Làm thế nào để học sinh nắm được kiến thức cần đạt trong một tiết học trên lớp về môn Hoá học ở THCS

A.ĐẶT VẤN ĐỀ

I- Lí do chọn đề tài :

 1.Tình hình thực tế

 *Qua kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức của học sinh những năm gần đây, chúng ta đều nhận thấy rằng :

 - Kiến thức của học sinh đang còn hời hợt, thiếu vững chắc, chưa liên hệ thực tế sinh động của sản xuất với đời sống. Nhiều học sinh chưa nắm chắc các khái niệm hoá học cơ bản. Chưa hiểu được những hiện tượng hoá học thông thường xảy ra trong đời sống và sản xuất, học sinh chưa biết liên hệ với kiến thức đã học để giải thích hiện tượng đúng, khoa học.

- Qua thực tế giảng dạy có điều kiện thuận lợi để thâm nhập thì thấy rằng vấn đề giải bài tập hoá học đối với học sinh ở trường THCS còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là giải bài tập nói chung. Từ kết quả này lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp thôi thúc tôi phải làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập, việc làm đầu tiên là nâng cao chất lượng một giờ dạy trên lớp vì đây là một môn học rất thiết thực với thực tế đời sống và lao động sản xuất. Nó chuyên nghiên cứu về các chất và sự chuyển hoá của các chất, giúp ta từ các chất ban đầu tạo ra nhiều chất mới. Nhiều sản phẩm mới và quý không thể thiếu đợc trong cuộc sống để từng bước nâng cao mức sống của con người và đáp ứng toàn bộ yêu cầu của xã hội.

 

doc25 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Làm thế nào để học sinh nắm được kiến thức cần đạt trong một tiết học trên lớp về môn Hoá học ở THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ngay trước đó.
Ví dụ 9: Khi dạy bài “Tính chất chung của phi kim” (Tiết 30 - lớp 9)
- Giảng bài mới (Dạng bài lý thuyết kiểu thực hành) tôi cho học sinh nắm cụ thể các dụng cụ hoá chất cần cho một thí nghiệm, cách làm thí nghiệm giúp các em tự làm thí nghiệm để nghiên cứu quan sát, hướng dẫn cho học sinh dùng các dấu hiệu để nhận biết một phản ứng hoá học xẩy ra (dấu hiệu toả nhiệt hay hơi kết tủa). Từ đó phát hiện ra hiện tượng của thí nghiệm rồi dùng kiến thức tổng hợp để giải thích các hiện tượng và suy ra kết luận.
Ví dụ 10: Dạy bài tính chất hoá học của ôxi (O2 + Fe)
* Chú ý cần tạo điều kiện để học sinh tự làm thí nghiệm, nghiên cứu hoặc các em được quan sát cụ thể, sờ tận tay để học sinh phát hiện ra hiện tượng thí nghiệm, chống đối học vẹt, chống quan điểm cho rằng vật chất do thượng đế tạo ra, từ đấy gây cho học sinh một niềm tin vào khoa học, giáo dục học sinh chính xác khoa học, tác phong nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỹ năng thao tác thí nghiệm, hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa hợp lý.
Ví dụ 11: Khi dạy bài “Axít axêtíc” lớp 9,
Sau khi các em đã hoàn thành tốt các thí nghiệm, thư ký ghi hiện tượng quan sát được, nhận xét và tiết phương trình hoá học minh hoạ các thí nghiệm của nhóm mình ( nếu có ). Giáo viên chỉ duy nhất làm một nhiệm vụ là đưa các bản giấy trong ghi kết quả của các nhóm,lên máy chiếu hắt , cho các nhóm khác nhận xét để rút ra kết quả chính xác nhất.
Ví dụ 12 : Bài thực hành số 5 ( Tiết 51 –Lớp 8) 
Bước cuối cùng sau khi làm xong thí nghiệm các nhóm phải tự dọn dẹp ,lau chùi sạch sẽ ,thu hồi những hoá chất còn dư và xử lý theo nội quy đặt ra của phòng thí nghiệm .
9. Liên hệ thực tế cuộc sống và hiểu biết xã hội :
Trong chương trình sách giáo khoa mới thông thường sau mỗi bài đều có phần “Em có biết” giáo viên nên cho các em đọc trong tiết dạy của mình. Đây là những thông tin rất bổ ích mà các em cần biết để có những kinh nghiệm trong cuộc sống và hiểu biết về thế giới xung quanh mình. Sau đây tôi xin trích một vài thí dụ điển hình.
Ví dụ 13 : Bài Nước (Tiết 54 - lớp 8).
Ví dụ 14: Bài Các ôxít của các bon (Tiết 33- Lớp 9):
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết về phần “em có biết ” rất hay, gv không nên bỏ qua phần này và có thể phân tích thêm cho các em hiểu những điều điệu kỳ có ở xung quanh mình và thêm yêu môn học 
10. Tạo hứng thú cho HS trong những tiết dạy bằng giáo án điện tử :
Ngày nay, khoa học hiện đại việc áp dụng các công nghệ thông tin vào những tiết học là rất cần thiết và quan trọng. Nó tạo hứng thú cho các em tiếp cận thông tin và khám phá tiết học một cách say mê, nhẹ nhàng và hiệu quả cao. Song không phải bất kì tiết học nào mà chúng ta dạy giáo án điện tử cũng hay cả. Những tiết dạy mang màu sắc của thực tế thường đạt hiệu quả cao hơn trong những tiết dạy giáo án điện tử. Sau đây tôi xin giới thiệu hai bài điển hình mà tôi đã từng soạn và dạy bằng giáo án điện tử trong thời gian qua, mà tôi cảm thấy có hiệu quả.
Một trong những điều mà tôi muốn giới thiệu trong sử dụng giáo án điện tử là giáo viên tạo ra ô chữ để hệ thống lại những kiến thức đã học trong bài giúp các em cũng cố tốt hơn.
Ví dụ 15: Bài “Dầu mỏ và khí thiên nhiên” Tiết 49 - lớp 9
Ví dụ 16: Tiết 50 - Nhiên liệu (lớp 9)
III.Biện Pháp vận dụng, tổ chức thực hiện các ví dụ đã nêu trên
Hoạt động của thầy, cô giáo
Nội dung
Ví dụ 1: Dạy bài : Tính chất của axít ở lớp 9, tôi cho học sinh nhắc lại định nghĩa axít ở lớp 8, từ đó hướng dẫn cho học sinh xây dựng định nghĩa axít ở lớp 9. Đến đây tôi xác định cho học sinh định nghĩa về a xít nó không dừng lại ở đây mà có điều kiện học lên lớp trên định nghĩa về axít còn được mở rộng hơn nữa. hoặc định nghĩa về ôxi hoá khử, định nghĩa về Bazơ cũng tương tự.
Ví dụ 2: Dạy bài “Ôxi ở lớp 8” kiến thức trọng tâm của bài là phần tính chất hoá học của ôxi, tôi đã làm cho học sinh thấy rõ con đường đi đến kiến thức là bằng thí nghiệm thực tế, để các em nắm được các tính chất hoá học của ôxi và để hướng dẫn cho các em phát hiện ra kiến thức qua từng thí nghiệm, tôi cho học sinh thấy rõ các chất đem tác dụng cùng với việc các em quan sát thí nghiệm và vận dụng vốn kiến thức có sẵn để có thể dự đoán sản phẩm tạo thành sau phản ứng và dẫn đến kết luận, cụ thể:
 Tính chất ôxi tác dụng với sắt, từ ô xi cho học sinh biết các chất đem tác dụng là ôxi và sắt, học sinh quan sát thí nghiệm thấy có hạt nóng đỏ bắn ra, các em sẽ đự đoán sản phẩm là Fe3O4 (màu nâu), từ đó các em rút ra phương trình : 
 . Ngoài việc hiểu đúng ý nghĩa của người viết sách còn giúp tôi vận dụng thêm kiến thức của tài liệu tham khảo để mở rộng và nâng cao kiến thức cho học sinh (ở những lúc cần thiết). Đồng thời tránh được tình trạng dạy sai kiến thức cho học sinh.
Ví dụ 3: Dạy bài nước (tiết 53 - Hoá 8)
Cho 1 mẫu kim loại Na nhỏ bằng hạt đậu xanh vào cốc nước.
Nhận xét: Natri phản ứng với nước nóng chảy thành giọt tròn có màu trắng chuyển động nhanh trên mặt nước. mẫu Na tan dần cho đến hết, có khí bay ra phản ứng toả nhiều nhiệt. Dung dịch tạo thành cho quỳ tím vào thấy chuyển sang màu xanh, cho fênol phtalein vào chuyển sang màu đỏ. Làm bay hơi dung dịch thu được ta sẽ được một chất rắn trắng. Các em dự đoán khí đó là khí gì và chất rắn trắng? viết phương trình hoá học
 ( HS tự xác định khí bay ra trong thí nghiệm là H2, chất rắn trắng thu được sau phản ứng là NaOH)
Giáo viên giới thiệu về hợp chất NaOH và dẫn dắt học sinh định nghĩa về bazơ thông qua hiện tượng mà ta quan sát ở trên. Vậy dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh và fênol thành đỏ.
Ví dụ 4 : Khi dạy bài bengen (Tiết 48 - lớp 9)
Giáo viên cho học sinh giải thích cấu tạo của vòng bengen.
Sỡ dĩ bengen có thể viết được 1 trong 3 công thức trên là do bengen có cấu tạo đặc biệt. Các liên kết π và δ không định sứ trong vòng bengen, trong đó nguyên tử cácbon ở trạng thái lai hoá sp2, toàn bộ các nguyên tử trong phân tử đều nằm trong cùng một mặt phẳng. Vì vậy khi tham gia phản ứng thế, ta có thể thế ở bất kì vị trí nào trong vòng bengen. Hơn nữa góc liên kết là 1200, độ dài liên kết C - C ngắn hơn so với liên kết đơn C-C trong êtan và dài hơn liên kết đôi C = C trong êtylen. Các liên kết π trong vòng bengen tạo ra hệ khép kín bền vững. Đây chính là nguyên nhân làm cho các liên kết π trong vòng bengen bền hơn các liên kết π trong êtylen và axêtilen . Vì vậy ben zen không làm mất màu dung dịch Br2 và dung dịch thuốc tím (khác với êtilen và axêtilen). Qua đây các em có thể nắm sâu hơn về bản chất của cấu tạo vòng ben zen và từ đó giải thích tại sao ben zen lại có những tính chất như vậy.
 tại một chổ mà luân phiên.
Ví dụ 5 : Khi dạy bài : Tính chất hoá học của axit ( Tiết 5 - Lớp 9) 
Trong khi làm thí nghiệm giữa axit HCl và bazơ NaOH của các nhóm . Cho quỳ tím vào sản phẩm thu được ta thấy có những trường hợp sau :
* Quỳ tím vẫn màu tím 
* Quỳ tím chuyển sang màu xanh 
* Quỳ tím chuyển sang màu đỏ 
Giải thích kết quả của các nhóm như thế nào? GV cho các em thảo luận nhóm. Điều đó được giải thích là nếu axit và ba zơ tham gia hết (Trường hợp 1), bazơ dư (Trường hợp 2), axit dư ( Trường hợp 3) . Như vậy các em đã giải thích được những hiện tượng quan sát được của thí nghiệm . Nên khi làm phần bài tập có liên quan đến thiếu thừa các em nhập cuộc rất dễ dàng
Ví dụ 6: Đem 19,6g H2SO4 tác dụng với 12g NaOH . Cho quỳ tím vào sản phẩm thu được ? Theo em màu của giấy quỳ thay đổi như thế nào . Giải thích
Điều đó chứng tỏ H2SO4 dư . Nên ta cho giấy quỳ tím vào sản phẩm thu được, giấy quỳ sẽ chuyển sang màu đỏ
Ví dụ 7 : Cho 500ml KOH 1M tác dụng với 200ml HCl 2M . Cho quỳ tím vào sản phẩm thu được ? Theo em màu của giấy quỳ thay đổi như thế nào . Giải thích 
Điều đó chứng tỏ KOH dư . Nên ta cho giấy quỳ tím vào sản phẩm thu được, giấy quỳ sẽ chuyển sang màu đỏ
Ví dụ 8 : Đem 2 lít dd H2SO4 0,3M tác dụng với 48g NaOH . Cho quỳ tím vào sản phẩm thu được ? Theo em màu của giấy quỳ thay đổi như thế nào . Giải thích
Điều đó chứng tỏ các chất đã tham ra hết không chất nào còn dư và sản phẩm tạo thành là muối trung tính . Nên ta cho giấy quỳ tím vào sản phẩm thu được, giấy quỳ sẽ vẫn tím 
Ví dụ 9: Khi dạy bài “Tính chất chung của phi kim” (Tiết 30 - lớp 9)
Ta có thể đưa ra các câu hỏi kiểm 
Câu 1: Nêu tính chất hoá học của kim loại
Câu 2: Nêu tính chất hoá học của ôxi mà em đã được học ở lớp 8. Viết các phương trình phản ứng minh hoạ.
Như vậy có thể thông qua 2 câu hỏi trên mà các em đã hình thành nên tính chất hoá học của phi kim.
Hoặc giáo viên có thể đưa ra câu hỏi trong phần kiểm tra bài cũ . Khi dạy bài (Tính chất chung của các phi kim ) như sau :
Em hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau (ghi trên bảng phụ hoặc giấy trong). Và cho biết hoá trị của Fe trong các sản phẩm thu được .
Như vậy khi dạy đến phần “Mức độ hoạt động hoá học của Phi kim” giáo viên dựa trên 3 phương trình mà các em đã được làm trong phần kiểm tra bài cũ. Từ đó GV cho các em khái quát được mức độ hoạt động hoá học của các phi kim. Như vậy việc hỏi bài cũ rất quan trọng nó vừa giúp các em hình thành kiến thức bài mới và ôn lại kiến thức đã học . Tuy nhiên có một số bài đặc biệt thông qua bài mới ta ôn lại những kiến thức cũ . 
Giảng bài mới (Dạng bài lý thuyết kiểu thực hành) tôi cho học sinh nắm cụ thể các dụng cụ hoá chất cần cho một thí nghiệm, cách làm thí nghiệm giúp các em tự làm thí nghiệm để nghiên cứu quan sát, hướng dẫn cho học sinh dùng các dấu hiệu để nhận biết một phản ứng hoá học xẩy ra (dấu hiệu toả nhiệt hay hơi kết tủa...). Từ đó phát hiện ra hiện tượng của thí nghiệm rồi dùng kiến thức tổng hợp để giải thích các hiện tượng và suy ra kết luận.
Ví dụ 10: Dạy bài tính chất hoá học của ôxi (O2 + Fe)
* Chú ý cần tạo điều kiện để học sinh tự làm thí nghiệm, nghiên cứu hoặc các em được quan sát cụ thể, sờ tận tay để học sinh phát hiện ra hiện tượng thí nghiệm, chống đối học vẹt, chống quan điểm cho rằng vật chất do thượng đế tạo ra, từ đấy gây cho học sinh một niềm tin vào khoa học, giáo dục học sinh chính xác khoa học, tác phong nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỹ năng thao tác thí nghiệm, hướng dẫn học sinh 

File đính kèm:

  • docDe tai thi GV day gioi 0910.doc
Giáo án liên quan