Một số bài tập tách vô cơ
Câu 1: a) Bằng phương pháp hoá học hãy viết phương trình phản ứng tinh chế N2 từ hỗn hợp khí:
N2, CO2 N2 và H2
N2 và Cl2 N2 và NH3
b) Nêu phương pháp tách N2 ra khỏi không khí trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Một số bài tập tách vô cơ Câu 1: a) Bằng phương pháp hoá học hãy viết phương trình phản ứng tinh chế N2 từ hỗn hợp khí: - N2, CO2 - N2 và H2 - N2 và Cl2 - N2 và NH3 b) Nêu phương pháp tách N2 ra khỏi không khí trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Câu 2: N2 bị lẫn các tạp chất là hơi H2O, CO2, CO, O2 làm thế nào để có N2 tinh khiết. Câu 3: Trong phòng thí nghiệm CO2 được điều chế từ CaCO3 (đá vôi) và dung dịch HCl, do đó CO2 có lẫn một ít khí hiđroclorua và hơi nước. Làm thế nào để có CO2 hoàn toàn tinh khiết. Câu 4: Dùng phương pháp hoá học để tách khí N2, CO2 riêng rẽ ra khỏi hỗn hợp khí gồm N2, CO2, CO và hơi H2O. Câu 5: Bằng phương pháp hoá học hãy tách riêng các khí ra khỏi hỗn hợp sau: - H2, CO2 Câu 7: Cho hỗn hợp các kim loại: Cu, Fe, Al, Ag. Hãy dùng phương pháp hoá học (kể cả điện phân nếu cần) để tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp. Câu 8: Kim loại Ag bị lẫn một ít Fe và Cu. Hãy nêu phương pháp tách lấy Ag tinh khiết. Câu 9: Dùng phương pháp hoá học để tác từng kim loại ra khỏi hỗn hợp Zn, Cu, Mg. Câu 10: Quặng boxit (Al2O3) thường lẫn các chất Fe2O3, SiO2. Bằng phương pháp hoá học hãy tách các tạp chất ra khỏi quặng. Câu 11: Một hỗn hợp gồm Al2O3, Fe2O3, CuO. Bằng các phản ứng hoá học nào có thể tách các oxit ra khỏi hỗn hợp. Câu 12: a) Có hỗn hợp gồm 3 oxit. Viết phương trình phản ứng để tách riêng từng oxit ra khỏi hỗn hợp. a) BaO, CuO, MgO b) CuO, Al2O3, MgO Câu 13: a) Muối Cu(NO3)2 bị lẫn tạp chất AgNO3. Hãy nêu 3 phương pháp điều chế Cu(NO3)2 tinh khiết. b) Có dd FeSO4 lẫn tạp chất là CuSO4. Hãy trình bày các loại tạp chất bằng phương pháp hoá học. Câu 14: Một loại muối ăn có lẫn các tạp chất là Na2SO4, NaBr, MgCl2 và CaSO4. Hãy dùng phương pháp hoá học để tách lấy NaCl tinh khiết. Câu 15: Có hỗn hợp gồm 3 muối NaCl, MgCl2, AlCl3. Bằng phương pháp hoá học nào có thể tách từng chất ra khỏi hỗn hợp. Câu 16: Từ dd hỗn hợp 3 muối AlCl3, MgCl2, CuCl2. Hãy trình bày qúa trình tách riêng từng kim loại Al, Mg, Cu nguyên chất. Câu 17: a) Có 3 dd muối sau: NaCl, FeCl3, CuCl2. Trình bày phương pháp hoá học điều chế kim loại từ mỗi dung dịch. Viết các phương trình phản ứng đã dùng. b) Hỗn hợp muối rắn gồm FeCl2, NaCl, AlCl3, CuCl2. Có thành phần xác định, trình bày nguyên tắc tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp dưới dạng riêng. c) Tách hỗn hợp rắn MgCl2, NaCl, AlCl3 bằng phương pháp hoá học. d) Tách từng muối ra khỏi dung dịch hỗn hợp gồm MgSO4, NiSO4, CuSO4. e) Tách NaCl, CaCl2, CaO ra khỏi hỗn hợp. Câu 18: Khí NH3 bị lẫn hơi nước. Có thể các chất nào trong những chất sau đây để thu được NH3 khan: H2SO4 đặc, CaO, P2O5, Ba(OH)2 đặc. Tại sao? (Trích ĐTTS vào Trường ĐH Xây dựng Hà Nội năm 1999/2000) Câu 19: Hỗn hợp A chứa 3 khí CO, CO2, C2H2. Hãy tách các khí ra khỏi nhau. (Trích ĐTTS vào Trường ĐH Kiến trúc năm 1999/2000) Câu 20: Có một loại muối ăn lẫn các tạp chất: Na2SO3, NaBr, CaCl2, CaSO4. Hãy trình bày phương pháp hoá học để thu được NaCl tinh khiết. (Trích ĐTTS vào Trường ĐHSP Vinh năm 2000/2001) Câu 21: Hãy tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp các chất: AlCl3, CuCl2, NaCl mà không làm thay đổi lượng mỗi chất. (Trích ĐTTS vào Trường ĐH Kiến trúc năm 2000/2001) Câu : Cho hỗn hợp A gồm: CuO, AlCl3, CuCl2, Al2O3. Bằng phương pháp hoá học hãy tách từng chất ra khỏi hỗn hợp A mà không làm thay đổi khối lượng của chúng.
File đính kèm:
- Tach.doc