Một số biện pháp giúp học sinh rèn luyện kỷ năng đọc và phân tích biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9 ở Bài 1, bài 2 và bài 13

Để đáp ứng yêu cầu dạy và học hiện nay của chương trình sách giáo khoa mới, là cần tổ chức các hoạt động học tập tự giác, tích cực, có được khả năng tư duy, sáng tạo cho các em . Bên cạnh cung cấp các kiến thức qua kênh chữ của sách giáo khoa, cần chú trọng cách làm việc để học sinh có sự khám phá, lĩnh hội kiến thức ở các kênh hình, đặc biệt là các biểu đồ.

 Trong sách giáo khoa mới hiện nay có nhiều biểu đồ được trình bày đảm bảo cả tính khoa học và tính mỹ thuật. Học sinh sẽ học đựơc cách đọc, phân tích nội dung biểu đồ,để hiểu được biểu đồ và tìm ra được các kiến thức mới, khi so sánh các hiện tượng địa lí được thể hiện trên từng biểu đồ; Học sinh sẽ học đựơc cách lựa chọn các dạng biểu đồ thích hợp nhất, để vận dụng trong quá trình làm bài tập về biểu đồ, và từ đó thấy được sự phong phú, đa dạng của các hình thức trình bày trực quan số liệu thống kê được thể hiện trên biểu đồ. Các em cũng sẽ mất dần cảm giác sai lệch về học địa lí nặng nề do phải nhớ nhiều số liệu thống kê. khi học sinh hiểu được ý nghĩa của các số liệu thể hiện trên biểu đồ, tìm được các kiến thức mới từ các số liệu của biểu đồ “ khô khan” thì biểu đồ sẽ là công cụ học tập địa lí có hiệu quả.

 

doc16 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh rèn luyện kỷ năng đọc và phân tích biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9 ở Bài 1, bài 2 và bài 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o các em,( đặc biệt là số học sinh yếu), có cách đọc và phân tích biểu đồ một cách thuận lợi và nhanh chóng, biết cách vận dụng để học hiểu sâu hơn về nội dung các bài học tiếp theo; Tôi chỉ đi sâu vào hướng dẫn cách đọc và phân tích biểu đồ, mang tính định hướng ở dạng “ hình tròn”và dạng “ biểu đồ kết hợp cột và đường” trong( Bài 1; Bài 2, và Bài 13 ) của chương trình như sau:
 II/ Các giải pháp thực hiện.
 * Các giải pháp chung: 
Trước hết là giáo viên chuẩn bị bài chu đáo theo yêu cầu 
- Việc đầu tiên cần làm là qua ví dụ cụ thể giúp học sinh nắm vững khái niệm về biểu đồ và công dụng của nó trong học tập Địa lí, cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Sau đó giới thiệu cho các em loại biểu đồ thường được dùng trong chương trình học; Sự cần thiết phải biết đọc và phân tích các loại biểu đồ nói chung và hai loại biểu đồ này nói riêng.
- Kết hợp tổ chức tốt các hoạt động theo hướng đổi mới : có thể theo cặp, theo nhóm hoặc cá nhân tùy theo mức độ câu hỏi yêu cầu khai thác trên biểu đồ, nếu yêu cầu của các biểu đồ có tính chất tổng hợp, trừu tượng tôi thường tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm.
 - Làm cho học sinh nắm được những ví dụ cụ thể, quy tắc chung của việc đọc, phân tích biểu đồ: 
 + Trước hết đọc ghi chú ( ở phía dưới hoặc phía trên biểu đồ), xem biểu đồ thể hiện cái gì ( tiến trình của một đại lượng, hay tương quan giữa các đại lượng , hoặc kết cấu của một tổng thể,); Các đại lượng đó là gì ( dân số,tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số, tình hình phát triển của các ngành dịch vụ,), diễn ra như thế nào trên lãnh thổ, vào thời gian nào.
 + Dựa vào các đơn vị đã được ghi trên biểu đồ, tiến hành đo tính các đại lượng, đối chiếu so sánh chúng với nhau, rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết.
- Kết hợp kiến thức đã học, xác lập các mối quan hệ để giải thích.
Nắm chắc các đối tượng học sinh để có biện pháp hướng dẫn cho phù hợp.
Động viên khuyến khích kịp thời khi học sinh học tập tiến bộ.
Trong quả trình hướng dẫn : phần hỏi của giáo viên và phần trả lời sẽ dành cho học sinh.
 1/ Một số biện pháp trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc và phân tích trên biểu đồ.ở “Bài 1, Bài 2, Bài 13”.
 1.1/ Nguyên tắc khi sử dụng:
 - Mỗi loại biểu đồ có phương pháp sử dụng để đọc và phân tích riêng tùy theo nội dung yêu cầu: Có thể sử dụng để minh họa cho kênh chữ , hoặc với tư cách là nguồn cung cấp thông tin kiến thức cho người đọc, làm cho bài giảng phong phú sinh động, hấp dẫn hơn, hoặc có thể so sánh các số liệu trên biểu đồ ,..
 - Đối với biểu đồ có nhiều đối tượng phân tích thì hướng dẫn học sinh thực hiện theo trình tự, yêu cầu câu hỏi sách giáo khoa.
 1.2/ Một số biện pháp thực hiện: 
 a/ Cách đọc,khai thác nội dung biểu đồ kết hợp cột và đường ở “ Bài 2”.
 - Khi đọc, phân tích các biểu hiện trực quan của biểu đồ, mỗi loại biểu đồ có cách phân tích riêng: Nếu là biểu đồ kết hợp cột và đường thì phải chú ý khai thác độ dốc và diễn biến của các đường, độ cao thấp của các cột, kết hợp phân tích các số liệu để đưa ra nhận xét.
Cụ thể khi hướng dẫn học sinh đọc và phân tích biểu đồ: Hình 2.1- Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta, trong “ Bài 2: Dân số và gia tăng dân số”. trang 7, sách giáo khoa Địa lí 9; Qua phần bài soạn chu đáo , tôi còn vẽ phóng lớn,tô màu hình 2.1 bảo đảm tính thẩm mĩ.
- Bước 1: Cho học sinh đọc tiêu đề ghi dưới của biểu đồ, 
- Hỏi: Biểu đồ thể hiện những yếu tố nào? ở đâu và vào giai đoạn nào?
- Trả lời : Về dân số và gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta; từ năm 1954 đến năm 2003.
- Hỏi : Làm thế nào để thể hiện được tiến trình của tình hình tăng dân số và tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta trong giai đoạn này: 
 - Trả lời: Dùng hệ tọa độ vuông góc để biểu hiện, Trục ngang biểu hiện thời gian, trục dọc biểu hiện tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ( bên trái ), tình hình tăng dân số ( bên phải ).Dân số được biểu hiện bằng hình cột, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số được thể hiện bằng đường cong trên bản đồ; 
 - Hỏi : Các giá trị được tính bằng đơn vị gì? 
 - Trả lời: Năm, triệu người , và tỉ lệ %. 
 - Bước 2: Yêu cầu học sinh đọc nội dung sách giáo khoa 
 - Hỏi : Quan sát hình 2.1 nêu nhận xét về tình tăng dân số của nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh ? 
 - Tôi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để các em đều được hoạt động nhận xét trên biểu đồ, sau đó các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp, cả lớp cùng theo dõi nhận xét, bổ sung, giáo viên hưóng dẫn kết ý, hướng dẫn trên biểu đồ,
 - Qua biểu đồ hình 2.1 ta thấy: 
 - Vế 1: Dân số nước ta tăng nhanh qua các năm , tổng số dân như sau ( năm 1954: 23,8 triệu người, đến năm 2003 : 80,9 triệu người ), thể hiện qua độ cao của các cột biểu đồ. 
 - Hỏi : Dân số đông, tăng nhanh gây ra những hậu quả gì ? 
 - Trả lời: gây sức ép lớn đối với tài nguyên môi trường, khó khăn nhiều trong nâng cao chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm. 
 - Vế 2: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm, đặc biệt trong giai đoạn gần đây ( Năm 1954 chỉ tăng 1%, nhưng dến năm 1960 tăng lên 3,9%; thể hiện ở đường đồ thị biểu đồ đi lên, năm 1979 tỷ lệ tăng là 2,5%; nhưng ở giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2003 tỉ lệ tăng chỉ tăng 1,42% , thể hiện ở độ dốc của biểu đồ đi xuống và được đánh dấu ở các điểm giới hạn trên biểu đồ).
 - Giáo viên : Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số đã giảm nhưng các cột số dân vẫn tăng nhanh vì sao? 
 - Câu hỏi có tính chất trìu tượng hơn, nhưng yêu cầu học sinh xem tốc độ tăng của những giai đoạn trước như thế nào, bây giờ tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm thì dân số sẽ như thế nào?
 - Trả lời: Vì những năm trước đó nước ta có dân số đông nên bây giờ đã giảm nhưng số dân vẫn tăng.
 - Hỏi: Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số nước ta ngày càng giảm? Nêu lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta?. Sau đó hướng học sinh liên hệ ở địa phương.
 - Trả lời: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta ngày càng giảm khẳng định những thành tựu to lớn của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình; có ý nghĩa rất lớn tạo điều kiện để nâng cao dân trí và mức sống người dân.
 - Bước 3: Học sinh dựa vào nội dung đã đọc và phân tích trên biểu đồ - rút ra kết luận theo yêu cầu.
 - Bước 4: Kết hợp kiến thức đã học, xác lập quan hệ giữa các nhân tố để giải thích: như hậu quả của bùng nổ dân số,(từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số; trong giai đoạn gần đây tỉ lệ gia tăng tự hiên dân số đã giảm tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.)
 - Tôi hướng dẫn học sinh theo cách: Thực hiện theo trình tự từng bước, bắt đầu từ những câu hỏi đơn giản đến câu hỏi tổng hợp, đọc và phân tích trực tiếp trên biểu đồ dựa vào các số liệu trên, giúp các em đi đến nhận định về tình hình tăng dân số và tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta từ năm 1954 đến năm 2003. Đương nhiên là học sinh sẽ nắm được những qui tắc chung trên không phải là qua thuyết trình của giáo viên mà thông qua thực hành dưới sự hướng dẫn từng bước của giáo viên trên biểu đồ, trong quá trình này tôi chú trọng đến các đối tượng học sinh để phát huy khả năng tư duy và rèn cho học sinh kỹ năng về biểu đồ. Thông qua biều đồ trên học sinh nhận định rõ về đặc điểm gia tăng dân số nước ta từ 1954 - 2003 và liên hệ được ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ tăng dân số hiện nay ở địa phương.
 - Phần cuối tôi hướng dẫn học sinh về nhà tiếp tục dựa vào các cột biểu đồ này tính xem từ năm 1954 đến năm 2003 ở giai đoạn nào tăng cao nhất,để có sự so sánh giữa các giai đoạn này trên biểu đồ ,và vận dụng kiến thức đã học để có sự nhận xét và rút ra kết luận.
 b/ Đọc và phân tích biểu đồ tròn trong : “Bài 1” ,“ Bài 13”.
 - Nếu là biểu đồ diện tích ( hình tròn, miền,) thì phải chú ý so sánh đối chiếu độ lớn, nhỏ về diện tích, thể hiện các đối tượng kết hợp với các só liệu ghi kèm (nếu có) để tìm ra các đối tượng cao, trung bình, nhỏ, trong tổng số chung hoặc thay đổi thứ bậc của chúng theo thời gian.
 - Ví dụ 1: (Ở bài 1) Khi học về các dân tộc ở Việt Nam. Để làm rõ phần trọng tâm về cơ cấu dân tộc của nước ta - năm 1999, tôi hướng dẫn học sinh quan sát biểu đồ (hình 1.1 trang 4 sách giáo khoa), yêu cầu học sinh đọc, nhận xét nội dung của biều đồ.
 -Nội dung sách có thông báo: Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, chiếm khoảng 86% dân số cả nước.
 - Trả lời: Qua biểu đồ ta thấy cơ cấu dân tộc của nước ta năm 1999: dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2%, các dân tộc ít người chiếm 13,8%.
 - Qua ví dụ trên ta thấy rõ biểu đồ có công dụng quan trọng trong việc thuyết minh thị giác các số liệu, tạo cho học sinh ấn tượng sâu sắc, trong việc nhận định đánh giá về nội dung trên.
 - Biểu đồ tròn là biểu đồ thông dụng nhất. Mỗi hình nan quạt lớn hay nhỏ trong biểu đồ hình tròn đều thể hiện tỉ trọng tương ứng và kèm theo số liệu( %), mỗi hình tương ứng có màu sắc, ( hay kí hiệu) khác biệt, vì thế học sinh dễ nhận biết,dễ khắc sâu kiến thức. Cụ thể biểu đồ thể hiện cơ cấu dân tộc, cơ cấu GDP của các ngành dịch vụ, 
 - Ví dụ 2: Khi hướng dẫn học sinh đọc và phân tích biểu đồ ở : Bài 13 - trang 47,48, sách giáo khoa, ở phần (hình 13.1 - biểu đồ cơ cấu GDP) của các ngành dịch vụ - năm 2002 (đơn vị tính tỉ lệ %). 
 - Để rèn luyện được kỹ năng cho học sinh đọc và phân tích trên biểu đồ này: Ngòai việc chuẩn bị bài soạn chu đáo tôi còn vẽ biểu đồ phóng lớn; và hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước sau:
 - Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc tên và kí hiệu trên biều đồ.
 - Bước 2: Giáo viên cần hướng dân học sinh hoạt động cá nhân với nội dung sau: 	
 - Hỏi 1: Dựa vào hình 13.1 hãy nêu cơ cấu ngành dịch vụ.
 - Phần này tôi ưu tiên cho học sinh yếu, trung bình trả lời câu hỏi qua cách nhận biết trên biểu đồ: 
	*Dịch vụ tiêu dùng gồm: Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa, khách sạn nhà hàng, dịch vụ cá nhân và công cộng.
	*Dịch vụ sản xuất: Tài chính tín dụng, kinh doanh tài sản, tư vấn.
	*Dịch vụ công cộng gồm: khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, quản lý nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc.
 Tôi tiếp học hướng học sinh 

File đính kèm:

  • docSKKN Dia li 9.doc