Một phương pháp ra đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn toán

 1/ Đặt vấn đề : Môn toán là một môn học khó nhất đối với nhiều học sinh bởi vì nó mang tính chất tư duy trừu tượng và tổng quát hoá nhiều hơn cả; mặt khác đối với GDTX thì các em học sinh thường là em không thi được vào các trường phổ thông nên phải thi và các trung tâm vì vậy các em cũng học kém bộ môn này hơn các em học sinh phổ thông. Tước đây do chạy theo bệnh thành tích mà từ những khi các em học ở PTCS khi chưa nắm vững được các kiến thức cơ bản đã bị được lên lớp do đó một phần nào các em ngộ nhận trình độ kiến thức của bản thân ,thậm chí còn có những học sinh nói là “không học bài ở nhà cũng được lên lớp” . Vì thế mà việc đánh giá chính xác đúng trình độ kiến thức của học sinh là rất cần thiết đối với giáo viên và học sinh. Đánh giá chính xác đúng trình độ kiến thức của học sinh nhằm làm cho giáo viên và cả học sinh có được một cách nhìn nhận đúng đắn mà từ đó cả giáo viên lẫn học sinh mới có được các phương pháp dạy và học cho phù hợp với từng đối tượng, nhằm nâng cao kiến thức nhận biết của học sinh và nâng cao năng lực dạy học của giáo viên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một phương pháp ra đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một phương pháp ra đề kiểm tra đánh giá kết quả học 
tập môn toán
Họ và tên:	Nguyễn Bình Linh
Địa chỉ công tác 	TTGDTX Đà bắc
Tổ Chuyên môn	Tổ Giáo dục Bổ túc
Giảng dạy môn toán 
 1/ Đặt vấn đề : Môn toán là một môn học khó nhất đối với nhiều học sinh bởi vì nó mang tính chất tư duy trừu tượng và tổng quát hoá nhiều hơn cả; mặt khác đối với GDTX thì các em học sinh thường là em không thi được vào các trường phổ thông nên phải thi và các trung tâm vì vậy các em cũng học kém bộ môn này hơn các em học sinh phổ thông. Tước đây do chạy theo bệnh thành tích mà từ những khi các em học ở PTCS khi chưa nắm vững được các kiến thức cơ bản đã bị được lên lớp do đó một phần nào các em ngộ nhận trình độ kiến thức của bản thân ,thậm chí còn có những học sinh nói là “không học bài ở nhà cũng được lên lớp” . Vì thế mà việc đánh giá chính xác đúng trình độ kiến thức của học sinh là rất cần thiết đối với giáo viên và học sinh. Đánh giá chính xác đúng trình độ kiến thức của học sinh nhằm làm cho giáo viên và cả học sinh có được một cách nhìn nhận đúng đắn mà từ đó cả giáo viên lẫn học sinh mới có được các phương pháp dạy và học cho phù hợp với từng đối tượng, nhằm nâng cao kiến thức nhận biết của học sinh và nâng cao năng lực dạy học của giáo viên.
 Việc đánh giá kiến thức học sinh của giáo viên thường thông qua cách kiểm tra băng mọi hình thức như kiểm thường xuyên, kiểm tra viết 15’, kiểm tra viết 1 tiết theo quy định và kiểm tra học kỳ sau đó chấm điểm tính điểm để căn cứ vào điểm mà đánh giá và xếp loại kết quả học sinh.
 Trong các cách kiểm tra như trên thật sự đánh giá chính xác thì hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự giác của học sinh ; bởi vị cũng do học lực về môn toán là yếu cho nên đại đa số học sinh khi kiểm tra viết thường là tìm cách gian dối chép bài lẫn nhau,tranh thủ mở trộm tài liệu mà giáo viên không thể kiểm soát nổi ; Bởi vì chỉ có khoảng thời gian ngắn ngủi nếu nhiều học sinh vi phạm thì giáo viên không thể có thời gian cho các học sinh khác làm bài:
	Ta cứ thử làm một bài toán như sau : Trong giờ kiểm tra 1 tiết một lớp có 40 học sinh chỉ có khoảng hai em học sinh đạt loại khá còn lại là học sinh trunh bình và yếu kém. Cũng vì sợ điểm kém (đây là tâm lý thường tình của các học sinh ) nên các em tìm cách vi phạm quy chế kiểm tra ; giáo viên bắt được nhắc nhở ít nhất cũng mất 1 -2’ đấy là chưa kể các học sinh có tính ngang cãi lại; nếu trong khi kiểm tra có 10 – 12 học sinh vi phàm thì đã mất 20-25’ làm ảnh hướng đến kết quả của các học sinh khác, gấy mất tập trung chú ý của các học sinh đang khi đang làm bài.
Do sự đổi mới trong giáo dục của những năm gần đây về việc không để cho học sinh không đủ tiêu chuẩn lên lớp, thực hiên tiêu chí hai không và chống bệnh thành tích trong kiểm tra thi cử, học thật thi thật mà trong hai năm qua tôi đã mạnh dạn đưa ra một cách ra đề kiểm tra 15’, 1tiết, học kỳ của bộ môn toán cho nhóm toán thực hiên thấy thu được một số kết quả ban đầu trong việc đánh giá sát trình độ nhận thức của học sinh ngoài ra còn có thể phỏt huy những tài năng, sỏng tạo (nếu cú) của học sinh.
Nội dung : a) Cách soạn và ra đề kiểm tra 15’, 1tiết và kiểm tra học kỳ môn toán của các lớp như sau:
+ Về mục đích yêu cầu vẫn như trước đây
kiến thức(kiểm tra những kiến thức gì) 
Nội dung (kiểm tra cụ thể về nội dunh gì)
thái độ (chân thực chịu khó)
 + Riêng phần chuẩn bị ngoài chuẩn bị về kiến thức thì khi chuẩn bị đề kiểm tra yêu cầu giáo viên ra từ 4 đến 8 đề khác nhau với những yêu cầu sau:
kiến thức tương đương nhau
Thời gian tương đương nhau
Cách giải bài tập có thể giống nhau nhưng khác nhau về cách hỏi về thứ tự các câu hỏi và kết quả khác nhau nghĩa là khác nhau về số hoặc về cách áp dụng chung một công thức,
ở mức yêu cầu đơn giản hơn thì ra các câu hỏi giống nhau về ý nghĩa nhưng khác nhau về thay số bà kquả; còn ở múc độ khó hơn thì ra các câu hỏi khác nhau về ý nghĩa nhưng mức độ khó như nhau
 ra đủ đề sau đó in ra và được xắp thứ tự đề từ 1 – 8 đủ số đề cho số học sinh được kiểm tra 
 trước khi kiểm tra nói mục đích ý nghĩa và yêu cầu của bài kiểm tra 
 b) Phát đề lần lượt theo quuy tắc nhất định sao cho hai học sinh ngồi gần nhau không có đề giống nhau ( làm như thế tránh được học sinh chép bài của nhau vì hàng ngang không có học sinh nào gần nhau mà có đề giống nhau) Để cho học sinh không hỏi bài nhau hoặc muuốn hỏi nhau thì cách quãng học sinh cũng khó hỏi nhau và dân đến mất trật tự giáo viên dễ dàng nhắc nhở và không mất thời gian)
+ giáo viên có thể thu tài liệu trước khi kiểm tra và yêu cầu học sinh ghi số đề của mình vào tờ giấy kiểm tra .
khi thu bài phát như thế nào thu thế ấy sẽ không có hiện tượng học sinh hỏi đề và tráo đề lẫn nhau để chép nhau nếu có hiện tượng trên khi chấm bài giáo viên dễ dàng chỉ ra được từng trường hợp.
3 - ví dụ về đề kiểm tra 15’ lớp 11
Đề 1 – a/ Tìm đạo hàm của hàm số tại x = 2
b/ Tìm đạo hàm theo x của hàm số 
Đề 2 – a/ Tìm đạo hàm của hàm số tại x = -1
b/ Tìm đạo hàm theo x của hàm số 
Đề 3 –a / Tìm đạo hàm theo x của hàm số 
b/ Tìm đạo hàm của hàm số tại x = 
Đề 4 – a/ Tìm đạo hàm của hàm số 
b/ Tìm đạo hàm theo x của hàm số ; với giá trị nào của x để y’ = 0
Đề 5 –a/ Tìm đạo hàm của hàm số tại x = 
b/ Tìm đạo hàm của hàm số tại x = 5
Đề 6 – a/Tìm đạo hàm của hàm số tại x = 1
b/ Tìm đạo hàm của hàm số tại x = 6
Đề 7 – a/ Tìm đạo hàm của hàm số 
b/ Tìm đạo hàm theo x của hàm số ; với giá trị nào của x thì y’= 0?
4 – Một số kinh nghiệm rút ra :
Qua hai năm thực hiên cách làm trên bản thân tôi rút ra được một số ưu điểm và nhược điểm của cách ra đề kiểm tra trên như sau:
 + Thực hiện được chủ trương chính sách của Đảng và tiêu chí của năm học
	đó là chống tiêu cực trong kiểm tra thi cử, học thật lấy điểm đúng.
 + Bản thân học sinh biết được trình độ năng lực của bản thân mà có được sự 
 cố gắng cần thiết trong học tập, hay nói cách khác học sinh biết được kết 
 quả thực của bản thân mà cố gắng. Trong một chừng mức nào đó nâng cao 
 được kết quả học tập của học sinh.
 + Đánh giá được gần sát mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh 
 + Phát hiên rất rõ nhược điểm về kỹ năng của từng học sinh từ đó mà giáo viên lẫn học sinh có thể trao đổi cách dạy và học cho hợp lý. Hoặc có kế hoạch bồi dưỡng phụ đạo cho cho học sinh những kiến thức còn thiếu và còn khuyết.
b) Nhược điểm của cách làm trên:
	- Do biết được kiến thức thực của bản thân mình mà một số em học sinh lo sợ không được lên lớp nảy sinh ra những hành động tiêu cực đó là bỏ học.Điều này giáo viên phải biết được trước mà có cách động viên học sinh cố gắng học để có kiến thức. Vì thế mà bản thân giáo viên khi ra đề bước đầu cũng chỉ nên ở mức dễ để rèn học sinh có thói quen mà học tập nâng dần kiến thức của mình lên.
	- Vì ra nhiều đề nên giáo viên làm việc nhiều mất thời gian Do đó nên ra đề ở mức độ trung bình hoặc dưới trung bình, do đặc thù về trình độ của học sinh trung tâm ở mức trên cũng đã đạt kết quả theo yêu cầu.
5 - Kết luận
Có thể còn nhiều sai sót trong việc ra đề kiểm tra theo cách trên và cũng có nhiều ưu điểm , Tại đây tôi nêu ra cho các bạn cùng tham khảo trao đổi để xem ta có thể áp dụng được trong những trường hợp cho phép giúp giáo viên có được cách căn cứ đánh giá học sinh được sát thực hơn chống được những gì giáo viên chúng ta thường hay mắc phải: “ kêu học sinh học kém mà khi kiểm tra lại thấy học sinh có điểm cao không biết làm cách nào”
	Mong các bạn đóng góp
	Đà bắc ngày 16/5/2009
	người viết
	Nguyễn Bình Linh

File đính kèm:

  • docChong tieu cuc trong kiem tra.doc
Giáo án liên quan