậu cây cảnh, phát quang cây rậm tạo cảnh quan đẹp, tạo môi trường tốt cho trẻ hoạt động hàng ngày. Cảnh quan đẹp đó đã tạo ấn tượng tốt về môi trường sạch đẹp,làm cho mọi người có mong muốn được thể hiện hành vi bảo vệ môi trường, góp phần lớn vào việc giải quyết thực trạng vệ sinh trong sân trường.
+ Xin nhà trường cấp thêm các thùng rác đặt xung quanh để trẻ nhặt rác bỏ vào thùng, không xả rác bừa bãi là một việc làm đương nhiên và cần thiết, tạo ý thức giữa gìn cảnh quan môi trường đối với phụ huynh và học sinh hàng ngày đến trường.
b. Giáo dục trẻ ý thức vệ sinh môi trường thân thiện với thiên nhiên:
+ Tổ chức hoạt động để trẻ tham gia thu gom rác thải, nhặt lá rụng, thu dọn, làm sạch trong sân trường, trước cổng trường và trong sân chơi. Sau khi nhặt rác giáo dục trẻ biết rửa tay bằng xà phòng theo hướng dẫn của bộ y tế.
Hoạt động nhặt rác của trẻ nên được tiến hành thường xuyên, có tác động tốt đến nhận thức của trẻ về giữ gìn vệ sinh môi trường trong cộng đồng, không vứt rát bừa bãi trước cổng trường học.
c. Tham dự hội thi “ Làm đồ dùng, đồ chơi bằng nguyên liệu phế thải” hạn chế chất thải rắn.
Tham dự hội thi làm ĐDĐC , làm thùng rác bằng nguyên vật liệu phế thải do nhà trường tổ chức đồng thời giáo viên phối hợp với phụ huynh tận dụng nguyên vật liệu phế phẩm để làm đồ chơi cho các cháu, góp phần làm giảm rác thải ra môi trường. Gia đình kết hợp với cô giáo giáo dục trẻ biết tiết kiệm, yêu lao động, có kỹ năng thao tác trong hoạt động tạo hình, làm ra sản phẩm. như vậy giáo viên cũng như gia đình sẽ tiết kiệm một phần kinh phí mua sắm đồ chơi, tăng nguồn đồ dùng đồ chơi tự làm bằng nguyên vật liệu phế phẩm, nguyên liệu thiên nhiên, làm phong phú nguồn đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động vui chơi, học tập của trẻ. Bên cạnh đó, sẽ tạo cho phụ huynh và học sinh biết tiết kiệm, không lãng phí nguồn vật liệu thiên nhiên và phế phẩm đã qua sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
B. PHẦN NỘI DUNG:
I. MỤC TIÊU:
* Đối với trẻ: Giáo dục cho trẻ có ý thức và hành động tự giác giữ gìn môi trường thân thiện với thiên nhiên ngay từ ngày đầu tiên bước chân đến trường và thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Tạo điều kiện để trẻ trực tiếp tham gia các việc làm cụ thể hàng ngày, hàng tuần về xây dựng lớp học trường học của mình ngày càng xanh sạch đẹp hơn (trồng cây, chăm sóc cây, vệ sinh trường lớp,).
* Đối với giáo viên: Giáo viên giúp học sinh hiểu rõ một số yêu cầu về xây dựng và giữ gìn trường học thân thiện; thực hiện có hiệu quả việc khai thác nội dung kiến thức giáo dục môi trường thông qua các môn học trong chương trình giảng dạy. Ngoài kế hoạch của trường, giáo viên chủ động thực hiện các hoạt động xanh-sạch-đẹp của lớp phụ trách; gương mẫu trước học sinh về việc giữ gìn xây dựng bảo vệ môi trường thân thiện.
Xuất phát từ những mục tiêu trên mà bản thân tôi nhận thấy nhiệm vụ trước mắt cần phải giải quyết đó là: 
+ Thứ nhất là cung cấp cho trẻ biết một số kiến thức cơ bản ban đầu về môi trường, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, tác động tích cực và tiêu cực của môi trường đến đời sống con người. 
+ Thứ hai là  phải cho trẻ thấy được trường học là một nơi có môi trường thân thiện; được học tập vui chơi trong môi trường này thì chắc chắn các em sẽ biết giữ gìn bảo vệ môi trường và thân thiện với tự nhiên. 
+ Thứ ba là hình thành cho trẻ thói quen và các hành vi tốt và tự giác thực hiện, GV dự kiến kế hoạch và hướng dẫn, hỗ trợ giúp học sinh tự nhận thấy và chủ động tham gia công việc. Phải làm cho trẻ thật sự có hành vi và thói quen đúng đối với môi trường các em đang sống, và không ai giữ gìn bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp tốt hơn bằng chính các em. Mặt khác xây dựng cho trẻ môi trường thân thiện với con người qua lời nói lễ phép với người bề trên. Hòa nhã nhường nhịn với bạn bè trong lớp, đối xử công bằng với trẻ như nhau nhằm tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, tự tin yêu mến trường lớp và thích đi học hơn.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
1. Thuyết minh tính mới:
Bản thân giáo viên rất quan tâm đến việc làm thế nào để xây dựng môi trường thân thiện cho trẻ, xem đây là nhiệm vụ không kém phần quan trọng trong từng năm học. Tuy nhiên trong thực tế, giáo viên vẫn chưa thực sự tạo được cảnh quan môi trường tốt đẹp cuốn hút học sinh. Vì vậy, xin nêu ra một số nội dung và giải pháp xây dựng trường, lớp thân thiện để mọi người cùng tham khảo. 
* Nội dung thân thiện với môi trường: 
+ Trồng một ít cây cảnh, chậu cảnh hoặc kêu gọi phụ huynh đóng góp cây xan

File đính kèm:

  • docSSKKN.doc
Giáo án liên quan