Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm học 2004 - 2005 . môn : hoá học

Câu I : (3, 5 điểm)

 1/ A, B, C là các hợp chất vô cơ của một kim loại, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng . A tác dụng với B thu được chất C. Nung nóng B ở nhiệt độ cao thu được chất rắn C , hơi nước và khí D. Biết D là một hợp chất của Cacbon. D tác dụng với A cho ta B hoặc C.

 a. Xác định A , B , C , D và giải thích thí nghiệm trên bằng phương trình phản ứng .

 b. Cho A , B , C , D lần lượt tác dụng với các dung dịch Ba(HCO3)2 và NaHSO4 . Viết phương trình hoá học xảy ra ( nếu có phản ứng ).

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm học 2004 - 2005 . môn : hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho ngọn lửa màu vàng . A tác dụng với B thu được chất C. Nung nóng B ở nhiệt độ cao thu được chất rắn C , hơi nước và khí D. Biết D là một hợp chất của Cacbon. D tác dụng với A cho ta B hoặc C.
 a. Xác định A , B , C , D và giải thích thí nghiệm trên bằng phương trình phản ứng .
 b. Cho A , B , C , D lần lượt tác dụng với các dung dịch Ba(HCO3)2 và NaHSO4 . Viết phương trình hoá học xảy ra ( nếu có phản ứng ).
 2/.Trong phòng thí nghiệm có 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch H2SO4 , HCl và NaOH có cùng nồng độ mol/lit. Chỉ dùng Phenolphtalein làm thuốc thử và các dụng cụ thí nghiệm cần thiết hãy nhận biết 3 dung dịch trên bằng 2 cách khác nhau (trong đó phải có một cách là phương pháp chuẩn độ axit- bazơ ) . Trình bày cách tiến hành thí nghiệm .
Câu II : (3, 0 điểm)
 1/. Chỉ ra câu sai trong số những câu sau đây :
 a. Rượu 450 là hỗn hợp gồm rượu và nước .
 b. Trong 100 gam rượu 450 có 45 gam rượu và 55 gam nước .
 c. Rượu 450 có nhiệt độ sôi không cố định.
 d. Natri có khả năng đẩy được các nguyên tử hiđro ra khỏi phân tử rượu .
 2/. Các hợp chất A, B lần lượt có công thức cấu tạo . 
 CH3-COOH , CH2 – OOC - CH3
 ẵ 
 CH2 – OOC - CH3
 a. Hãy cho biết A, B thuộc loại hợp chất gì ? 
 b. Viết các phương trình phản ứng điều chế A, B từ C2H2 , các chất vô cơ và những điều kiện cần thiết.
3/ Trình bày 4 phương pháp vật lí thường dùng để tách và tinh chế các hợp chất hữu cơ . Nêu ngắn gọn ứng dụng của từng phương pháp .
Câu III: (1,5 điểm)
 Khi làm nguội 1026,4 gam dung dịch bão hoà muối M2SO4.nH2O (M là kim loại kiềm, n nguyên thoả mãn điều kiện: 7 < n < 12 ) từ 800C xuống 100C thì có 395,4 gam tinh thể M2SO4.nH2O tách ra. Tìm công thức phân tử của muối M2SO4.nH2O . 
Biết T(M2SO4.n H2O) ở 800 C = 28,3 và T(M2SO4.n H2O) ở 100 C = 9,0 . 
 Câu IV : (2,0 điểm)
 Hỗn hợp A gồm một rượu no đơn chức ( CnH2n + 1 OH , n ≥ 1 ) và một rượu không no đơn chức có một liên kết đôi trong phân tử ( Cm H2m - 1 OH , m ≥ 3 ) . Cho 0,05 mol A( tương ứng với khối lượng là a gam ) este hoá với 45 gam axit Axetic hiệu suất phản ứng là h%.
 1/ Tính khối lượng este thu được theo a và h .
 2/ Cho a gam hỗn hợp A và 8 gam Oxi vào bình kín B có dung tích không đổi (V lit) . Bật tia lửa điện để đốt cháy hết A . Bằng phương pháp đo nhiệt độ , áp suất của bình sau phản ứng người ta xác định được số mol các chất trong bình sau phản ứng là 0,35 mol . Cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch KOH đủ để tạo ra muối trung hoà , sau đó thêm dung dịch CaCl2 vừa đủ vào thì thu được 12 gam kết tủa . 
 Xác định công thức phân tử , viết công thức cấu tạo của các rượu nói trên .
Cho biết : S = 32, O = 16, H =1, C =12, Na = 23, K = 39
Họ và tên thí sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
.Số báo danh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Sở GD&ĐT Thanh hóa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt
 -------------------------- chuyên lam sơn - năm học 2004 – 2005
 Đáp án và hướng dẫn chấm Môn Hoá Học
Câu I : 3,5 điểm 
1/ 2.0 điểm 
a/ 1,0điểm:
 Đốt hợp chất vô cơ có ngọn lửa màu vàng -> A,B,C là hợp chất chứa Na
 Nung B --> C (rắn) + H2O (hơi) + D ( khí) . Khí D là hợp chất chứa cacbon 
=> D là CO2 => B là NaHCO3 , C là Na2CO3 và A là NaOH : 0,5đ
 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2↑+ H2O
 (B) (C) (D)
 NaOH + NaHCO3 --> Na2CO3 + H2O
 (A) (B) (C) 
 CO2 + NaOH --> NaHCO3
 (D) (A) (B)
 CO2 + 2NaOH --> Na2 CO3 + H2O 0,5 đ
 (D) (A) (C)
b/ 1,0 điểm. +Cho A,B , C , D lần lượt tác dụng với các dung dịch Ba(HCO3)2 và NaHSO4 :
+ Với NaOH:
- NaOH + Ba(HCO3) 2 → BaCO3 ↓ + H2O + NaHCO3 
- 2NaOH + Ba(HCO3) 2 → BaCO3 ↓ + 2H2O + Na2CO3 0,5 đ
- NaOH + NaHSO4 → Na2 SO4 + H2O 
+ Với NaHCO3:
-- NaHCO3 + NaHSO4 → Na2 SO4 + H2O + CO2↑
+ Với Na2CO3 :
-- Na2CO3 + Ba(HCO3)2 → BaCO3 ↓ + 2NaHCO3 
- Na2CO3 + 2NaHSO4 → 2Na2 SO4 + H2O + CO2↑ 
+ Với CO2 : Không phản ứng 0,5 đ
 2/ 1,5điểm Dùng Phenolphtalein nhận biết được dung dịch NaOH ( màu hồng) và 2 d.dịch axit (không màu). Do các dung dịch H2SO4 , HCl và NaOH có cùng nồng độ mol/l nên nếu cho NaOH lần lượt phản ứng với từng axit thì ta có phương trình phản ứng :
HCl + NaOH → NaCl + H2O
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2 H2O
và thể tích d. dịch NaOH phản ứng với H2SO4 = 2 lần thể tich d. dịch NaOH phản ứng với HCl . Vậy để nhận biết tưng axit bằng d. dịch NaOH và phenolphtalein ta có thể làm 2 cách : 0,5 đ
+Cách 1: -Lấy những thể tích bằng nhau của từng axit cho vào 2 cốc, và lấy thể tích d.dịch NaOH gấp 2 lần mỗi axit. 
-Lần lượt đổ d.dịch NaOH (có thể tích đã lấy)vào từng cốc . Cho vài giọt Phenolphtalein vào từng cốc, nếu cốc nào d.dịch từ không màu chuyển thành màu hồng thì cốc đó là d/dịch HCl ( do NaOH dư), cốc có d. dịch không chuyển màu(không màu) là chứa d/dịch H2SO4 . 0,5 đ
+Cách 2: Phương pháp chuẩn độ axit- bazo:
-Lấy vào 2 ống nghiệm : mỗi ống 5 ml dung dịch NaOH và vài giọt phenolphtalein→ dung dịch có màu hồng . Lần lượt dùng ống Buret chứa từng axit (có chia vạch đo thể tich ) đặt trên giá đỡ , nhỏ từ từ từng giọt vào từng ống nghiệm chứa dung dịch NaOH đến khi dung dịch NaOH vừa mất màu hồng thì dừng lại .
- Xác định thể tích từng axit cần dùng trong mỗi trường hợp ( dựa vào vạch đo thể tích trên ống Buret). Nếu trường hợp nào mà axit đã dùng nhiều hơn thì dung dịch đó là HCl , trường hợp nào thể tích axit cần dùng ít hơn thì đó là dung dịch H2SO4. 0,5 đ
Câu II : (3,0 điểm)
1/ 1,0 đ: + Những câu sai : b, d. 1,0 đ
2/ 1,0đ:
a/ A thuộc loại axit cacboxylic . B thuộc loại este . 0,25 đ
b/ + Các PTPU điều chế CH3COOH
 (to, Pd) 
 CH ≡ CH + H2 CH2 = CH2 
 H2SO4 (l , to)
 CH2 = CH2 + H2O C2H5OH 
 C2H5OH + O2 men giấm CH3COOH + H2O 0,25 đ
+ Các PTPU điều chế CH2 -OOC-CH3 
 ‌
 CH2 -OOC-CH3
 CH2=CH2 + Br2 CH2Br –CH2Br
 t0
CH2Br –CH2Br + 2NaOH CH2OH - CH2OH + 2NaBr 0,25 đ
 H2SO4(đặc),t0
 CHơOH - CH2OH + 2 CH3COOH CH2 - OOC- CH3 + 2 H2O 
 ‌
 CH2 - OOC- CH3 0,25 đ
3/ 1,0 đ : 4 phương pháp : ( Mỗi p.pháp 0,25 đ)
 a/ Phương pháp kết tinh lại : Dùng để tách các chất có độ tan khác nhau ở nhiệt độ khác nhau hoặc có sự khác nhau về độ tan của chất chính và tạp chất ở cùng một nhiệt độ .
b/ Phương pháp chiết : Dùng để tách các chất ( thường là chất lỏng ) ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất ( phân lớp )
c/ Phương pháp làm khô : Dùng để làm khô các chất rắn sau khi đã kết tinh lại , chất lỏng sau khi chiết hoặc chất khí thu được sau phản ứng điều chế . Các chất này thường có lẫn vết nước hoặc dung môi. 
d/ Phương pháp chưng cất:Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi nhau dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau .
Câu III : (1,5 điểm)
+ T( M2 SO4 .n H2O) ở 800 C = 28,3 nghĩa là ở 800C 
Cứ 28,3 g M2SO4 tan trong 100 gam H2O tạo ra 128,3 gam dung dịch bão hoà.
Vậy x g M2SO4 tan trong y gam H2O tạo ra 1026,4 gam dung dịch bão hoà.
m (M2SO4) = x = (28,3 . 1026,4) / 128,3 = 226,4 g
m (H2O) = y = 100 . 1026,4 / 128,3 = 800 g 0,5 đ
+ Đặt a là số mol của M2 SO4 .n H2O được tách ra khỏi dung dịch khi hạ nhiệt độ từ 800 C xuống 100C
Khối lượng M2SO4 được tách ra là a (2M + 96)
Khối lượng nước được tách ra là 18a.n
Khối lượng M2SO4 còn lại trong dung dịch là 226,4 – a(2M + 96)
Khối lượng nước còn lại trong dung dịch = 800 – 18an 0,5 đ
+ Theo công thức tính độ tan T(M 2SO4.n H2O) ở 100 C = 9,0 = (mchất tan / m dung môi ) 100
thay số : { 226,4 – a(2M + 96) / 800 – 18an } 100 = 9
 226,4 – a(2M + 96) = 72- 1,62 n a
 2Ma + 96 a - 1,62n a = 154,4 (I)
Theo bài ra khối lượng M2SO4.n H2O tách ra = ( 2M + 96 + 18 n) a = 395,4 
 => 2Ma + 96a + 18 n a = 395,4 (II)
Lấy (II) – (I) được : 19,62 na = 241 = > n a = 241 / 19,62 = 12,28 .
Thay vào (I) ta được : a = 174,29 / ( 2M + 96 ) mà na = 12,28 => a = 12,28 / n =>
174,29 / ( 2M + 96 ) = 12,28/ n => M = (14,2 n – 96) / 2 (III)
Từ (III) và đề ra M là kim loại kiềm , n nguyên và TM ĐK 7 < n < 12 nên
n
8
9
10
11
M
8,8
15,9
23
30,1
Nghiệm M = 23 , n = 10 thoả mãn => M là Na . Vậy công thức muối cần tìm là Na2 SO4 .10 H2O
 0,5 đ
Câu IV :
1/ 0,75 đ
 Phương trình phản ứng : 
CnH2n +1 OH + CH3COOH CH3COOCnH2n +1 + H2O (1)
CmH2m -1 OH + CH3COOH CH3COOCmH2m - 1 + H2O (2) 0,25 đ
Theo (1) , (2) tổng số mol của rượu = tổng số mol axit = tổng số mol este = tổng số mol nước
mà theo đề ra tổng số mol của rượu = 0,05 mol , tổng số mol axit = 45 / 60 = 0,75 mol . Vậy axit dư ( nếu h = 100 % ) . 0,25 đ
Theo Đ/ luật B/toàn khối lượng : 
mrượu + maxit = meste + mnước 
=> meste = mrượu + maxit - mnước = a + 0,05. 60 – 0,05 .18 = a + 2,1 
Vậy khối lượng este thực tế thu được là : ( a + 2,1) h / 100 0,25 đ
2/ 1,25 đ
 Theo đề ra A được đốt hết nên xét 2 trường hợp :
+ Sau phản ứng oxi không dư ( ph/ứng vừa đủ )
CnH2n +1 OH + 3n/2 O2 → n CO2 + ( n+ 1) H2O (3)
 x 1,5 nx n x ( n+ 1) x
CmH2m -1 OH + ( 3m-1)/2 O2 → m CO2 + m H2O (4)
y ( 3m –1 )y/ 2 my my 
CO 2 + 2 KOH → K2 CO 3 + H2O (5)
0,12 0,12
K2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2 KCl (6) 0,25 đ
0,12 0,12
Gọi x , y lần lượt là số mol của 2 rượu có trong 0,05 mol A . 
Theo (3) , (4) Tổng số mol oxi p/ứng = 1,5 x n + ( 3m – 1 ) y / 2 = 8/32 = 0,25
 => 3( nx + my ) – y = 0,5 (I) .
 Theo (3) (4) (5) (6) tổng số mol CO2 = n (CaCO3) = 12/ 100 = 0,12 = nx + my 
 Thay vào (I) => y = - 0,14 < 0 ( Không thoả mãn ) 0,25 đ
+ Vậy oxi dư .
Tổng số mol CO2 = nx + my = 0,12 (II)
Tổng số mol H2O = (n+1)x + my = nx + my + x = 0,12 + x
Tổng nO trước phản ứng = n O ( trong 2 rượu ) + n O ( đầu) = x + y + 2.0,25
mà nO sau phản ứng = nO đầu => x + y + 0,5 = 2 . 0,12 + 0,12 + x + nO dư 
 => nO dư = y + 0,14 0,25 đ
Mặt khác : Tổng số mol các chất sau phản ứng = 0,35 = n (CO2) + n (H2O) + n ( O2 dư)
thay số : 0,35 = 0,12 + 0,12 + x + (y + 0,14)/ 2 ==> x + y/2 = 0,04
=> x + y/2 = 0,04 (III)
 x + y = 0,05 (IV) giải hệ (III)(IV) ta được x = 0,03 ; y = 0,02 . 0,25 đ
 thay vào (I) ta được: 0,03 n + 0,02m = 0,12 hay 3n + 2m = 12 với n ≥ 1 , m ≥ 3 ; n, m nguyên 
n
1
2
3
4
m
4,5
3
1,5
< 0
Kết quả
loại
thoả mãn
loại
loại
Vậy công thức của 2 rượu cần tìm là : C2H5OH và C3H5OH 
công thức cấu

File đính kèm:

  • docde va da chuyen lam son.doc
Giáo án liên quan