Một số biện pháp trong dạy học lịch sử ở vùng đặc biệt khó khăn

 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ ở một phần công học tập của các cháu”. Bởi thế hệ trẻ chính là những mầm non tương lai của đất nước. Muốn những mầm non ấy có thể cứng cáp, vững vàng trụ vững trước “phong ba bão táp” thì giáo dục của chúng ta phải trang bị cho các em đầy đủ “đức, trí, thể, mĩ”, một kiến thứ toàn vẹn và một kĩ năng sống vững vàng.

 Cuộc sống ngày nay thay đổi và tiến lên từng giờ. Đó là cơ hội và cũng là thách thức đối với tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Học sinh ngày nay không còn học vài môn như trước kia mà phải học một lượng kiến thức khá lớn thuộc rất nhiều các bộ môn, các lĩnh vực. Đó là điều thuận lợi, cần thiết nhưng cũng là gánh nặng đối với các em. Nó sẽ dẫn tới việc học lệch, chú ý môn này và lơ là môn khác. Những môn xưa nay vẫn được coi là chính như:Toán, Văn, Anh, Lí, Hóa thường được nhà trường, phụ huynh, học sinh chú trọng, đầu tư thời gian và công sức. Những môn còn lại đa số học sinh học qua loa, chống đối, trong khi mọi môn học đều cung cấp cho các em những mảng kiến thức và kĩ năng sống khác nhau giúp cho sự phát triển toàn vẹn của học sinh

doc17 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp trong dạy học lịch sử ở vùng đặc biệt khó khăn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyện cũng như các huyện khác, phải vừa học, vừa khuyến khích, động viên về mặt tinh thần.
 *Thứ năm, không tham truyền thụ nhiều, cung cấp tri thức mà phải chắt lọc, chấp nhận cung cấp lượng kiến thức ít, vừa phải nhưng khắc sâu để học sinh nhớ lâu còn hơn cung cấp nhiều nhưng loãng gây tâm lí mệt mỏi, quá tải cho học sinh khi học bài.
 VD:Khi dạy Lịch sử 9 chương III. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ 1945 đến nay. Giáo viên chỉ cần cho học sinh nắm được một số vấn đề chính:
 1.Nguyên nhân sự phát triển cực kì mạnh mẽ của Mĩ sau chiến tranh.
 2.Sự phát triển thần kì của Nhật Bản.
 3.Xu thế liên kết khu vực của các nước Tây Âu.
 =>Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu trở thành 3 trung tâm kinh tế-chính trị lớn của thế giới.
 *Thứ sáu, trong quá trình giảng dạy, giáo viên nên đơn giản hóa các kiến thức trong sách giáo khoa sao cho phù hợp, gần gũi với đời sống sinh hoạt của học sinh; Đôi khi, giáo viên phải chấp nhận làm mất đi một chút tính mô phạm sư phạm để lời nói, lời giảng gần gũi như là trò truyện những vấn đề rất thật, rất gần với đời sống hàng ngày của học sinh.
 VD: Khi dạy Lịch sử 9 . Bài 18-Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Khi nói về yêu cầu tất yếu phải hợp nhất ba tổ chức cộng sản, Giáo viên có thể có ví dụ rất vui để hỏi học sinh:
 - Nếu trong gia đình có 3 bà vợ thì sẽ dẫn tới những hậu quả gì? 
 +Cãi cọ, ganh tị, tranh giành, đấu đá, làm phân tán, chia rẽ, thù địch...
 -Vậy giải quyết vấn đề đó như thế nào? 
 +Mỗi gia đình chỉ có một vợ, một chồng.
 -Từ đó liên hệ dẫn tới yêu cầu của cách mạng Việt Nam lúc này là gì? 
 +Hợp nhất 3 tổ chức.
 Những cách dẫn dắt vấn đề như trên không phải mới, không đặc biệt nhưng lại có tác dụng làm học sinh thấy vui, nhớ lâu và thấy hứng thú.
 Hoặc khi giảng về “Chiến tranh lạnh” sau khi đã đưa ra và giải thích khái niệm, giáo viên có thể khắc sâu bằng cách: Hai người chơi với nhau rất thân (hoặc yêu nhau) nhưng vì một lí do nào đó giận nhau và ngừng không chơi với nhau nữa. Tuy vậy hai người vẫn âm thầm quan sát, tìm hiểu xem đối phương của mình phản ứng như thế nào trước thái độ, cử chỉ, lời nói, hành động của mình. Từ đó lại đưa ra những phương án khác nhau để đáp lại những phản ứng đó.Vì vậy, “Chiến tranh lạnh” là cuộc chiến tranh không chạy đua vũ trang, dai dẳng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
 Đối với học sinh các lớp lớn như lớp 8, 9, giáo viên có thể lấy những ví dụ cụ thể như vậy về tình bạn, tình yêu, gia đình...vì lúc này nhận thức của các em đã có nhiều thay đổi, tiến bộ và sâu sắc; Những quan niệm về cuộc sống, hôn nhân, gia đình đã bước đầu hình thành. Những ví dụ thực tế giúp các em thấy rằng việc học môn Sử hay các môn học khác không phải chỉ là để biết những kiến thức đâu đâu mà nếu để ý một chút các em hoàn toàn có thể vận dụng nó vào trong cuộc sống, trong cách đối nhân xử thế sao cho hợp lí nhất. Đó là cách vừa học vừa hành, vừa vận dụng vào thực tế để rèn luyện cho học sinh cả tri thức và nhân cách - Những mục tiêu hàng đầu của giáo dục chúng ta.
 Đối với học sinh các lớp bé hơn như lớp 6, 7 cũng cách đó nhưng chúng ta thay đổi cách vận dụng. Ví dụ: khi dạy Lịch sử 6- Bài :Khởi nghĩa hai Bà Trưng. Để nói về nguyên nhân hai Bà Trưng nổi dậy, giáo viên có thể ví dụ: Gia đình em đang sống rất vui vẻ, hạnh phúc. Cả nhà chăm chỉ làm kinh tế, trồng cấy, chăn nuôi rất nhiều hoa màu, súc vật nhưng có một số người xấu ganh tị, ghen ghét, thường xuyên tìm cách phá hoại hoa màu, vật nuôi và còn gây thương tích đối với người thân trong gia đình.Vậy phản ứng của những người thân trong gia đình là gì?
 Học sinh có thể thảo luận và đưa ra nhiều phương án khác nhau.
 +Cương quyết ngăn chặn mọi hành động phá hoại.
 +Kết hợp với nhiều người trong gia đình, họ hàng để đối phó.
 +Kết hợp với làng xóm, chính quyền địa phương kiên quyết trấn áp...
 Từ đó có thể thấy:Có áp bức thì phải có đấu tranh, không ai cam chịu sự bất công, đè nén quá đáng. Mở rộng ra là lòng tự hào dân tộc, ý chí độc lập, tự cường...
 *Thứ bảy, việc đổi mới phương pháp, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh phải được thực hiện một cách từ từ và linh hoạt. Học sinh vùng khó khăn ít có điều kiện giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài, ngôn ngữ phổ thông nhiều khi chưa thông thạo, kĩ năng tự nhiên trình bày một vấn đề trước chỗ đông người còn rất nhiều hạn chế nên phải kết hợp hài hòa giữa kiểu dạy truyền thống (đọc-chép) và phát huy tính tích cực của học sinh. Có những đơn vị kiến thức vẫn phải đọc cho các em ghi, hướng dẫn các em chủ động tìm hiểu kiến thức đơn giản, dễ hiểu nhất để các em làm quen dần. Điều này đòi hỏi giáo viên phải thật linh hoạt trong quá trình tổ chức các hoạt động cho học sinh. Giáo viên phải nắm vững các đối tượng học sinh mình giảng dạy, nắm sơ lược kĩ năng, tính cách của từng học sinh để giao nhiệm vụ hợp lí .
 Phương pháp học tập, thảo luận theo nhóm là một phương pháp rất hay nhưng với học sinh vùng 135 thì rất khó thực hiện .Vì vậy không nhất thiết lúc nào cũng phải đưa phương pháp này vào giảng dạy. Chỉ những bài thật phù hợp giáo viên mới sử dụng. Và khi sử dụng phương pháp này, giáo viên phải chia nhóm chủ yếu theo trình độ, số lượng các nhóm vừa phải, trong nhóm có đủ cả khá, trung bình, yếu.Việc hướng dẫn hoạt động theo nhóm phải phải được phân công cụ thể, chi tiết, vấn đề đưa ra phải dễ hiểu và nằm trong khả năng của học sinh. Yêu cầu về trình độ chủ yếu là nhận biết và thông hiểu.
 Khi chuyên môn nhà trường hay thanh, kiểm tra của Phòng giáo dục hoặc Sở giáo dục cũng nên tiến hành đánh giá giờ dạy theo đặc trưng vùng miền như vậy để tạo sự thoải mái cho giáo viên và học sinh, không nên yêu cầu quá cao theo chuẩn mực chung như đối với các vùng thuận lợi khác.
 *Thứ tám, Lịch sử là một môn học tương đối khó vì các kiến thức, sự kiện đã diễn ra trong quá khứ từ rất lâu. Cộng thêm vào đó học sinh phải nắm một hệ thống kiến thức của các nước, khu vực từ khi hình thành, trải qua một quá trình phát triển cho tới nay. Đây là một điều rất khó. Học sinh phải có khả năng tổng hợp, khái quát cao mới có thể nắm vững được kiến thức. Bên cạnh đó việc nhớ các sự kiện, mốc thời gian cũng rất quan trọng nên giáo viên có thể gợi ý cho các em một số cách nhớ. Ví dụ: Gắn sự kiện với những mốc thời gian của bản thân như: ngày, tháng, năm sinh của mình hoặc bạn bè, người thân, những sự kiện đáng nhớ trong cuộc sống của mình hay học thuộc các câu thơ, bài thơ nói về các sự kiện.Ví dụ: để nhớ ngày chiến thắng Điên Biên Phủ, học sinh có thể học thuộc câu thơ của Tố Hữu:
 Chiều mùng bảy tháng năm.
 Một chiều hè lịch sử
 Bố kể chuyện Điện Biên
 Bộ đội mình chiến thắng...
 Hay để nhớ về ngày Cách mạng tháng Tám thành công, học sinh có thể hát bài hát: Mười chín tháng Tám ánh sao tự do đem tới, cờ bay nơi nơi, muôn ánh sao vàng, máu ta tươi hồng trên lá cờ bay khắp chốn giang san...”
 Hoặc giáo viên có thể kể các câu chuyện vui, những mẩu chuyện lịch sử để học sinh nhớ lâu, khắc sâu kiến thức: khi dạy về Nhật Bản để giải thích vì sao Nhật Bản có được sự phát triển thần kì, giáo viên có thể minh họa cho các nguyên nhân bằng ví dụ về nền giáo dục của Nhật: 94% trẻ em Nhật tiếp tục học trung học cho đến tú tài, đạt tỉ lệ cao nhất thế giới. Trong các cuộc thi học sinh giỏi thế giới hay trắc nghiệm kiểm tra độ thông minh, học sinh Nhật thường xếp vị trí cao nhất. Dù lợi hay không thì ở Nhật sự cạnh tranh thường bắt đầu ngay từ trong nôi. Để hi vọng có thể vào được một trong các trường đại học có tiếng nhất, các em được chuẩn bị ngay từ Tiểu học.Các bậc cha mẹ thường đưa các em vào cơn bão táp cạnh tranh ngay từ lớp mẫu giáo.
 *Thứ chín, việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học trong Lịch sử rất quan trọng. Khi dạy về các địa danh trong nước hoặc trên thế giới, với học sinh vùng khó khăn, điều kiện giao lưu, tiếp xúc ít thì việc nắm vị trí các địa danh là rất khó. Nếu giáo viên thường xuyên sử dụng bản đồ, lược đồ thì học sinh rất dễ trong việc xác định vị trí, dễ hình dung và nhớ lâu .Hoặc với những chiến dịch, những cuộc khởi nghĩa, nếu chỉ tường thuật không vừa không gây được sức hấp dẫn, vừa khiến học sinh khó tưởng tượng .Sử dụng bản đồ, lược đồ giúp các em có khả năng quan sát, phân tích, nhận định, đánh giá khoa học, chính xác hơn .
 Thực tế cho thấy giáo viên thường rất ngại sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học (đặc biệt ở vùng khó khăn). Qua những tiết sử dụng đồ dùng và để ý, tìm hiểu tâm lí học sinh, tôi nhận thấy học sinh rất thích những giờ học có đồ dùng. Các em chú ý hơn, tập trung hơn vào bài học và tính tò mò, sáng tạo, ham tìm hiểu cũng tăng lên.
 Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có đủ đồ dùng cho tiết học, giáo viên có thể khắc phục bằng cách tự làm đồ dùng hoặc minh họa bằng hình vẽ trên bảng. Giáo viên cũng có thể có những cách so sánh, ví von ngộ nghĩnh bằng hình ảnh để chứng minh, giải thích, minh họa cho một khái niệm, sự kiện nào đó những cách như vậy thường gây được ấn tượng cho học sinh và kiến các em có hứng thú hơn với việc học.
 *Thứ mười, Miền Đồi là một xã khó khăn của huyện Lạc Sơn, do ở khá tách biệt, đường xá đi lại không thuận lợi nên việc giao lưu, tiếp xúc với các vùng, các trường khác là rất hiếm. Tuy vậy, đặc trưng của Miền Đồi là rất thích các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao mang tính quần chúng vui vẻ.Chính vì vậy ở nhà trường trong việc thu hút hứng thú học tập của học sinh thì tổ chức các buổi ngoại khóa là rất bổ ích .Thực tế trong những năm giảng dạy ở Miền Đồi, nhà trường kết hợp cùng tổ Xã hội (chủ yếu là môn Văn +Sử) đã tổ chức rất nhiều những hoạt động cho học sinh nhân kỉ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc vận động như tổ chức: “Đêm thơ” với chủ đề anh bộ đội qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; Chương trình “Rung chuông vàng”với những kiến thức chủ yếu về Lịch sử từ dựng nước tới nay để phù hợp với các học sinh từ khối 6 đến khối 9. Những ngày như 3/2, 26/3 nhà trường cũng tổ chức các hoạt động tìm hiểu về truyền thống Đảng, Đoàn. Đặc biệt trong năm học 2010 - 2011 nhân kỉ niệm 46 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước và 121 năm kỉ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ xã hội đã tổ chức một buổi ngoại k

File đính kèm:

  • docSANG KIEN GIAO DUC MON LICH SU.doc
Giáo án liên quan