Kỹ thuật nuôi cá la hán

Cá La Hán có tên gọi tiếng Anh: Flower Horn và tên tiếng Hoa: 花罗汉 (Hoa La Hán) là một trong những loài cá cảnh nhiệt đới được ưa chuộng trên thế giới và cả ở Việt Nam trong những năm đầu 2000 đến nay. Chúng được yêu thích do có hình dáng đẹp, mạnh mẽ và màu sắc sặc sở ở hai bên hông, chiếc đầu gù to lên giống như của một ông tiên nên có tên gọi là La Hán.

Nguồn gốc

Khu vực Nam Mỹ, thuộc họ Cichlid, qua quá trình lai tạo giống giữa các họ với nhau, đã tạo ra nhiều giống đẹp và phổ biến như ngày nay.

Hình dáng

Giống như cá Hồng Két, cá La Hán là kết quả của sự biến thể của một loài cá nào đó, qua quá trình lai tạo giống đã tạo ra những giống đẹp như hiện nay. Hình dáng được ưa chuộng và có giá trị nhất hiện nay là có đầu gù càng to càng giá trị, màu sắc sặc sỡ, dấu đen trên mình sậm hơn, đuôi và vây dài và to.

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kỹ thuật nuôi cá la hán, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có chất lượng tốt, bảo đảm dinh dưỡng cho cá con. Cho ăn trứng là cách ngăn ngừ các ký sinh trùng – mối đe dọa thường xuyên của cá con. Trước khi cho ăn cần ấp cho trứng nở. Cách cho ấp trứng đã được hướng dẫn sau hộp Artemia. Khi một tuần tuổi, cho cá ăn trùng vĩ đông lạnh, được bán tại các cửa hàng chuyên bán cá kiểng. Giá cả trùng vĩ cũng khá mềm, tiết kiệm lại rất sạch và đảm bảo dinh dưỡng.
Khi cá 1,5 tháng cho cá ăn thức ăn tươi sống như tép, cá con. Tuy nhiên với tép nên tỉa bớt râu để tránh làm rách miệng cá khi cá ăn. Khi cho ăn không nên cho cá ăn quá nhiều vì cá có thể bị sình bụng.
Lên màu cho cá trưởng thành
Với cá đã trưởng thành, ta có thể lên màu bằng cách: Chu kì 1 tháng nên thả cá mái vào kè với cá trống, có thể kè bằng cách ngăn kiếng cho trống mái mỗi con 1 ngăn, kè trong vòng 1-2 ngày. Sau đó vớt ra hoặc có thể kè bằng cách trực tiếp thả cá mái vào chung cá trống. Tuy nhiêm với cách kè này chỉ có thể thả cá mái trong vòng 1-2 giờ rồi vớt ra. Với chú cá trống sau khi được gặp gỡ cá mái sẽ tăng kích thích tố trong cơ thể, giúp màu sắc cá đẹp hơn. Khi chọn cá nên chọn cá bố mẹ khỏe, đẹp, màu sắc sáng, không bệnh, trong thời kì sinh sản sung mãn. Sung mãn nhất là thời gian giao mùa từ mùa nắng chuyển sang mùa mưa hoặc ngược lại.
Top of Form
Lên gù tự nhiên bằng thức ăn tươi sống hoặc thức ăn viên
Tương tự như cách lên màu. Tuy nhiên cần lưu ý, trong chiếc đầu gù của cá La Hán có đến 80% là chất đạm, nên trong khẩu phần ăn của cá cần bổ sung nhiều đạm để cá mau lên gù. Thức ăn nhiều đạm thường là trùng huyết đông lạnh, tôm, tép, thịt bò…Với những loại này nên cho ăn đúng liều lượng và điều độ. Ngoài ra nên bổ sung thêm thức ăn viên để lên gù. Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại thức ăn khô đóng hộp như ( JBL.NoVo.ToP.XO) bạn dễ tìm mua tại các cửa hàng cá kiểng.
Lên gù bằng cách cho cá mái vào
Cách cho kè này tương tự như cách cho kè lên màu. Lưu ý trong thời gian cho kè, đầu cá trống sẽ xẹp xuống nhưng sau khi vớt cá mái ra đầu sẽ lên rất nhanh.Soi gương
Ngoài cách cho kè với cá mái, có thể cho kè với chính nó bằng cách đặt gương trên vách hồ. Chú cá sẽ sung mãn hơn, kích thích các hormon và dễ lên đầu. Một kinh nghiệm nhỏ chúng tôi muốn chia sẽ với người chơi cá: Với người mới bắt đầu chơi nên bắt đầu từ chú cà rẻ đến chú cá mắc hơn. Nên mua cá đã trưởng thành vì tỉ lệ lên màu, lên đầu cao hơn cá con
Điều kiện sống để cá giữ được màu sắc đẹp, đầu gù lớn
1. Nước tuần hoàn – có thể sẽ đào thải được các phế vật ô nhiễm trong bể một cách tạm thời.
2. Lượng thức ăn cho vào bể phải vừa đủ – nếu cho nhiều quá sẽ làm ô nhiểm nguồn nước, còn quá ít thì cá không đủ no, thông thường khi cho ăn trông thấy bụng cá to hơn bình thường một chút là được.
3. Dùng cát san hô làm lưới lọc nước – loại cát này rất giàu chất calcium, tác dụng nâng cao độ PH trong nước, làm cho nước không bị biến chất.
4. Tăng lượng ánh sáng. Mỗi ngày cá cần 1 lượng ánh sáng thích hợp, như thế màu sắc của cá sẽ tươi và sáng hơn.
Cách phòng bệnh cá La Hán trong mùa lạnh
Miền Bắc sắp vào mùa đông, cá La Hán là loài rất nhạy cảm với thời tiết miền Bắc. 
Bật sưởi 30 độ: khi vào mùa lạnh thì chỉ cần để 28 độ là OK.Lý do thời điểm này để 30 độ vì:
Cá La Hán thích hợp với nhiệt độ khoảng 28 độ.
Nhưng vừa trải qua mùa hè với nhiệt độ 32, 33 độ , khi chuyển mùa nhiệt độ tụt xuống 27,28 độ khi này biên độ chênh lệch khá cao, cá chưa kịp thích ứng dễ bị nấm nên mình phải để sưởi 30 độ để cá quen dần.
Sau này sẽ giảm dần nhiệt độ là 28 độ.
2. Thêm muối:
Nếu bể không có muối thì nên dùng lượng 100g/100 lít nước.
Nếu bể đang có muối thì thêm 50% lượng muối đang dùng.
3. Cho cá ăn vừa đủ:
Để đề phòng cá ốm mà vẫn nhồi nhét thức ăn thì nên cho ăn = 70% thông thường, việc này không ảnh hưởng đến phong độ cá mà còn giúp cá dễ thích nghi với thời tiết.
Vì nếu đã đang mệt mỏi vì thời tiết chuyển mùa mà lại ăn no đến mức ì ạch thì tiêu hóa sẽ gặp vấn đề ngay lập tức.
4. Thay nước:
Thông thường bể La Hán 3 ngày nên thay 30% để đào thải lượng chất thải có trong nước và bổ xung nước mới nhưng khi chuyển mùa thì chỉ cần thay 20% (tuần 2 lần) mà thôi.
Điều quan trọng là trong mùa lạnh khi thay nước phải lưu ý về việc CHÊNH LỆCH NHIỆT ĐỘ. Vào giữa mùa đông Miền Bắc có khi lạnh 6,7 độ, nếu thay 20->30% lượng nước trong bể thì chắc chắn nước sẽ bị kéo tụt xuống 3,4 độ khi này rất nguy hiểm cho cá do sốc nước (nhiệt độ)
Để khắc phục việc này, mình thường làm như sau:
Chia nhỏ lần thay: thay vì 3 ngày thay 30% thì thay hàng ngày 10% (việc này đòi hỏi phải có thời gian).
Hạn chế lượng nước cho mỗi lần thay (không quá 15%) vẫn thay tuần 2 lần, khi này lượng nước thay ít hơn đồng nghĩa với việc phải cho cá ăn giảm để trong nước lượng chất thải không tăng cao.
Làm ấm nước trước khi thay: mình thường dùng vòi có ren rồi vặn vào vòi Sen của gia đình, khi này nước thay là nước đã qua bình nóng lạnh, nếu có ít bể thì cho nước ra với nhiệt độ như trong bể. Nếu có nhiều bể thì chỉ cần cho nước âm ấm, nghĩa là không LẠNH NGẮT như trên bình chứa là được, miễn là đừng làm nước trong bể cá bị KÉO TỤT xuống do nước ĐẦU VÀO QUÁ LẠNH.
Hoặc có thể lấy sẵn 1 xô nước rồi đổ 1 ấm nước sôi vào rồi thay vào bể cá, mục đích cũng là để nước KHÔNG QUÁ LẠNH.
Nếu không làm được những điều như trên thì có thể đặt xô nước bên cạnh, dùng gáo đổ từ từ vào bể, thỉnh thoảng cho vài gáo, mục đích cũng là để sưởi có thể làm ấm nước từ từ chứ nếu đổ cả vào bể cá sẽ lạnh đột ngột và đợi sưởi làm nước đủ ấm thì quá lâu.5. Công suất sưởi phù hợp lượng nước trong bể:
Quan niệm dùng ít sưởi cho đỡ tốn điện là không hoàn toàn đúng.
Dùng đúng công suất nước sẽ được làm ấm nhanh hơn và sưởi ĐƯỢC NGHỈ nhiều hơn => bền hơn.
 Ta thường dùng như sau:
Bể 60-> 100 lít (bể 60->80cm): sưởi 200->300w
Bể 100-> 250 lít(bể 1m ->1,2m): sưởi 300->600w.6. Bảo ôn bể: việc này rất quan trọng vì có bảo ôn tốt thì bể mới không mất nhiệt và sưởi không phải hoạt động nhiều.
Các bệnh Cá La Hán thường gặp.
1. Bệnh mụn ở đầu
Do ký sinh trùng đơn bào Hexamita gây nên. Nguyên nhân bệnh là so chất lượng nước dơ và cách chăm sóc cá không đúng cách. Cũng có thể do sự thiếu hụt trong chế độ ăn hàng ngày. Triệu chứng thông thường của bệnh này là các mụn hay lỗ nhỏ xuất hiện trên đầu cá nên mới có tên như vậy. Các mụn này thường màu trắng và có dịch nhày xung quanh và nó từ từ lớn lên. Lúc này cá đi phân ra màu trắng dài từng sợi.
Cách điều trị:
Trước tiên cần cách ly cách bệnh ra một hồ riêng và chữa trị. Cho vào hồ thuốc Dimetridazole (5mg/ lít nuớc) hoặc Metronidazole (7mg/ lít nước). Sau 3 ngày tiếp tục cho thuốc vào hồ với liều lượng như trên. Trong thời gian này chỉ thay khoảng 20-30% nước giữa các lần điều trị. Có thể trong thời gian điều trị cá sẽ bỏ ăn. Bệnh này nếu phát hiện kịp thời thì tỉ lệ trị thành công rất cao.2. Bệnh viêm da:
Do vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas và Vbrio gây nên. Cũng có khi do một loài ký sinh trùng hoặc nấm. Quan sát bên ngoài thấy những vết loang sưng đỏ và càng ngày càng lớn lên nếu không được chữa trị. Nguyên nhân bệnh là do nước bị ô nhiễm nặng khiến các loại ký sinh trùng hoặc nấm sinh sôi và bám vào da cá gây ngứa toàn thân. Vì vậy cá thường cọ xát thân mình vào đáy hồ hoặc bất cứ vật nào trong hồ.
Cách điều trị:
Trước hết phải thay nước thường xuyên. Không nên để trong hồ bất cứ vật nào có cạnh nhọn, sắc vì sẽ làm cho cá bị xước da nặng hơn khi cọ vào. Cho vào hồ các loại thuốc kháng khuẩn như Acriflavine (3mg/ lít nước), Methylene xanh ( 3mg/ lít nước). Cứ 3 ngày cho thuốc/ 1 lần và thay khoảng 50% nước trước khi bỏ thuốc vào.
3. Bệnh cá mất thăng bằng
Theo các nghệ nhân nuôi cá thì không có biện pháp chữa trị nào hiệu quả cho bệnh này. Triệu chứng khi bệnh là cá bỗng mất thăng bằng và nằm nghiên qua một bên , thân mình cong lại chứng tỏ có sự tổn thương nơi xương sống. Bệnh viêm da lúc này cũng xuất hiện trên mình cá. Khi mổ cá thì bên trong không có dấu hiệu viêm nhiễm. vì vậy, nguyên nhân gây bệnh được cho là tổn thương các cơ hoặc các vùng xung yếu của cơ thể, khuyết tật do di truyền hoặc suy dinh dưỡng.
Cách chữa trị:
Hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị hiệu quả. Tuy nhiên cũng có nghệ nhân chữa bằng cách thay nước cá mỗi ngày, dùng tay đút thức ăn cho cá và đỡ cá về vị trí cân bằng khi cá nghiên người đi. Phương pháp này cũng cho kết quả nhưng mất rất nhiều thời gian.
4. Bệnh sưng bao tử
Nguyên nhân chính là do cá ăn quá nhiều hoặc bị viêm bong bóng cá. Bụng cá phình lên như có mang. Để chữa cho cá chỉ còn cách là dùng kháng sinh cho thức ăn cá hoặc chính thẳng vào bụng cá thì mới hy vọng cứu được vì bệnh này làm cá chết rất nhanh.
5. Bệnh của cá thường là do các vết thương ngoài da nhiểm khuẩn gây nên, những vết thương ngoài da có thể là do bơi lội, đánh nhau, hay va chạm gây nên, nếu sơ suất không chú ý thì sẽ dẫn đến các bệnh như loét da, mục vây, sưng miệng.
Cách chữa trị:
Nếu như khi phát hiện ra lớp biểu bì cá, vây cá bị thương tổn hoặc tróc vảy, thì có thể dùng thuốc kháng khuẩn nhúng vào muối, phòng ngừa sự lây nhiễm của ký sinh trùng, tế khuẩn và nấm. nếu như miệng vết thương quá lớn, thì có thể nhẹ nhàng bắt cá bỏ lên lòng bàn tay trực tiếp boi thuốc đỏ lên miệng vết thương, rồi nhúng vào trong bể thuốc, hữu hiệu rất nhanh. Những loại thuốc thường dùng như : Bị nhiễm nấm thì dùng thuốc Methylene xanh pha theo tỷ lệ 1-3 mg/lít, bệnh do nhiễm khuẩn thì có thể dùng thuốc Furaciline theo tỷ lệ 0.5–1 mg/lít hoặc thuốc kháng khuẩn Teracyline 10-20mg/lít , khi dùng thuốc phải chú ý quan sát phản ứng của cá, để điều chỉnh nồng độ thuốc và thay nước.6. Bệnh lủng đầu:
Được phân thành hai loại là bệnh do dinh dưỡng và do ký sinh trùng, cá cichlids thường bị bệnh này. Khi cá bị mắc bệnh này thì trên thân thể của nó đặc biệt là phần đầu thường xuất hiện những lỗ nhỏ lõm vào, cá không có cảm giác thèm ăn, phần bụng hóp vào, bài tiết ra những vật có màu trắng bợt, nếu không điều trị kịp thời, thì những cái lỗ thủng này sẽ thấm qua lớp biểu bì hoặc bụng, phát sinh các chứng bệnh khác, dẫn 

File đính kèm:

  • docKy thuat nuoi ca la han.doc