Lịch sử địa phương - Bài 2: Chùa Tràng Cát
Chùa Tràng Cát còn có tên chữ là “Hưng Khánh tự” ở làng Tràng Cát, xã Kim An, huyện Thanh Oai được Bộ Văn hóa cấp bằng di tích lịch sử văn hóa cùng theo quyết định của đình, số 177 VH/QĐ ngày 5/3/1990.
- Chùa Tràng Cát nằm ở đâu? Được công nhận di tích lich sử năm nào?
Chùa Tràng Cát là công trình kiến trúc tôn giáo thờ phật theo phái Đại thừa, được xây dựng vào thế kỷ XVII, căn cứ vào tấm bia hậu đặt sau chùa có niên Đại Cảnh Trị thứ 6 (1668). Trong các thế kỷ XVIII,XIX chùa có được tu sửa nhiều lần và dấu tích còn lại có ghi ở quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh thứ (1793), trên cột cái hàng thứ hai từ trong ra ở Hậu cung có ghi nguyên niên đại sửa là năm Quý Dậu triều vua Gia Long 13(1814)
- Chùa Tràng Cát được xây dựng vào thời gian nào?
Hiện chùa còn tòa Bái đường, tòa Hậu cung, sân chùa và vườn chùa. Chùa có hình chữ đinh (J) với Tòa Bái đường gồm 5 gian 2 chái và tòa Hậu cung 2 gian một trái. Kết cấu vì kèo theo lối thượng rường hạ kẻ, trên câu đầu có đấu nhỏ đỡ hai con rường, mặt ngoài chạm hoa lá cách điệu, trên mặt hổ phù ở thượng lương có khắc chữ hỷ. Tòa Hậu cung có mái chạy ăn vào ½ mái tòa Bái đường và ba vì kèo độc lập thượng rường hạ kẻ và hai vì kèo liên quan tới tòa Bái đường.
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Bài 2: CHÙA TRÀNG CÁT Chùa Tràng Cát còn có tên chữ là “Hưng Khánh tự” ở làng Tràng Cát, xã Kim An, huyện Thanh Oai được Bộ Văn hóa cấp bằng di tích lịch sử văn hóa cùng theo quyết định của đình, số 177 VH/QĐ ngày 5/3/1990. Chùa Tràng Cát nằm ở đâu? Được công nhận di tích lich sử năm nào? Chùa Tràng Cát là công trình kiến trúc tôn giáo thờ phật theo phái Đại thừa, được xây dựng vào thế kỷ XVII, căn cứ vào tấm bia hậu đặt sau chùa có niên Đại Cảnh Trị thứ 6 (1668). Trong các thế kỷ XVIII,XIX chùa có được tu sửa nhiều lần và dấu tích còn lại có ghi ở quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh thứ (1793), trên cột cái hàng thứ hai từ trong ra ở Hậu cung có ghi nguyên niên đại sửa là năm Quý Dậu triều vua Gia Long 13(1814) Chùa Tràng Cát được xây dựng vào thời gian nào? Hiện chùa còn tòa Bái đường, tòa Hậu cung, sân chùa và vườn chùa. Chùa có hình chữ đinh (J) với Tòa Bái đường gồm 5 gian 2 chái và tòa Hậu cung 2 gian một trái. Kết cấu vì kèo theo lối thượng rường hạ kẻ, trên câu đầu có đấu nhỏ đỡ hai con rường, mặt ngoài chạm hoa lá cách điệu, trên mặt hổ phù ở thượng lương có khắc chữ hỷ. Tòa Hậu cung có mái chạy ăn vào ½ mái tòa Bái đường và ba vì kèo độc lập thượng rường hạ kẻ và hai vì kèo liên quan tới tòa Bái đường. Khuôn viên chùa như thế nào? Trong lòng tòa Bái đường có hai bức cốn có chạm khắc và 5 bức đại tự, có bức kèm theo y môn. Bức cốn phía trên giữa cột cái và cột quân ở phía ngoài miêu tả cảnh rùa vàng bơi trên hồ sen, trên lưng đội một lá sen, hai bông sen khác nở mãn khai đỡ lấy đuôi một con nghê và bên vó chân con long mã. Cốn phía trong có rồng, cá chép, long mã và rùa. Đặc biệt chùa Tràng Cát còn có những bài thơ khắc trên những thành tố hiện vật kiến trúc. Trong chùa có cảnh gì? Nêu ý nghĩa các bài thơ trong chùa tràng Cát mà em biết? Bài thứ nhất: Phiên âm: Quán phổ dương dương thịnh Thuyền môn sở thánh hiền Khánh khiết đa thiểu niên Dương chỉ nguyệt truyền duyên. Dịch thơ: Chùa cổ đông đúc từ xưa Đây đôi đứng đầu của phật Cửa ít nhưng lòng thành thật Thì phúc hưởng mãi về sau Bài thứ hai: Phiên âm: Phương phiêu chí khí Nhiễu đài thượng lúc Hữu giao văn biên Chung phương ác uyển Hào quang lai ứng Hiệu mê tâm khổ Độ phái từ thuyền Dịch thơ: Khói hương tỏa xa Thơm tho quanh chùa Giữa mùa kinh kệ Cảnh chùa lưu giữ Chứng khám Phật về Người qua bến mê Độ thuyền bát nhã Bài thứ ba: Bài minh văn trên quả chuông Hưng khánh ngọn chùa Bản xã Tràng Cát Dựng lên nguy nga Tiếng Ngân vọng xa Vang như tiếng sấm Thời gian đổi mùa Ba tòa vẫn vững Chúng dân đến nhà Tự nhiên nghiêm cẩn Lẽ đời bể dâu Khi ẩn khi hiện Việc đời phi thường Đất này Tràng Cát Muôn thủa vững bền.
File đính kèm:
- Lich su dia phuong bai 2Chua Trang Cat.doc