Một số bẫy trong bài toán vô cơ

Bài 1: Cho 200ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với dung dịch NaOH 0,5M. Sau phản ứng thu được một kết tủa keo, lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn.

a) Tính thể tích dung dịch NaOH đã tham gia phản ứng.

b) Tính CM các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bẫy trong bài toán vô cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số bẫy trong bài toán vô cơ
Dạng 1: Bài toán liên quan đến lượng kết tủa
Bài 1: Cho 200ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với dung dịch NaOH 0,5M. Sau phản ứng thu được một kết tủa keo, lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn.
a) Tính thể tích dung dịch NaOH đã tham gia phản ứng.
b) Tính CM các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 11,2 gam CaO vào nước được dung dịch A. Cho dòng khí CO2 sục qua dung dịch A, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 2,5 gam kết tủa. Hãy tính thể tích khí CO2 (đktc) đã tham gia phản ứng.
Bài 3: Một dung dịch A có chứa NaOH và 0,3 mol NaAlO2. Cho 1 mol HCl vào A thu được 15,6 gam kết tủa. Tính khối lượng NaOH trong dung dịch A.
Bài 4: Hỗn hợp A gồm Al và Al2O3 có tỉ lệ số gam là mAl : = 0,18 : 1,02. Cho A tan trong dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được dung dịch B và 0,672 lít H2 (đktc). Cho B tác dụng với 200ml dung dịch HCl được kết tủa D. Nung D ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 3,57 gam chất rắn.
a) Tính nồng độ (mol/l) của dung dịch HCl.
b) Nếu pha loãng dung dịch HCl đó đến 10 lần thì pH của dung dịch sau khi pha loãng là bao nhiêu? 
(Trích ĐTTS vào Trường ĐH Ngoại thương năm 1999/2000)
Bài 5: Hoà tan hoàn toàn 1,64 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe trong 250ml dung dịch HCl 1M được dung dịch B. Thêm 100 gam dung dịch NaOH 12% vào B. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy kết quả thu được và đem nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì được 0,8 gam chất rắn. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong A.
(Trích ĐTTS vào Trường HVKTQS năm 1999/2000)
Dạng 2: Bài toán liên quan đến hóa trị
Bài 1: Khi hoà tan cùng một kim loại R vào dung dịch HNO3 loãng và dung dịch H2SO4 loãng thì thu được khí NO và H2 có thể tích bằng nhau ở cùng điều kiện, và khối lượng muối nitrat thu được bằng 159,21% khối lượng muối sunphat. Xác định kim loại R.
Bài 2: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp A gồm Al và oxit sắt FexOy thu được hỗn hợp chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch C, phần không tan D và 0,672 lít khí H2. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch C đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất rồi lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam chất rắn. Phần không tan D cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau phản ứng chỉ thu được dung dịch E chứa một muối sắt duy nhất và 2,688 lít khí SO2. Các thể tích khí đo ở (đktc), hiệu suất các phản ứng đạt 100%.
a) Xác định công thức phân tử của oxit sắt và tính m
b) Nếu cho 200ml dung dịch HCl 1M tác dụng với dung dịch C đến khi phản ứng kết thúc thu được 6,24 gam muối thì số gam NaOH có trong dung dịch NaOH lúc đầu bằng bao nhiêu
(Trích ĐTTS vào Trường ĐHGTVT 2001/2002)
Bài 3: Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 d−, thấy tạo thành 7 gam kết tủa. Nếu lấy l−ợng kim loại sinh ra hòa tan hết vào dung dịch HCl d− thì thu đ−ợc 1,176 lít khí H2 (đktc). 
Xác định công thức oxit kim loại.
Cho 4,06 gam oxit kim loại trên tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng (d−) đ−ợc dung dịch X và có khí SO2 bay ra. Hãy xác định nồng độ mol/lít của muối trong dung dịch X. (Coi thể tích dung dịch không đổi trong quá trình phản ứng). 
(Trích ĐTTS vào các trường ĐH-CĐ 2003/2004)
Dạng 3: Che dấu sản phẩm
Bài 1: Cho 2,56 gam đồng phản ứng hoàn toàn với 25,2 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch A. Hãy xác định nồng độ % của các chất trong A biết rằng nếu thêm 210ml dung dịch KOH 1M vào A rồi cô cạn và nung sản phẩm thu được tới khối lượng không đổi thì được 20,76 gam chất rắn.
(Trích ĐTTS vào Trường HVKTQS năm 2000/2001)
Bài 2: Cho Fe phản ứng vừa hết với H2SO4 thu được khí A và 8,28 gam muối.
a) Tính khối lượng của sắt đã phản ứng biết rằng số mol Fe bằng 37,5% số mol H2SO4.
b) Cho lượng khí A thu được ở trên tác dụng với 100ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch B. Tính nồng độ mol/l các chất trong B (biết thể tích dung dịch B là 100ml).
(Trích ĐTTS vào Trường Ngoại thương năm 2000/2001)
Bài 3: Một dung dịch có chứa b (mol) H2SO4 hoà tan vừa hết a (mol) Fe thu được khí A và 42,8 gam muối khan. Nung lượng muối khan đó ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp B.
a) Tính a, b (biết tỉ lệ a : b = 2,5 : 6).
b) Tính dB/không khí
(Trích ĐTTS vào Trường ĐH Ngoại thương năm 1998/1999)
Bài 4: Hoà tan 62,1 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 (loãng) được 16,8 lít hỗn hợp X (đktc) gồm 2 khí không màu, không hoá nâu ngoài không khí. Tỉ khối hơi của hỗn hợp X so H2 bằng 17,2. Xác định kim loại M.
Bài 5: Cho hỗn hợp A gồm kim loại X (hoá trị I) và kim loại Y (hoá trị II). Hoà tan 3 gam A vào dung dịch chứa HNO3 và H2SO4 thu được 2,94 gam hỗn hợp B gồm NO2 và khí D. Có thể tích bằng 1,344 lit (đktc). Hãy tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.

File đính kèm:

  • docMot so bay thuong gap khi giai baio toan Vo co.doc