Một số bài toán nồng độ
Bài 1: A là dung dịch H2SO4, B là dung dịch NaOH.
1.Trộn 50 ml dung dịch A với 50 ml dung dịch B được dung dịch C. Cho quỳ tím vào C thấy có màu đỏ. Thêm từ từ 20 ml dung dịch NaOH 0,1M vào dung dịch C thấy quỳ tím trở lại màu tím.
2.Trộn 50 ml dung dịch A với 100 ml dung dịch B được dung dịch D. Cho quỳ tím vào dung dịch D ta thấy có màu xanh. Thêm từ từ 20 ml dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch D thấy quỳ tím trở lại màu tím. Tính nồng độ mol/l các dung dịch A, B.
Bài 2: Thêm dần dung dịch KOH 33,6% vào 40,3 ml dung dịch HNO3 37,8% (d = 1,24 g/ml) đến khi trung hòa hoàn toàn, thu được dung dịch A. Đưa A về OoC thu được dung dịch B có nồng độ 11,6 % và khối lượng muối tách ra là m (gam). Tính m.
Bài 3: Cho 27,4 gam Ba vào 500 gam dung dịch hỗn hợp (NH4)2SO4 1,32% và dung dịch CuSO4 2% và đun nóng để đuổi hết NH3. Sau khi kết thúc tất cả các phản ứng ta thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C.
1.Tính thể tích khí A (ở đktc).
2.Lấy kết tủa B nung ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn.
3.Tính nồng độ % của chất tan trong C.
File đính kèm:
- bai toan nong do.doc