Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010 môn thi: hoá học thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng:
A. CH3CH(NH¬2)COOH. B. HOCH2CH2OH.
C. HCOOCH2CH2CH2NH2. D. CH3CH(OH)COOH.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2010 ĐỀ THAM KHẢO Môn thi: Hoá học Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ : 01 Câu 1. Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng: A. CH3CH(NH2)COOH. B. HOCH2CH2OH. C. HCOOCH2CH2CH2NH2. D. CH3CH(OH)COOH. Câu 2. Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là: A. 0,224l. B. 0,448l. C. 1,12l. D. 0,896l. Câu 3. Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là (Cho Al = 27): A. 13,5 gam. B. 1,35 gam. C. 8,1 gam. D. 1,53 gam. Câu 4. Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe2+? A. [Ar]3d6. B. [Ar]3d3. C. [Ar]3d4. D. [Ar]3d5. Câu 5. Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam este no, đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch NaOH 1,3M (vừa đủ) thu được 5,98 gam một ancol Y. Tên gọi của X là: A. Etyl propionat. B. Etyl fomat. C. Etyl axetat. D. Propyl axetat. Câu 6. Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là: A. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit. B. metyl amin, amoniac, natri axetat.. C. anilin, metyl amin, amoniac. D. anilin, amoniac, natri hiđroxit. Câu 7. Chất có thể dùng làm mềm nước có tính cứng tạm thời là A. HCl. B. NaHSO4. C. NaCl. D. Ca(OH)2. Câu 8. Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Kim loại kiềm thổ đó là: A. Ca (M = 40). B. Ba (M = 137). C. Sr (M = 87). D. Mg (M = 24). Câu 9. Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch chứa các chất dưới đây: (1) H2N - CH2 – COOH (2) NH3Cl - CH2 – COOH (3) NH2 - CH2 - COONa (4) H2N - CH2 - CH2 - CH(NH2) – COOH (5) HOOC - CH2 - CH2 - CH(NH2) - COOH Dung dịch các chất làm quỳ tím hóa đỏ là: A. (2), (4). B. (3), (5). C. (1), (3). D. (2), (5). Câu 10. Anilin có công thức hóa học là: A. CH3COOH. B. CH3OH. C. C6H5NH2. D. C6H5OH. Câu 11. Để xà phòng hóa 0,02 mol một este X cần 200ml dd NaOH 0,2M. Este X là: A. đa chức. B. đơn chức không no. C. đơn chức no D. đơn chức. Câu 12. Cho 9 gam etylamin tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là (Cho H = 1, C = 12, N = 14): A. 16,3g. B. 10,22g. C. 18,25g. D. 16,28g. Câu 13. Cho 8,9 gam hỗn hợp bột Mg và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng( dư), thu được 0,2 mol khí H2. Khối lượng của Mg và Zn trong 8,9 gam hỗn hợp trên lần lượt là: A. 1,8gam và 7,1gam. B. 3,6gam và 5,3gam. C. 1,2 gam và 7,7 gam. D. 2,4gam và 6,5gam. Câu 14. Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là: A. CuSO4 và HCl. B. ZnCl2 và FeCl3. C. HCl và AlCl3. D. CuSO4 và ZnCl2. Câu 15. Khối luợng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch có H2SO4 loãng làm môi trường là (Cho O = 16, K = 39, Cr = 52). A. 59,2 gam. B. 29,4 gam. C. 29,6 gam. D. 24,9 gam. Câu 16. Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là: A. 5 chất. B. 3 chất. C. 2 chất. D. 4 chất. Câu 17. Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5): A. 5,6g. B. 2,8g. C. 11,2g. D. 71,4g. Câu 18. Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:: A. II, III và IV. B. I, III và IV. C. I, II và IV. D. I, II và III. Câu 19. Cho khí CO khử hoàn toàn đến Fe một hỗn hợp gồm: FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là: A. 2,24 lít B. 4,48 lít. C. 1,12 lít. D. 3,36 lít. Câu 20. Dẫn khí CO2 điều chế được bằng cách cho 10 gam CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư đi vào dung dịch có chứa 8 gam NaOH. Khối lượng muối Natri điều chế được là (cho Ca = 40, C=12, O =16): A. 8,4 gam. B. 9,5 gam. C. 5,3 gam. D. 10,6 gam. Câu 21. Ở nhiệt độ cao, Al khử được ion kim loại trong oxit nào dưới đây? A. K2O. B. MgO. C. BaO. D. Fe2O3. Câu 22. Khi cho dòng điện một chiều I=2A qua dung dịch CuCl2 trong 10 phút. Khối lượng đồng thoát ra ở catốt là: A. 0,4 gam. B. 4 gam. C. 2 gam. D. 0,2 gam. Câu 23. Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là: A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 24. Xà phòng hóa 22,2g hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 đã dùng hết 200ml dd NaOH. Nồng độ mol của dd NaOH là: A. 1,5M. B. 2M. C. 1M. D. 0,5M. Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol amin đơn chức, no, mạch hở X sinh ra 45 gam nước. CTPT của X là:: A. C3H7N. B. C3H9N. C. CH5N. D. C4H11N. Câu 26. Thứ tự một số cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa như sau : Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất không phản ứng với nhau là: A. Fe và dung dịch FeCl2. B. Fe và dung dịch FeCl3. C. Fe và dung dịch CuCl2. D. Cu và dung dịch FeCl3. Câu 27. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ: A. không màu sang màu vàng. B. màu da cam sang màu vàng. C. màu vàng sang màu da cam. D. không màu sang màu da cam. Câu 28. Trong phân tử của cacbohiđrat luôn có: A. Nhóm chức axit. B. Nhóm chức ancol. C. Nhóm chức xeton. D. Nhóm chức anđehit. Câu 29. Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p6 là: A. Li+. B. Na+. C. Rb+. D. K+. Câu 30. Cho một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hoà tan quặng này trong dung dịch HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra; dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng ( không tan trong axit mạnh). Loại quặng đó là: A. hematit đỏ. B. mahetit. C. pirit. D. xiđerit. Câu 31. C4H8O2. có số đồng phân este là: A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 32. Hoà tan 2,52 gam một kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, cô cạn dung dịch thu được 6,84 gam muối khan. Kim loại đó là: A. Zn. B. Fe. C. Al. D. Mg. Câu 33. Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N? A. 6 amin. B. 5 amin. C. 7 amin. D. 4 amin. Câu 34. Cho 3,7g este no đơn chức mạch hở tác dụng hết với dd KOH, thì được muối và 2,3g ancol etylic. Công thức của este là: A. C2H5COOCH3. B. C2H5COOC2H5. C. CH3COOCH3. D. HCOOC2H5. Câu 35. Khi đun ancol X (công thức phân tử C2H6O) với axit cacboxylic Y (công thức phân tử C2H4O2) có axit H2SO4 đặc làm chất xúc tác thu được este có công thức phân tử: A. C4H10O3. B. C4H10O2. C. C4H8O2. D. C4H8O3. Câu 36. Chất không có tính chất lưỡng tính là: A. AlCl3. B. Al2O3. C. Al(OH)3. D. NaHCO3. Câu 37. Một loại than đá dùng cho một nhà máy nhiệt điện có chứa 2% lưu huỳnh. Nếu mỗi ngày nhà máy đốt hết 100 tấn than chì trong một năm (365 ngày) khối lượng khí SO2 thải vào khí quyển là: A. 1530 tấn. B. 1420 tấn. C. 1460 tấn. D. 1250 tấn. Câu 38. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là: A. Be, Na, Ca. B. Na, Cr, K. C. Na, Fe, K. D. Na, Ba, K. Câu 39. Để trung hoà 6,0 gam một axit cacboxylic X (no, đơn chức, mạch hở) cần 100ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của X là: A. C3H7COOH. B. C2H5COOH. C. CH3COOH. D. HCOOH. Câu 40. Cho dãy các chất: AlCl3, NaHCO3, Al(OH)3, Na2CO3, Al. Số chất trong dãy đều tác dụng được với axit HCl, dung dịch NaOH là: A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. -------------------------------------------------------------------------------- (Cho: C = 12; Na = 23; O = 16; H = 1; Br = 80; K = 39; N= 14; Cl = 35,5; Ca = 40; S = 32; Ag = 108). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA C D B A C B D A D C A A D A B B C B B D Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 ĐA D A A A C A C B B C D B B D C A C D C D
File đính kèm:
- Luyen thi Tot nghiep Hoa 20101.doc