Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử lớp 7 tại trường THCS Lạc Hòa

MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 3

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3

1. Giải thích thuật ngữ 5

2. Nhận ra sự giống nhau và khác nhau 5

3. Khái quát nội dung bằng giàn ý 8

III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 19

1. Kết quả 19

2. Bài học kinh nghiệm 19

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử lớp 7 tại trường THCS Lạc Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tượng được đưa ra.
Ví dụ: Có thể so sánh nội dung của các bộ luật thời Lý (Hình thư), Trần(Quốc triều hình luật), Lê Sơ (Hồng Đức) về nội dung để thấy sự tiến bộ qua từng triều đại – vấn đề cần đạt tới.
 Để sử dụng so sánh có hiệu quả, cần kèm theo việc trao đổi và thảo luận của học sinh. Để học sinh tập trung ghi nhớ những điểm giống nhau và khác nhau nào đó, sau khi học sinh tìm hiểu xong, giáo viên cần kết luận và khái quát. Nếu mục tiêu bài học là khuyến khích những ý kiến phong phú của học sinh thì giáo viên cần để cho học sinh tự khái quát.
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần sử dụng phương pháp so sánh sao cho phù hợp mới mang lại hiệu quả cao:
Thứ nhất: Nếu đó là một đơn vị bài học cụ thể, nội dung đơn giản thì các tiêu chí so sánh cũng phải đơn giản(ít tiêu chí), đó có thể là một hoặc hai tiêu chí, so sánh giữa bài này với bài khác hoặc trong một bài, 
Ví dụ 1: dạy bài 4 – TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN, mục 1 – Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Theo em xã hội phong kiến ở Trung Quốc hay ở châu Âu hình thành sớm hơn? Cụ thể?
Học sinh dễ dàng trả lời: XHPK ở Trung Quốc hình thành sớm hơn, vào thế kỉ III TCN, còn ở châu Âu mãi đến thế kỉ V mới hình thành.
Từ đó giáo viên kết luận.
Tương tự như vậy, giáo viên có thể cho học sinh so sánh thời gian hình thành xã hội phong kiến của châu Âu, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Việt Nam ở các bài tiếp theo. Theo đà đó các em sẽ không cần cố ý ghi nhớ cũng sẽ nhớ vì thông tin được lặp lại nhiều lần.
Sau mỗi câu hỏi giáo viên phải đưa ra kết luận cuối cùng cho học sinh.
Thực tế nhiều học sinh khi học xong chương trình lịch sử lớp 7 không trả lời câu hỏi về thời gian hình thành xã hội phong kiến như trong chương trình. Cho nên việc cho học sinh nắm điều này là rất quan trong. Và so sánh đã góp phần giải quyết được vấn đề này.
Ví dụ 2: Cũng trong bài 4 nhưng ở mục 2 – Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán, giáo viên cho học sinh so sánh thời gian tồn tại của nhà Tần và nhà Hán. Từ đó đi vào tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng đó.
Thứ hai: Đơn vị bài học là những bài khái quát, ôn tập thì nội dung so sánh cần phức tạp hơn, nhiều tiêu chí hơn. Các tiêu chí đó khái quát cho một phần hay cả một chương. Giáo viên cần sắp xếp những điểm giống nhau và khác nhau thành một bảng hay biểu đồ sẽ giúp học sinh hiểu tốt hơn và sử dụng kiến thức đó tốt hơn.
Trong dạng đơn vị bài học này để không mất thời gian giáo viên nên sử dụng bảng phụ trên đó kẻ bảng và ghi các tiêu chí so sánh. Giáo viên chỉ đặt câu hỏi để học sinh lên bảng điền thông tin, từ đó tìm ra tri thức mới.
Ví dụ 1: Dạy bài 7 – Những nét chung về xã hội phong kiến, giáo viên có thể đưa ra bảng sau:
Những đặc điểm
Cơ bản
XHPK 
phương Đông 
XHPK 
châu Âu
Nhận xét
Thời kì hình thành
Thời kì phát triển
Thời kì khủng hoảng và suy vong
Cơ sở kinh tế
Các giai cấp cơ bản
Phương thức bóc lột
Thể chế nhà nước
Trên cơ sở này giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trình bày từng tiêu chỉ so sánh. Từ đó cho học sinh rút ra nhận xét, bổ sung. Giáo viên kết luận. Như vậy cơ bản giải quyết được vấn đề của bài học rõ ràng, ngắn gọn.
	Nội dung cụ thể của bảng:
Những đặc điểm
Cơ bản
XHPK 
phương Đông 
XHPK 
châu Âu
Nhận xét
Thời kì hình thành
Từ thế kỉ III TCN đến khoảng thế kỉ X
Từ thế kỉ V TCN đến thế kỉ X
XHPK phương Đông hình thành sớm hơn XHPK ở châu Âu
Thời kì phát triển
Từ thế kỉ V đến thế kỉ XV
Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV
XHPK phương Đông phát triển chậm chạp
Thời kì khủng hoảng và suy vong
Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
Từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XV
Thời kì khủng hoảng và suy vong của XHPK phương Đông kéo dài
Cơ sở kinh tế
Nông nghiệp khép kín trong công xã nông thôn
Nông nghiệp khép kín trong lãnh địa phong kiến
Cư dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp
Các giai cấp cơ bản
Địa chủ và nông dân lĩnh canh
Lãnh chúa phong kiến và nông nô
Phương thức bóc lột
Địa tô
Thể chế nhà nước
Quân chủ
Ví dụ 2: bài 17 – Ôn tập chương II và chương III, phần bài tập về nhà, giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà lập bảng
Thành tựu
Thời Lý
Thời Trần
Nhận xét
Kinh tế
Văn hóa
Giáo dục
KH – NT
Pháp luật
Sau khi giải quyết các vấn đề trên lớp giáo viên yêu cầu học sinh trình bày phần bài tập về nhà. Những học sinh khác nhận xét, bổ sung. Cuối cùng giáo viên kết luận và đưa ra bảng đáp án đúng cho bài tập này.
“Nhận ra sự giống nhau và khác nhau” rất dễ sử dụng và mang lại hiệu quả cao. Sử dụng nó giáo viên có thể phát huy khả năng nhận biết, đánh giá, nhận xét vấn đề của học sinh.
3. Khái quát nội dung bằng giàn ý(biện pháp này chỉ vận dụng trong phần LỊCH SỬ VIỆT NAM).
Trong quá trình học sinh học phần Tập làm văn ở môn Ngữ văn, giáo viên thường cho học sinh nắm giàn bài ở mỗi thể loại (tự sự, nghị luận, thuyết minh, ), trên cơ sở đó học sinh làm bài tập làm văn tốt hơn. Ngữ văn là môn học có tính trừu tượng cao hơn lịch sử mà vẫn vận dụng dàn ý vậy tại sao ta không áp dụng biện pháp này vào dạy học lịch sử - môn học có tính thực tế cao hơn?
	Việc sử dụng giàn ý trong dạy học lịch sử lớp 7 là điều hoàn toàn mới mẻ. Và có lẽ có người cho rằng đây là việc làm không hợp lí, thậm chí không hiệu quả, chỉ mất thời gian, 
	Thực tế không phải như vậy, với cách làm này giáo viên sẽ phát huy được nhiều phẩm chất, đặc biệt là vai trò chủ thể của các em trong học tập. Trên cơ sở dàn ý học sinh sẽ chủ động tìm ra tri thức không cần sự can thiệp nhiều từ giáo viên. Từ đây giáo viên có thể đi sâu vào vấn đề giúp học sinh nắm vững tri thức hơn.
	Tuy nhiên trong lịch sử 7 không phải ở nội dung nào cũng có thể khái quát được thành dàn ý mà chỉ có một số nội dung sau có thể khái quát thành giàn ý: kinh tế, xã hội, văn hóa, một cuộc kháng chiến (hoặc khởi nghĩa),  bởi đây là những nội dung tương đối ổn định, không có thay đổi nhiều.
	Khi sử dụng biện pháp này trong những tiết đầu giáo viên làm mẫu để học sinh có thể học theo. Những tiết tiếp theo giáo viên chỉ việc hướng dẫn học sinh tự thực hiện theo dàn ý.
	Dàn ý một số nội dung:
 Kinh tế
a. Nông nghiệp:
	- Ruộng đất thuộc sở hữu của ai? Do ai sử dụng?
	- Các chính sách về nông nghiệp?
	- Kết quả như thế nào?
b. Thủ công nghiệp:
	- Thủ công nghiệp nhà nước như thế nào? Có những nghề nào?
	- Nghề thủ công trong nhân dân ra sao? Có những nghề nào?
c. Thương nghiệp:
	- Chợ búa, các trung tâm buôn bán hình thành ở đâu?
	- Những trung tâm buôn bán lớn?
	- Buôn bán với những nước nào?
 Trình bày một cuộc kháng chiến (hoặc cuộc khởi nghĩa)
a. Nguyên nhân
b. Diễn biến
	- Các mốc thời gian
	- Về phía quân địch
	+ Lực lượng?
	+ Ai là người chỉ huy?
	+ Chúng tiến quân bằng những đường nào?
	- Về phía ta
	+ Ai chỉ huy đánh địch
	+ Đánh chúng như thế nào ( dựa trên hướng tiến quân của chúng)
c. Kết quả
d. Ý nghĩa
 Văn hóa
	- Tôn giáo nào phát triển?
	- Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian?
	- Kiến trúc có những công trình nổi tiếng nào?
	- Điêu khắc có những công trình nào? Trình độ ra sao?
Luật pháp
	- Ban hành bộ luật nào?
	- Một số nội dung của bộ luật đó?
	- So sánh với bộ luật của triều đại trước? Nhận xét?
	Cách cung cấp cho học sinh những giàn ý này: đầu năm giáo viên cung cấp cho học sinh bản đã in ra trên giấy A4, yêu cầu học sinh xem và ghi nhớ dần. Hoặc đến nội dung nào thì ở tiết đầu tiên cung cấp cho học sinh dàn ý đó. Từ đó học sinh sẽ sử dụng ở những tiết tiếp theo. Nếu học sinh nhớ được thì tốt, nếu không nhớ được thì đến nội dung nào đưa giàn ý đó ra xem và làm theo yêu cầu.
	Giáo viên cần lưu ý với học sinh rằng, các dàn ý không phải là cố định tuyệt đối mà có sự thay đổi nhưng dễ nhận biết. Có thể một ý trong giàn ý được trình bày thành một mục riêng, có những ý có thể không có trong giàn ý,  và nếu điều đó xảy ra giáo viên phải lưu ý ngay cho học sinh ở nội dung đó trong tiết học.
	Việc làm này sẽ có ý nghĩa hơn, hiệu quả giáo dục cao hơn sau khi học sinh trình bày nội dung đó giáo viên cho học sinh đánh giá, nhận xét vấn đề. Đặc biệt kết hợp với biện pháp so sánh đã trình bày ở trên để cho học sinh thấy sự khác nhau ở các nội dung đó qua mỗi triều đại cụ thể.
	Ví dụ cụ thể để minh họa:
	Ví dụ 1: Dạy bài 9 – Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê, mục 3 – Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày theo dàn ý “Trình bày một cuộc kháng chiến”(chú ý: nguyên nhân đã nói đến trong mục 2):
	Diễn biến:
	- Các mốc thời gian: Đầu năm 981
	- Về phía địch: 
	Lực lượng: (không nói)
	Người chỉ huy: Hầu Nhân Bảo
	Hướng tiến quân: 
	Quân bộ theo đường Lạng Sơn
	Quân thủy theo đường sông Bạch Đằng
	- Về phía ta ( trình bày trên cơ sở hướng tiến quân của giặc)
	Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy kháng chiến
	Ông cho đóng cọc trên sông Bạch Đằng để ngăn chặn giặc, buộc chúng rút lui. Trên bộ ta cũng chặn đánh chúng quyết liệt, gây cho chúng nhiều tổn thất.
	Kết quả: Quân Tống đại bại, Hầu Nhân Bảo bị giết
	Ý nghĩa: biểu thị ý chí chống giặc của nhân dân ta, nền độc lập dân tộc được giữ vững.
	Tương tự như vậy, chúng ta có thể thực hiện ở những bài khác.
Ví dụ 2(trình bày theo dàn ý khinh tế): Dạy bài 9 - Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê, mục II1 – Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ, yêu cầu học sinh thực hiện theo giàn ý:
a. Nông nghiệp
	- Ruộng đất là của làng xã chia cho nông dân cày cấy rồi nộp thuế cho nhà vua
	- Các chính sách: vua thuờng tổ chức lễ tịch điền, mở rộng khai hoang, coi trọng thuỷ lợi.
	- Kết quả: nông nghiệp ngày càng ổn định và buớc đầu phát triển.
 b. Thủ công
	- Nhà nuớc lập các xưởng thủ công và tập trung đuợc nhiều thợ giỏi	- Các nghề thủ công trong nhân dân tiếp tục phát triển như dệt lụa, kéo tơ, 
 c. Thương nghiệp
- Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành. 
- Nhân dân hai nước Việt – Tống thường qua lại trao đổi buôn bán hàng hóa ở vùng biên giới.
	Ví dụ 3: Dạy bài 12 – Đời sống kinh tế, văn hóa, ở mục I – Đời sống kinh tế (giáo viên lưu ý cho học sinh: ở phần này nội dung nông nghiệp dược trình bày thành một mục riêng): yêu cầu học sinh trình bày vấn đề Sự chuyển biến của nền

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem s7u.doc
Giáo án liên quan