Lịch báo giảng tuần 3 lớp 4

I - MỤC TIÊU - YÊU CẦU:

- Nêu được ví dụ về sự vượt khó khăn trong học tập.

- Biết được vượt khó trong học tập sẽ giúp em học tập mau tiến bộ.

- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.

- Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.

- HS cần biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập.

- Quý trọng và học tập những tấm gương vượt khó trong cuộc sống và trong học tập .

II - ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:

GV : - SGK

 - Một số mẫu chuyện ,tấm gương vượt khó trong học tập.

HS : - SGK

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc33 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lịch báo giảng tuần 3 lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc nối tiếp đoạn.
- G.v sửa cho hs cách đọc, phát âm.
- Hướng dẫn hs hiểu nghĩa một số từ ngữ khó.
- G.v đọc mẫu toàn bài.
c. Tìm hiểu bài:
Đoạn 1:
- Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi nào?
- Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
- Điều gì đã khiến ông lão trông thảm hại như vậy?
- Gọi hs nêu ý chính đoạn 1.
- Gv nhận xét.
Đoạn 2:
- Cậu bé đã làm gì để chứng tỏ tình cảm của cậu với ông lão ăn xin?
- Hành động và lời nói ân cần của cậu chứng tỏ tình cảm của cậu với ông lão như thế nào?
- Em hiểu “tài sản”,“lẩy bẩy” như thế nào?
- Gọi hs nêu ý chính đoạn 2.
- Gv nhận xét.
Đoạn 3: 
- Cậu bé không có gì để cho ông lão nhưng ông lại nói với cậu như thế nào?
- Em hiểu là cậu bé đã cho ông lão cái gì?
- Những chi tiết nào thể hiện điều đó?
- Sau câu nói của ông lão, cậu bé cảm thấy như cũng mình nhận được một thứ gì đó từ ông. Theo em cậu bé đã nhận được gì?
- Nội dung chính của bài?
c, Đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn h.s đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho h.s thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Gv liên hệ bài để giáo dục hs.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
- Chuẩn bị: Một người chính trực. 
- Hs đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Hs nhận xét bạn đọc và trả lời.
- Tranh vẻ cảnh trên đường phố có một ông lão ăn xin nghèo khổ và một cậu bé nắm tay trò chuyện với ông lão.
- H.s chia đoạn.
- H.s đọc nối tiếp đoạn trước lớp 2 – 3 lượt.
- H.s đọc theo nhóm 3.
- Hs đọc chú giải để hiểu nghĩa từ.
- 1 – 2 h.s đọc toàn bài.
- H.s chú ý nghe g.v đọc mẫu.
- H.s đọc đoạn 1.
- Gặp khi đang đi trên phố, ông đứng ngay trước mặt cậu.
- Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt,…
- Sự nghèo đói khiến ông lão thảm hại như vậy.
* ý 1: Ông lão ăn xin thật đáng thương.
- H.s đọc đoạn 2.
- Cậu bé lục tìm hết túi nọ đến túi kia để tìm một cái gì đó cho ông lão, cậu nắm chặt tay ông.
- Cậu nói với ông lão: Ông đừng giận cháu,cháu không có cái gì để cho ông cả.
- Chứng tỏ cậu là người tốt bụng, cậu chân thành xót thương cho ông lão, tôn trọng và muốn giúp đỡ ông.
- Tài sản: của cải, tiền bạc.
- Lẩy bẩy: run rẩy, yếu đuối, không tự chủ được.
* ý 2: Cậu bé xót thương ông lão, muốn giúp đỡ ông.
- H.s đọc đoạn 3.
- Ông nói: Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
- Cậu bé đã cho ông tình cảm, sự cảm thông và thái độ tôn trọng.
 - Cậu cố gắng lục tìm một thứ gì đó. Cậu xin lỗi chân thành và nắm chặt tay ông.
- Cậu nhận được ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm. Ông đã hiểu được tấm lòng của cậu bé.
* ý 3: Sự đồng cảm của ông lão ăn xin và cậu bé.
- Nội dung bài: ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin. 
- H.s luyện đọc diễn cảm.
- H.s thi đọc diễn cảm.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
**********************************
TOÁN
TIẾT 13 : LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU:
- Đọc, viết thành thạo các số đến lớp triệu .
- Nhận biết giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. 
- Bài 1 chỉ nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số. Bài 2 (a,b) ; bài 3 (a) ; bài 4. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bảng thống kê trong bài tập 3.
 - Bảng viết sẵn bảng số bài tập 4.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Tiến trình tiết học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: (1’)
2. KTBC :(4’)
3 - Dạy bài mới :
 v Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. (1’)
v Hoạt động 2 : Luyện tập thực hành. (30’)
4.Củng cố: (3’)
5.Dặn dò: (2’)
 - GV gọi 1 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập dòng 2 bài 2 của tiết 12, kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
- Gv hỏi để củng cố về các của mỗi lớp.
- GV chữa bài, nhận xét cho điểm HS.
a. Giới thiệu bài: Bài luyện tập hôm nay giúp các em củng cố về đọc, viết thành thạo các số đến lớp triệu .Nhận biết giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
b. Hướng dẫn luện tập:
Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc, viết số, sắp xếp thứ tự các số đến lớp triệu .
Bài 1: Đọc số và nêu giá trị của chữ số 3 và 5 trong mỗi số sau.
- Gv lần lượt viết các số lên bảng:
a) 35 627 449 ; b) 123 456 789
c) 82 175 263 ; d) 850 003 200
- Yêu cầu đọc số và chỉ nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số (không nêu giá trị chữ số 5).
- Gv nhận xét.
Bài 2: Viết số, biết số đó gồm:
- Yêu cầu 2 hs lên bảng lớp viết số, hs còn lại làm vào vở.
- Yêu cầu 2 hs viết bảng đọc lại số vừa viết.
 - Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:
- G.v treo bảng số liệu.
- Bảng số liệu thống kê nội dung gì?
- Nêu số dân của từng nước trong bảng.
- Trả lời các câu hỏi a) sgk (bỏ câu b)
Nhận xét, đánh giá.
Bài 4: 
* Gv giời thiệu cho hs biết thêm (Một nghìn triệu gọi là một tỉ) 
- G.v viết: 1 000 000 000.
- 1 tỉ gồm mấy chữ số là những chữ số nào?
- Gv viết các số từ tròn tỉ 1 tỉ đến 10 tỉ
- Yêu cầu hoàn thành bảng sgk.
- Nhận xét.
- Gv cho hs lên bảng thi đua viết số và đọc số đến hàng tỉ, chục tỉ, trăm tỉ.
- Vậy lớp tỉ gồm có mấy hàng? Đó là những hàng nào? 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh.
 - Dặn dò HS về nhà làm BT5 và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
+ Đọc các số: 85 000 120; 
178 320 005; 1 000 001
- Hs lắng nghe.
- H.s nêu yêu cầu của bài.
- H.s đọc số và xác định giá trị của chữ số 3 trong mỗi số (không nêu giá trị chữ số 5).
- Hs nhận xét bạn đọc số và giá trị chữ số 3 vừa nêu.
- H.s nêu yêu cầu của bài.
- 2 H.s lên bảng viết, cả lớp viết vào vở :5 760 342 ; 5 706 342
50 076 342 ; 57 634 002.
- Hs nhận xét cách viết số và đọc số của 2 bạn.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Quan sát bảng số liệu.
- Bảng thống kê dân số một nước vào tháng 12/ 1999.
- H.s trả lời các câu hỏi a) sgk.
+ Nước Ấn Độ có số dân nhiều nhất là 989 200 000 dân.
+ Nước Lào có số dân nhiều nhất là : 5 300 000 dân.
- Hs nhận xét.
- H.s chú ý nghe.
- Hsla8ng1 nghe và theo dõi cách viết số 1 tỉ của gv.
- Hs: số 1 tỉ gồm 10 chữ số. Đó là chữ số 1 đứng đầu và có 9 chữ số 0 đứng liền sau số 1.
- Hs chú ý theo dõi.
- H.s hoàn thành bảng.
- Hs thi đua viế số.
- Hs lớp tỉ có 3 hàng. Đó là hàng trăm tỉ, chục tỉ, hàng tỉ.
- Hs nhận xét.
- HS lắng nghe.
**********************************
ĐỊA (Tiết 3)
BÀI: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Dao, Mông, …
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn:
+ Trang phục: Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng, trang phục của các dân tộc được may, thêu, trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ …
+ Nhà sàn được làm bằng các vật liệu tre, nứa.
- HS khá, giỏi: Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm thấp và thú dữ.
- Có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở vùng núi 
 Hoàng Liên Sơn
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tiến trình tiết học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. KTBC :(4’)
3 - Dạy bài mới :
 v Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. (1’)
v Hoạt động 2 : Hoàng Liên Sơn-nơi cư trú của một số dân tộc ít người (10’)
v Hoạt động 3: Tìm hiểu bản làng với nhà sàn. (10’)
v Hoạt động 4: Tìm hiểu chợ phiên, lễ hội và trang phục của họ. (10’)
4.Củng cố: (3’)
5.Dặn dò: (2’)
Dãy núi Hoàng Liên Sơn
- Hãy chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ tự nhiên Việt Nam & cho biết nó có đặc điểm gì?
- Khí hậu ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn như thế nào?
- GV nhận xét
a. Giới thiệu bài: Gv nêu tóm tắt mục tiêu bài Một số dân tộc ở Hoàng Liên sơn. 
b. Hoàng Liên Sơn - nơi cư trú của một số dân tộc ít người.
- Dân cư ở vùng núi Hoàng Liên Sơn đông đúc hơn hay thưa thớt hơn so với vùng đồng bằng?
- Kể tên các dân tộc ít người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.	
- Xếp thứ tự các dân tộc (Dao, Thái, Mông) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao.
- Hãy giải thích vì sao các dân tộc nêu trên được gọi là các dân tộc ít người?
- Người dân ở khu vực núi cao thường đi bằng phương tiện gì? Vì sao?
- GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
c. Bản làng với nhà sàn.
- Y/c HS đọc sgk, quan sát tranh, ảnh về bản làng, nhà sàn rồi TL nhóm 4.
- Bản làng thường nằm ở đâu?
- Bản có nhiều nhà hay ít nhà?
- Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn?
- Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?
- Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây?
- Gọi hs trình bày.
- GV nhận xét & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
d. Chợ phiên, lễ hội, trang phục.
- Tổ chức cho h.s thảo luận nhóm đôi.
Chợ phiên là gì? Nêu những hoạt động trong chợ phiên ?
- Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ? Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hoá này? (dựa vào hình 3)
- Lễ hội của các dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì?
- Mô tả trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 4, 5, 6
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- Ở Hoàng Liên Sơn có những dân tộc nào sinh sống? Nhà cửa của họ xây dựng ra sao?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương hs
- Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn
- Hs hát.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Hs nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc SGK, làm việc cá nhân.
- Dân cư ở vùng núi Hoàng Liên Sơn thưa thớt hơn ở đồng bằng.
- Ở Hoàng Liên Sơn có các dân tộc: Thái, Dao, Mông
- Theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao: Thái dưới 700m; Dao từ 700m-1000m; Mông trên 1000m.
- Vì các dân tộc này có số người ít hơn rất nhiều so với dân tộc Kinh.
- Người ở khu vực núi cao thường đi lại là đi bộ hoặc bằng ngựa.
- H.s quan sát tranh, thảo luận.
- Nằm ở sườn núi cao, thung lũng
- Bản có ít nhà.
- Để chống thú dữ, tránh ẩm thấp.
- Nhà sàn làm bằng tre, gỗ, nứa..
- Nhiều nơi có nhà sàn lợp ngói, xây dựng kiên cố hơn trước đây.
- Hs trình bày, em khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Hs thảo luận nhóm
- Chợ p

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 3 DUNG 2013.doc
Giáo án liên quan