Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh thanh hoá năm học 2008 –2009 môn thi: hoá học lớp 12

Câu 1. (4,5 điểm)

1.Có 5 khí A, B, C, D, E. Khí A được điều chế bằng cách nung KMnO

4

ở nhiệt độ cao; khí B được điều chế bằng

cách cho FeCl

2

tác dụng với dung dịch hỗn hợp KMnO

4và H

2SO

4loãng; khí C được điều chế bằng cách đốt sắt

sunfua trong oxi; khí D được điều chế bằng cách cho sắt pirit vào dung dịch HCl trong điều kiện thích hợp, khí E

được điều chế bằng cách cho natri nitrua vào nước. Cho các khí A, B, C, D, E lần lượt tác dụng với nhau, trường

hợp nào có phản ứng xảy ra? Viết phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng. (ghi rõ điều kiện nếu có)

pdf1 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh thanh hoá năm học 2008 –2009 môn thi: hoá học lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
THANH HOÁ NĂM HỌC 2008 – 2009
Môn thi: HOÁ HỌC Lớp 12 THPT
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 28 tháng 3 năm 2009
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề thi)
Câu 1. (4,5 điểm)
1. Có 5 khí A, B, C, D, E. Khí A được điều chế bằng cách nung KMnO4 ở nhiệt độ cao; khí B được điều chế bằng
cách cho FeCl2 tác dụng với dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4 loãng; khí C được điều chế bằng cách đốt sắt
sunfua trong oxi; khí D được điều chế bằng cách cho sắt pirit vào dung dịch HCl trong điều kiện thích hợp, khí E
được điều chế bằng cách cho natri nitrua vào nước. Cho các khí A, B, C, D, E lần lượt tác dụng với nhau, trường
hợp nào có phản ứng xảy ra? Viết phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng. (ghi rõ điều kiện nếu có).
2. Viết phương trình hoá học biểu diễn cốc phản ứng xảy ra (nếu có) và nêu hiện tượng khi cho từ từ urê lần lượt
vào cốc chứa:
a. Dung dịch Na2CO3.
b. Dung dịch Ba(OH)2.
3. Muối X nguyên chất, màu trắng, tan trong nước. Dung dịch X không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng mà
phản ứng được với dung dịch HCl cho kết tủa trắng, kết tủa này lại tan trong dung dịch NH3. Khi axit hoá dung
dịch tạo thành bằng dung dịch HNO3 lại có kết tủa trắng trở lại. Cho Cu vào dung dịch X, thêm dung dịch H2SO4
và đun nóng thì có khí không màu, hoá nâu trong không khí thoát ra, đồng thời có kết tủa đen xuất hiện. Biện luận
để xác định công thức của X. Viết các phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng xảy ra.
Câu 2. (5,5 điểm)
1. Viết phương trình hoá học biểu diễn cốc phản ứng (nếu có) và nêu hiện tượng xảy ra trong các quá trình sau:
a. Cho dung dịch brom với dung môi nước có màu vàng vào chất lỏng hexan.
b. Cho dung dịch brom từ từ đến dư vào dung dịch phenol (đều dung môi nước).
c. Sục khí C2H2 vào dung dịch KMnO4, sau đó thêm dung dịch CaCl2 vào.
d. Đun nóng anlyl iotua với nước, sau đó thêm dung dịch brom vừa đủ vào.
2. A, B, C, D có cùng công thức phân tử C4H6O4 đều phản ứng với NaOH theo tỷ lệ mol 1:2. Trong đó:
- A, B đều tạo ra một muối, một ancol.
- C, D đều tạo ra một muối, một ancol và nước.
Biết rằng khi đốt cháy muối do A, C tạo ra thì trong sản phẩm cháy không có nước. Xác định A, B, C, D và viết
phương trình hóa học biểu diễn phản ứng xảy ra với NaOH.
3. Có thể tồn tại các mối liên kết hiđro khác nhau nào trong ancol etylic có hoà tan phenol. Viết công thức biểu diễn
các mối liên kết này và cho biết trong số liên kết đã viết liên kết nào bền nhất, liên kết nào kém bền nhất? Giải
thích.
Câu 3. (5,0 điểm)
1. Cho biết N2O4 phân li 20,0% thành NO2 ở 270C và 1,00atm. Hãy xác định:
a. Giá trị Kp .
b. Độ phân li của N2O4 tại 270C và 0,100 atm .
c. Độ phân li của 69 gam N2O4 trong bình 20 lít ở 270C.
2. Hoà tan hoàn toàn 0,775 gam đơn chất A trong dung dịch HNO3 đặc được một hỗn hợp gồm hai khí (tồn tại
trong điều kiện thích hợp) có khối lượng là 5,75 gam và một dung dịch gồm 2 axit có oxi với hàm lượng oxi lớn
nhất. Để trung hoà hai axit này cần dùng vừa hết 0,1 mol NaOH.
a. Xác định thành phần % theo số mol của hỗn hợp khí. Biết tỷ khối hơi của hỗn hợp so với hiđro là 38,3.
b. Xác định đơn chất A.
c. Tính tỷ lệ số mol 2 axit có trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 4. (5,0 điểm)
1. Cho 9,2 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,4mol AgNO3 trong NH3 thu
được 21,6 gam Ag. Xác định công thức cấu tạo của X. Viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra.
2. A là hợp chất hữu cơ chứa C, H, O. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam A. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm thu được vào
bình đựng 5000 ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M thấy xuất hiện 6 gam kết tủa, phần nước lọc có khối lượng lớn hơn
dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là 1,24 gam.
a. Viết công thức phân tử của A biết rằng khối lượng mol phân tử của A nhỏ hơn khối lượng mol phân tử
glucozơ.
b. Biết A phản ứng được với NaOH theo tỷ lệ mol nA : nNaOH = 1 : 4; A có phản ứng tráng gương. Xác định
công thức cấu tạo của A và viết phương trình hoá học của các phản ứng trên.
Cho Ag = 108; Cu = 64; Fe = 56; Ca = 40; O = 16; C = 12; H = 1; N= 14.

File đính kèm:

  • pdf[HoaHoc12]ThiHSGTinhThanhHoa-2008-2009-THPT.pdf
Giáo án liên quan