Luật đẩy gậy

Điều 1: Sân thi đấu

1.1 Sân thi đấu đẩy gậy hình tròn đường kính là 5m, vạch giới hạn rộng 0,05m và nằm trong phạm vi của sân có màu trắng hoặc khác với màu nền sân.

1.2 Tâm của sân thi đấu là đường tròn đường kính 0,2m.

1.3 Hình vuông bao quanh sân đấu (khu vực an toàn) cách sân đấu tối thiểu 2m.

 

doc14 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3298 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật đẩy gậy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 3 phút 
Điều 9 : Cách phân định thắng thua trong 1 hiệp đấu. 
VĐV thắng 1 hiệp khi : 
9.1 Đẩy đổi phương ngã hoặc có 1 điểm bất kỳ của cơ thể ngoài 2 bàn chân chạm nền sân. 
9.2 Đẩy 1 chân hoặc cả 2 chân của đổi phương ra khỏi vạch giới hạn của sân đấu. 
9.3 Làm cho đối phương 2 tay rời khỏi gậy 
9.4 Làm cho đối phương để đầu gậy cao hơn vai 
9.5 Làm cho đối phương để đầu gậy chạm nền sân hoặc vượt ra khỏi vạch giới hạn của sân đấu. 
9.6 Làm cho đối phương cầm 1 hoặc 2 tay vượt qua phần gậy của mình. 
9.7 Đối phương bỏ cuộc hoặc ngưng trận do trấn thuơng khong thể thi đấu tiếp. 
9.8 Đối phương bị truất quyền thi đấu. 
Điều 10 : Cách cầm gậy.
10.1 VĐV chỉ được dùng bàn tay và các ngón tay để cầm gậy (có thể đi găng tay) được phép tỳ vào phần cơ thể từ thắt lưng trở xuống đến đầu gối nhưng không được rời 2 tay khỏi gậy 
10.2 Khi chuẩn bị thi đấu, điểm giữa gậy phải ở đúng tâm của sân thi đấu và VĐV phải cầm gậy song song với sân đấu, không được cầm vượt quá phần gậy quy định của mỗi bên. 
Điều 11 : Cách tính điểm và xếp hạng. (áp dụng trong thi đấu vòng tròn) 
11.1 Cách tính điểm : VĐV thắng trận đấu được 2 điểm, VĐV thua 1 điểm, VĐV bỏ cuộc 0 điểm. 
11.2 Cách xếp hạng : Cộng tất cả điểm VĐV đạt được trong từng bảng đấu, vòng đấu nếu VĐV nào nhiều điểm hơn sẽ xếp trên. 
- Trong trường hợp 2 VĐV bằng điểm nhau thì VĐV nào thắng trong lần gặp nhau trực tiếp sẽ xếp trên. 
- Trong trường hợp 3 VĐV trở lên bằng điểm nhau thì xét hiệu số hiệp thắng trên hiệp thua VĐV nào cao hơn sẽ xếp trên 
Điều 12 : Lỗi vi phạm. 
12.1 Vận động viên không được vi phạm các điều cấm sau đây: 
12.1.1 Cố tình tháo đầu gậy (giật gậy chuyển tư thế khác tư thế ban đầu 1 cách đột ngột, rời tay khỏi gậy đột ngột khi đang thi đấu). 
12.1.2 Không nhiệt tình thi đấu hoặc có thái độ thi đấu không đúng mức (cố tình không thi đấu dứt điểm). 
12.1.3 Có hành động thô bạo, có hành vi phản ứng, không tuân thủ lệnh trọng tài. 
12.1.4 Có lời nói, hành vi thiếu văn hoá xúc phạm ban tổ chức, trọng tài, đối phương và khán giả… 
12.2 Các VĐV vi phạm các điều kiện cấm trên sẽ bị trọng tài xử phạt tuỳ theo mức độ sai phạm : 
12.2.1 Nhắc nhở (nhắc nhở 3 lần bằng 1 lần cảnh cáo). 
12.2.2 Cảnh cáo (cảnh cáo 3 lần bị truất quyền thi đấu). 
12.2.3 Nếu vi phạm lỗi (12.1.1) trong điều 12 sẽ bị xử thua hiệp đó. 
12.2.4 Truất quyền thi đấu. 
Điều 13 : Thủ tục trận đấu: 
13.1 Khi bắt đầu một trận đấu, trọng tài phát thanh giới thiệu trận đấu (tên VĐV, đơn vị, màu đai, trọng tài chính điều khiển trận đấu và trọng tài biên. 2 VĐV chuẩn bị cho trận đấu về ngồi tại ghế dành cho VĐV. 
13.2 Khi trọng tài phát thanh giới thiệu VĐV nào thì VĐV đó đứng dậy cúi chào Ban tổ chức và khán giả, sau đó trọng tài phát thanh giới thiệu đến tổ trọng tài điều khiển trận đấu (tên trọng tài chính và trọng tài biên). 
13.3 Trọng tài chính điều khiển trận đấu ra giữa sân thi đấu mặt hướng về bàn Ban tổ chức thổi 2 hồi còi đồng thời hai tay giơ ngang vai, bàn tay ngửa hướng về phía 2 VĐV, sau đó làm động tác gấp khuỷu tay, hai lòng bàn tay hướng vào nhau, muĩ tay hướng lên trên, khi 2 VĐV đã vào sân trọng tài chính cho 2 VĐV bốc thăm để chọn sân và chọn đầu gậy. 
13.4 Chuẩn bị cho trận đấu : Sau khi các VĐV đã hoàn tất thủ tục chuẩn bị thi đấu, trọng tài chính dùng khẩu lệnh “ cầm gậy” các VĐV mới được phép cầm gậy theo quy định của luật, trọng tài chính một tay cầm chính giữa gậy, mắt quan sát 2 VĐV, khi các VĐV đã ở tư thế sắn sàng, đúng luật hô dự lệnh “chuẩn bị” sau đó thổi một hồi còi ngắn làm “động lệnh” cho hiệp đấu bắt đầu đồng thời buông tay cầm gậy ra. 
13.5 Khi kết thúc hiệp đấu trọng tài chính tuyên bố VĐV thắng hiệp đấu bằng cách trọng tài chính và VĐV mặt hướng về Ban tổ chức, dùng tay cầm tay VĐV thắng giơ lên cao để báo hiệu VĐV thắng, đồng thời trọng tài phát thanh tuyên bố tên VĐV thắng hiệp đấu, sau đó cho 2 VĐV nghỉ 90 giây. 
13.6 Hiệp 2 các vận động viên đổi đầu gậy và đổi vị trí trên sân 
13.7 Nếu sau 2 hiệp chưa phân định được VĐV thắng cuộc, 2 VĐV nghỉ 90 giây sau đó tiếp tục thi đấu hiệp 3 (hiệp quyết thắng) các VĐV sẽ bốc thăm lại để chọn sân và chọn đầu gậy. 
13.8 Khi kết thúc trận đấu trọng tài chính và 2 VĐV mặt hướng về Ban tổ chức trọng tài chính hai tay cầm tay 2 VĐV, khi trọng tài phát thanh tuyên bố tên VĐV thắng cuộc và tỷ số trận đấu trọng tài chính cầm tay VĐV thắng cuộc giơ lên cao, sau đó các VĐV rời sân. 
CHƯƠNG IV 
BAN TỔ CHỨC VÀ TRỌNG TÀI 
Điều 14 : Thành phần Ban tổ chức. 
14.1 Ban tổ chức cuộc thi do thủ trưởng cơ quan tổ chức cuộc thi trực tiếp ra quyết định thành lập. 
14.2 Ban tổ chức cuộc thi chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác tổ chức giải 
14.3 Thành phần của Ban tổ chức cuộc thi gồm : 
+ Trưởng ban tổ chức 
+ Các phó trưởng ban tổ chức 
+ Các uỷ viên ban tổ chức 
14.4 Trưởng ban tổ chức ra quyết định thành lập các tiểu ban giúp việc cho Ban tổ chức như : Tiểu ban chuyên môn, Tiểu ban tài chính, Tiểu ban cơ sở vật chất tuyên truyền khánh tiết, Tiểu ban bảo vệ Y tế… 
Điều 15 : Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban tổ chức. 
15.1 Điều hành các tiểu ban thực hiện công việc chuẩn bị cho cuộc thi. 
15.2 Điều hành cuộc thi diễn ra đúng Luật và Điều lệ. 
15.3 Công nhận và công bố kết quả thi đấu. 
15.4 Giải quyết các ý kiến khiếu nại của các đoàn. 
15.5 Trao tặng huy chương, giải thưởng, tặng phẩm… 
15.6 Xét và trao quyết định các hình thức kỷ luật đối với các cá nhân, tập thể vi phạm luật, điều lệ cuộc thi. 
15.7 Công bố kết quả cuộc thi cho các cơ quan tuyên truyền đại chúng. 
Điều 16 : Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng Ban tổ chức. 
16.1 Trưởng ban tổ chức là người chịu trách nhiệm toàn bộ về cuộc thi. 
16.2 Phân công, đôn đốc và kiểm tra mọi công việc của ban tổ chức và trọng tài. 
16.3 Trực tiếp điều hành các cuộc họp của ban tổ chức, trọng tài và các trưởng đoàn, huấn luyện viên về công tác tổ chức, chuyên môn. 
16.4 Là người có quyết định cuối cùng về việc giải quyết các khiếu nại
Điều 17 : Nhiệm vụ, quyền hạn của phó trưởng ban tổ chức. 
Giúp việc cho trưởng ban tổ chức có các Phó trưởng ban tổ chức. 
17.1 Các phó trưởng ban tổ chức chịu trách nhiệm về các phần việc được trưởng ban tổ chức phân công, 
17.2 Phó trưởng ban tổ chức được quyền thay thế trưởng ban tổ chức khi trưởng ban tổ chức uỷ quyền. 
Điều 18 : Thành phần ban trọng tài. 
18.1 Ban trọng tài do thủ trưởng cơ quan tổ chức cuộc thi hoặc trưởng ban tổ chức ra quyết định thành lập. 
18.2 Tuỳ thuộc vào tính chất của giải để quyết định thành phần của ban trọng tài. Ban trọng tài gồm : 
18.2.1 Tổng trọng tài và phó tổng trọng tài. 
18.2.2 Các trọng tài khác như : trọng tài bấm giờ, trọng tài phát thanh, trọng tài trống,… 
18.2.3 Tổng thư ký và các thư ký viên. 
18.2.4 Ban trọng tài có nhiệm vụ điều khiển các cuộc thi theo chương trình thi đấu đã được ban tổ chức quyết định và theo các điều khoản của luật đẩy gậy hiện hành. 
Điều 19 : Nhiệm vụ và quyền hạn của tổng trọng tài : 
19.1 Nhiệm vụ của tổng trọng tai : 
19.1.1 Họp các thành viên trong ban trọng tài. Tổ chức tập huấn trọng tài. 
19.1.2 Giám sát, chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong ban trọng tài. 
19.1.3 Kiểm tra toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, các điều kiện đảm bảo cho thi đấu theo đúng Luật quy định. 
19.1.4 Tổ chức các cuộc thi đấu theo đúng luật và điều lệ quy định 
19.1.5 Sắp xếp chương trình thi đấu. 
19.1.6 Phân công các trọng tài cho từng trận đấu một cách công bằng, khách quan. 
19.1.7 Giải quyết các trường hợp khiếu nại của các đơn vị và quyết định kết quả của trận đấu sau khi tham khảo ý kiến của các trọng tài điều khiển trận đấu. 
19.1.8 Tiến hành các cuộc họp trọng tài trước hoặc sau buổi thi đấu để rút kinh nghiệm và đánh giá công việc của từng thành viên trong ban trọng tài. 
19.1.9 Là người giải quyết và chịu trách nhiệm chính về kết quả của giải 
19.1.10 Ký duyệt vào biên bản tổng kết kết quả thi đấu sau khi kết thúc giải 
19.2 Quyền hạn của tổng trọng tài 
19.2.1 Tuyền bố hoãn cuộc thi nếu địa điểm, trang thiết bị dụng cụ thi đấu không đảm bảo theo đúng luật và an toàn cho thi đấu (khi đã báo cáo và được phép của truởng ban tổ chức) 
19.2.2 Dừng trận đấu tạm thơì nếu gặp sự cố về thời tiết kỹ thuật gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc thi, thời gian tạm ngừng tối đa là 60 phút, nếu quá thời gian thì có quyền hoãn cuộc thi. (khi đã báo cáo và được phép của Trưởng ban tổ chức) 
19.2.3 Được phép đề nghị Trưởng ban tổ chứ đình chỉ hoạt động của trọng tài từng trận đấu hay toàn bộ cuộc thi nếu trọng tài không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có những sai phạm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến cuộc thi. 
19.2.4 Nhắc nhở cảnh cáo, truất quyền thi đấu khi vận động viên không đủ trình độ chuyên môn, thể lực hoặc vi phạm luật 
Điều 20 : Nhiệm vụ và quyền hạn của phó tổng trọng tài: 
20.1 Phó tổng trọng tài chịu trách nhiệm phụ trách phần việc được tổng trọng tài uỷ nhiệm. 
20.2 Thay tổng trọng tài giải quyết, điều hành công việc khi được Tổng trọng tài uỷ quyền (khi đã báo cáo và được phép của trưởng ban tổ chức) 
Điều 21 : Nhiệm vụ của tổng thư ký : 
21.1 Điều hành các công việc của ban thư ký. 
21.2 Nhận hồ sơ đăng ký của các đội. 
21.3 Ghi biên bản cân đo VĐV 
21.4 Ghi biên bản cuộc họp giữa ban tổ chức, trọng tài, và các lãnh đội. 
21.5 Tổ chức bốc thăm, xếp lịch thi đấu, chuẩn bị văn bản cho tổng trọng tài 
21.6 Ghi biên bản từng trận đấu 
21.7 Tổng hợp kết quả thi đấu 
21.8 Trình tổng trọng tài kết quả tổng hợp của toàn bộ cuộc thi 
Điều 22 : Nhiệm vụ và quyền hạn của trọng tài chính 
22.1 Nhiệm vụ của trọng tài chính : 
22.1.1 Điều khiển trận đấu theo luật bằng tiếng còi và khẩu lệnh 
22.1.2 Dùng tiếng còi ra lệnh cho 2 VĐV thi đấu (1 hồi còi ngắn) hoặc dừng thi đấu (2 hồi còi ngắn) 
22.2 Quyền hạn cuả trọng tài chính: Trọng tài chính cho dừng trận đấu bằng còi trong các trường hợp sau 
22.2.1 Khi đã xác định được vận động viên thắng 
22.2.2 Một trong 2 VĐV vi phạm lôĩ 
22.2.3 VĐV bị chấn thương 
22.2.4 Khi tổng trọng tai, phó tổng trọng tài, trọng tai biên có đè nghị 
22.2.5 Khi vận động viên có đề nghị (

File đính kèm:

  • docluat day gay.doc
Giáo án liên quan