Lịch báo giảng – Tuần 15
Bài 17A: Rất nhiều mặt trăng (tiết 1)
Bài 17A: Rất nhiều mặt trăng (tiết 2)
GV bộ môn dạy.
Bài 53: Em ôn lại những gì đã học (tiết 2)
Bài 17: Không khí ở đâu và có tính chất gì?
Gv bộ môn dạy.
Tuần 15
LỊCH BÁO GIẢNG – TUẦN 15 (Từ ngày 02/12/2013 đến 06/12 /2013) Thứ, ngày Buổi TT Môn Tên bài dạy Tên hoạt động HAI (02/12/2013) Sáng 1 Tiếng Việt Bài 17A: Rất nhiều mặt trăng (tiết 1) HĐCB 2 Tiếng Việt Bài 17A: Rất nhiều mặt trăng (tiết 2) HĐCB, HĐTH 3 Thể dục GV bộ môn dạy. 4 Toán Bài 53: Em ôn lại những gì đã học (tiết 2) HĐCB Chiều 1 Khoa học Bài 17: Không khí ở đâu và có tính chất gì? HĐCB 2 Anh văn Gv bộ môn dạy. 3 Chào cờ Tuần 15 BA (03/12/2013) Sáng 1 Anh văn GV bộ môn dạy. 2 Anh văn GV bộ môn dạy. 3 Tiếng Việt Bài 17A: Rất nhiều mặt trăng (tiết 3) HĐTH 4 Toán Bài 54: DHCH cho 2. DHCH cho 5. (tiết 1) HĐTH Chiều 1 Rèn toán Chia số có 2 chữ số. 2 Anh văn GV bộ môn dạy. 3 Rèn TV RĐDC: Cánh diều tuổi thơ TƯ (04/12/2013) Sáng 1 Tiếng Việt Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ (tiết 1) HĐCB 2 Tiếng Việt Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ (tiết 2) HĐTH 3 Toán Bài 54: DHCH cho 2. DHCH cho 5. (tiết 2) HĐCB, HĐTH 4 NGLL GV bộ môn dạy. Chiều 1 Lịch sử Nước ĐV thời Trần (từ 1226 đến 1400) (T1) HĐCB 2 Rèn toán Chia số có 2 chữ số. 3 Rèn TV Viết chữ đẹp tuần 15. NĂM (05/12/2013) Sáng 1 Toán Bài 55: Luyện tập HĐCB 2 Khoa học Ôn tập và kiểm tra học kỳ I HĐTH 3 Tiếng Việt Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ (tiết 3) HĐTH 4 Tiếng Việt Bài 17C: Câu kể: Ai là gì? (tiết 1) HĐCB Chiều 1 Âm nhạc GV bộ môn dạy. 2 Kĩ thuật Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (tiết 1) 3 Thể dục GV bộ môn dạy. SÁU (06/12/2013) Sáng 1 Tiếng Việt Bài 17C: Câu kể: Ai là gì? (tiết 2) HĐCB, HĐTH 2 Toán Bài 55: DH chia hết cho 9.DH chia hết cho3(T1) HĐTH 3 Đạo đức Bài 7: Biết ơn thầy giáo cô giáo (tiết 2) 4 Mĩ thuật GV bộ môn dạy. Chiều 1 Địa lý HĐSX của người dân ở ĐBBB (tiết 1) HĐCB 2 Rèn Toán Luyện tập: Quan sát đồ vật. 3 SHTT Tuần 15 Ngày soạn: 01/ 12 / 2012 Ngày dạy: Thứ ba, ngày 03 tháng 12 năm 2013 Rèn Toán LUYỆN TẬP: CHIA CHO SỐ CÓ HAI SỐ. I. Mục tiêu: HS biết thực hiện tốt phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số. Rèn HS yếu II. Chuẩn bị: - Nội dung bài tập. III. Các hoạt động: 1. Ổn định lớp. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: - GV nêu y/c và mục đích của tiết rèn. * Treo bảng phụ & HD HS làm bài tập. Bài 1: Cho HS làm bảng con Đặt tính rồi tính 552 : 24 450 : 45 472 : 56 540 : 45 - 1 HS lên bảng lớp làm, HS dưới lớp làm ở bảng con. - Nhận xét bài làm của HS. Lưu ý HS: + Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia. + GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. Chẳng hạn: 5 : 2 = ? Hướng dẫn HS lấy chữ số đầu tiên của mỗi số chia cho nhau để tìm thương lớn nhất (5 : 2 = 1) rồi tiến hành các bước nhân, trừ. Nếu trừ không được thì tăng hoặc giảm dần thương đó đến khi trừ được thì thôi . Bài 2: Rèn HS chia một số cho một tích Tính bằng hai cách: a) 216 : ( 8 × 9 ) b) 467 : ( 17 × 4 ) - Y/c HS nêu cách tính. - 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở nháp. + Nhận xét bài bạn làm trên bảng. - GV nhận xét, sau đó cho HS làm vào vở nháp. Bài tập 3: HSTB làm. Một người thợ trong 11 ngày đầu làm được 132 cái khóa. Trong 12 ngày tiếp theo làm được 213 cái khóa. Hỏi trung bình mỗi ngày người đó làm được bao nhiêu cái khóa ? - - 1 HS nêu cách tìm số trung bình cộng - HS suy nghĩ & làm bài, 1 HS làm ở bảng phụ. - Cho HS làm bài vào vở. - Chấm bài, nhận xét. Bài tập 4: Rèn HSKG Thay dấu * bằng chữ số thích hợp: **** ** ** 213 * * * * 4 2 0 - GV HD sau đó cho HS làm bài. - HS làm bài vào vở. VD: Số chia nhân với 3 được 42. do đó số chia là: 42 : 3 = 14 Số bị chia là: 213 × 14 = 2982 - Chấm bài, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết rèn. - Dặn HS về thực hành chia nhiều cho nhuần nhuyễn. Rèn Tiếng Việt RĐDC: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ. I. Mục tiêu: - Rèn đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ mục đồng khi chơi thả diều. - Qua rèn đọc diễn cảm GD thêm cho HS tình yêu quê hương đất nước. II. Chuẩn bị. - SGK. III. Các hoạt động D – H. 1. Ổn định lớp. 2. Bài mới. Giới thiệu bài. GV nêu y/c và mục đích tiết rèn. Gọi 1 HS đọc lại toàn bài. 1 HS đọc to, lớp theo dõi SGK Một vài HS nhận xét. 2 HS nêu, lớp nghe và nhận xét. Y/c HS nhắc lại giọng đọc của bài. GV nhận xét, bổ sung. + Đọc giọng vui, tha thiết, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của những cánh diều, của bầu trời, niềm vui sướng & khát vọng của đám trẻ khi chơi thả diều: nâng lên, hò hét, mềm mại, phát dại, vi vu trầm bổng, gọi thấp xuống, huyền ảo, thảm nhung, cháy lên, cháy mãi, ngửa cổ, tha thiết cầu xin, bay đi, khát khao Cho HS luyện đọc theo cặp. GV theo dõi, nhắc nhở cặp nào chưa chú ý lắm. Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. 6 – 7 HS tham gia thi đọc diễn cảm bài văn. HS theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất. GV nhận xét, tuyên dương những em có giọng đọc tốt. 3. Củng cố, dặn dò. * Y/c HS nhắc lại nội dung ý nghĩa bài văn. * Dặn HS về luyện đọc thêm. Ngày soạn: 01/ 12 / 2012 Ngày dạy: Thứ tư, ngày 04 tháng 12 năm 2013 Rèn Toán LUYỆN TẬP: CHIA CHO SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ. I. Mục tiêu: Củng cố HS thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số. Học sinh yêu thích học toán. II. Chuẩn bị: Nội dung bài tập. III. Các hoạt động: 1. Ổn định lớp. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: - GV nêu y/c và mục đích của tiết rèn. * Treo bảng phụ & HD HS làm bài tập. Bài 1: Đặt tính rồi tính 5526 : 24 54078 : 45 4565 : 27 47255 : 562 HS làm bài vào bảng con HSTB lên bảng lớp làm, HS dưới lớp làm ở bảng con. Nhận xét bài làm của HS. Lưu ý HS: + Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia. + Ước lượng thương để chia cho nhanh. Bài tập 2: Rèn HS tính giá trị của biểu thức. a) (45876 + 37124) : 200 =84000 : 200 = 420 b) 76372 – 91000: 700 + 200 =76372 – 130 =76252 Tính giá trị của biểu thức a) (45876 + 37124) : 200 b) 76372 – 91000: 700 + 200 Y/c HS nêu cách tính. GV nhận xét, sau đó cho HS làm vào phiếu, 1 HS làm ở bảng phụ. Nhận xét bài HS làm, cho điểm. Bài tập 3: HSTB làm. Bài giải Trung bình mỗi người làm được số sản phẩm là: (900 + 910 + 926) : 24 = 114 (sản phẩm) Đáp số: 114 sản phẩm. Một đội sản xuất có 24 người được chia thành 3 tổ. Tổ 1 làm được 900 sản phẩm; tổ hai làm được 910 sản phẩm; tổ ba làm được 926 sản phẩm. Hỏi trung bình mỗi người của đội làm được bao nhiêu sản phẩm ? Gọi 3 HS đọc bài. Y/c HS nêu cách tìm số trung bình cộng. Cho HS làm bài vào vở. GV theo dõi & giúp HS làm. Chấm bài, nhận xét. Bài tập 4: Rèn HSKG Thương của hai số bằng 375. nếu số chia gấp lên 15 lần và giữ nguyên số bị chia thì được thương mới bằng bao nhiêu ? - GV HD sau đó cho HS làm bài. - HS làm bài vào vở. - Chấm bài, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết rèn. - Dặn HS về thực hành chia nhiều cho nhuần nhuyễn. Rèn Tiếng việt VIẾT CHỮ ĐẸP - TUẦN 15 I. Mục tiêu : Củng cố và rèn luyện kĩ năng viết chữ cho HS. Viết đúng cấu tạo chữ. Biết vận dụng tốt chữ mẫu vào bài viết. Giáo dục HS ý thức coi trọng chữ viết . II. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định lớp. 2. Bài mới. * Giới thiệu bài. - GV nêu y/c và mục đích tiết rèn. * GV giới thiệu bài viết - GV giảng: Mẫu chữ nhỏ cao 2,5 ô li: h,b l,k,…. - GV cho HS viết bảng con từ, cụm từ ứng dụng. - Nhận xét HS viết bảng con. * Cho HS thực hành viết vào vở. + GV theo dõi, uốn nắn những HS chưa nắm cấu tạo con chữ; độ cao chữ, cách nối các nét chữ,… - GV chấm bài, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết rèn. - Dặn HS về luyện viết thêm nhiều lần cho đẹp. Ngày soạn: 01/ 12 / 2012 Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 06 tháng 12 năm 2013 Rèn Tiếng việt TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP QUAN SÁT ĐỒ VẬT. I. Mục tiêu: - HS biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ…); phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác. - Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi mà em đã chọn. II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ một số đồ chơi trong SGK. Một số đồ chơi thật: gấu bông, thỏ bông, ô tô, búp bê, tàu thuỷ ... để trên bàn để HS quan sát. Bảng phụ viết sẵn dàn ý tả một đồ chơi. III. Các hoạt dđộng D – H. 1. Ổn định lớp. 2. Bài mới. * Giới thiệu bài - GV nêu y/c và mục đích của tiết rèn. * HD ôn lại kiến thức đã học. - H: Khi quan sát một đồ vật, ta cần dùng những giác quan nào ? + Quan sát đồ vật theo trình tự nào ? - GV nhận xét, bổ sung. * GV ghi đề bài lên bảng & HD làm. Đề bài: Hãy quan sát một đồ chơi em yêu thích. - Gọi HS đọc đề bài, HD tìm hiểu y/c của đề. + GV gạch chân những từ quan trọng. - Cho HS giới thiệu đồ chơi mà em thích. - GV gợi ý HS khi quan sát: + Quan sát bằng mắt, mũi, tay. + Quan sát theo một trình tự hợp lý: từ ngoài vào trong hoặc từ trên xuống. +Dùng các từ gợi tả màu sắc, hình dáng, hương vị, cảm giác nóng, lạnh để ghi lại chính xác những kết quả quan sát. + Chọn đồ chơi em yêu thích để quan sát. 6 Ghi vào vở nháp các kết qảu quan sát đồ chơi đó theo một trình tự em chọn. - Cho HS làm việc theo nhóm đôi. + GV theo dõi & giúp những em còn lúng túng. - Cho HS trình bày kết quả quan sát. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. * Y/c HS từ kết quả quan sát ở trên hãy lập dàn ý cho bài văn Tả một đồ chơi mà em yêu thích. + GV theo dõi & giúp những em còn lúng túng. - Cho HS trình bày dàn ý. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết rèn. - Y/c HS về xem lại bài. KHỐI TRƯỞNG DUYỆT Ngày tháng năm 2013 Phạm Thị Thanh Hết tuần 15 GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Nguyễn Văn Vang .
File đính kèm:
- TUAN 15.doc