Môn thi: Hóa học Thời gian: 90 phút (Không tính thời gian phát đề)

Câu 1. (2 điểm)

Đun nóng hỗn hợp A dạng bột có khối lượng 39,3 gam gồm các kim loại Mg, Al, Fe và Cu trong không khí dư oxi đến khi thu được hỗn hợp rắn có khối lượng không đổi là 58,5 gam.

Viết các PTHH biểu diễn các phản ứng xảy ra và tính thể tích khí oxi (đktc) đã tác dụng với hỗn hợp kim loại.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn thi: Hóa học Thời gian: 90 phút (Không tính thời gian phát đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn thi: Hóa học
Thời gian: 90 phút (Không tính thời gian phát đề)
Câu 1. (2 điểm)
Đun nóng hỗn hợp A dạng bột có khối lượng 39,3 gam gồm các kim loại Mg, Al, Fe và Cu trong không khí dư oxi đến khi thu được hỗn hợp rắn có khối lượng không đổi là 58,5 gam.
Viết các PTHH biểu diễn các phản ứng xảy ra và tính thể tích khí oxi (đktc) đã tác dụng với hỗn hợp kim loại.
Câu 2. (1,5 điểm)
Cho 16,25 gam kẽm tác dụng hết với dung dịch axit clohidric, cho toàn bộ lượng khí hidro được tạo tạo thành tác dụng với lượng dư đồng (II) oxit nung nóng để khử oxit đó thành đồng kim loại. Tính khối lượng đồng thu được.
Câu 3. (2 điểm)
Khử hoàn toàn một lượng sắt (III) oxit bằng bột nhôm vừa đủ. Ngâm sắt thu được sau phản ứng trong dung dịch đồng (II) sunfat, sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,56 gam đồng.
a. Viết các PTHH. 
b. Tính khối lượng sắt (III) oxit đã dùng.
c. Tính khối lượng bột nhôm đã dùng.
Câu 4 (2,5 điểm)
Trên hai đĩa cân để hai cốc đựng dung dịch axit clohidric và axit sunfuric, cân ở vị trí thăng bằng.
- Cho vào cốc đựng dung dịch axit clohidric 25 gam canxi cacbonat (CaCO3).
- Cho vào cốc đựng dung dịch axt sunfuric a gam nhôm.
Sau khi phản ứng kết thúc, cân vẫn ở vị trí thăng bằng.
Tính a, biết có các phản ứng xảy ra: CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2
2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2
Câu 5 (2 điểm)
Cho 60,5 gam hỗn hợp 2 kim loại kẽm và sắt tác dụng hết với dung dịch axit clohidric. Thành phần phần trăm khối lượng của sắt trong hỗn hợp kim loại là 46,289%. Tính:
a. Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b. Thể tích khí hidro (đktc) thu được.
c. Khối lượng của các muối tạo thành.
(Biết: Zn = 65; O = 16; Cu = 64; Fe = 56; Al = 27; Ca = 40; C = 12; Cl = 35,5)
Đáp án và biểu điểm
Câu 1.(2 điểm)
PTHH: 2Mg + O2 2MgO 0,25đ
4Al + 3O2 2Al2O3¬ 0,25đ
3Fe + 2O2 Fe3O4 0,25đ
2Cu + O2 2CuO 0,25đ
Theo ĐLBTKL: mhỗn hợp kim loại + moxi = m hỗn hợp oxit 0,25đ
m oxi = m hỗn hợp oxit¬ – m hỗn hợp kim loại 
= 58,5 – 39,3 = 19,2 g. 0,25đ
Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng: 0,5đ
Câu 2 (1,5 điểm)
Số mol kẽm: 0,25đ
PTHH: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 0,25đ
0,25 0,25 0,25đ
H2 + CuO Cu + H2O 0,25đ
0,25 0,25 0,25đ
Khối lượng đồng thu được: 0,25.64 = 8g. 0,25đ
Câu 3 (2điểm)
a. PTHH: Fe2O3 + 2Al 2Fe + Al2O3 0,25đ
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu 0,25đ
b. 0,25đ
PTHH: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu 
0,04 0,04 0,25đ
Fe2O3 + 2Al 2Fe + Al2O3 
0,02 0,04 0,04 0,5đ
Khối lượng sắt (III) oxit đã dùng: 0,02.160 = 3,2g. 0,25đ
Khối lượng nhôm đã dùng: 0,04.27 = 1,08g 0,25đ
Câu 4 (2,5 điểm)
0,5đ
PTHH: CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2
0,25 0,25 0,25đ
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
0,25đ
Khối lượng cốc (1) tăng: 25 – (0,25.44) = 14g. 0,5đ
Vì sau phản ứng, cân vẫn ở vị trí thăng bằng 
Khối lượng cốc (2) cũng tăng 14g. 0,5đ
0,5đ
Câu 5 (2 điểm)
a. mFe = 60,5 . 46,289% = 28g mZn = 32,5g. 0,5đ
Số mol của Fe: 0,125đ
Số mol của Zn: 0,125đ
PTHH: Fe + 2HCl FeCl2 + H2 0,25đ
0,5 0,5 0,5 0,25đ
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 0,25đ
0,5 0,5 0,5
b. Thể tích khí hidro (đktc) thu được: (0,5 + 0,5).22,4 = 22,4(l). 0,25đ
c. Khối lượng của các muối tạo thành:
0,25đ

File đính kèm:

  • docDe hsg hoa 8.doc
Giáo án liên quan