Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 môn thi: Hóa học
Câu 1 (2 điểm)
1. Nguyên tố A tạo được ion đơn nguyên tử mang 2 điện tích, có tổng số hạt trong ion đó bằng 80. Trong nguyên tử của nguyên tố đó có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22.
Xác định cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố A.
2. Bổ túc và cân bằng phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:
Cu2FeSx + O2 Cu2O + Fe3O4 + .
Câu 2 ((2điểm) ): Cho hỗn hợp cân bằng trong bình kín: N2O4 2 NO2 (1)
Thực nghiệm cho biết: ở 35oC Mhh= 72,45 g/mol; ở 45oC Mhh= 66,80 g/mol
a/ Hãy xác định độ phân li α của N2O4ở mỗi nhiệt độ trên.
b/ Tính hằng số cân bằng Kp của (1) ở mỗi nhiệt độ trên khi áp suất chung của hệ là 1 atm. Trị số đó có đơn vị không? Giải thích?
c/ Phản ứng trên chiều thuận tỏa nhiệt hay thu nhiệt?
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 2 MÔN THI: HÓA HỌC Thời gian: 180 phút ( không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 29 -10-2010 Câu 1 (2 điểm) 1. Nguyên tố A tạo được ion đơn nguyên tử mang 2 điện tích, có tổng số hạt trong ion đó bằng 80. Trong nguyên tử của nguyên tố đó có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Xác định cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố A. 2. Bổ túc và cân bằng phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron: Cu2FeSx + O2 Cu2O + Fe3O4 +. Câu 2 ((2điểm) ): Cho hỗn hợp cân bằng trong bình kín: N2O4 2 NO2 (1) Thực nghiệm cho biết: ở 35oC Mhh= 72,45 g/mol; ở 45oC Mhh= 66,80 g/mol a/ Hãy xác định độ phân li α của N2O4ở mỗi nhiệt độ trên. b/ Tính hằng số cân bằng Kp của (1) ở mỗi nhiệt độ trên khi áp suất chung của hệ là 1 atm. Trị số đó có đơn vị không? Giải thích? c/ Phản ứng trên chiều thuận tỏa nhiệt hay thu nhiệt? Câu 3 (2,0 điểm) a. Để pha 1 lít dung dịch CH3COOH có pH = 3 (dung dịch A) thì cần dùng bao nhiêu ml dung dịch CH3COOH 30% (D = 1,05g/ml). Biết Ka của CH3COOH là 1,74.10-5. b. Tính độ điện li của CH3COOH trong dung dịch A. +Br2+DDD H2, tO + B +O2 +Fe +Y hoặcZ Z Câu 4 (2,0 điểm) 1. Xác định các chất và hoàn thành sơ đồ biến hóa: A X + D X B Y +Z C A + G 2. Cho hỗn hợp khí A gồm: N2, NO, NH3, hơi nước, đi qua bình đựng P2O5 thì thu được hỗn hợp khí B gồm 2 khí. Đó là 2 khí gì ? Viết phương trình phản ứng. Câu 5((3điểm) ): Đốt cháy hết 2,54 gam este E ( không chứa chức khác) mạch hở, được tạo ra từ axit đơn chức và ancol, thu được 2,688 lít khí CO2 (đktc) và 1,26gam nước. 0,1 mol E pư vừa đủ với 200 ml NaOH 1,5M tạo ra 1muối và ancol. Đốt cháy toàn bộ lượng ancol này được 6,72 lít CO2 (đktc). 1/ Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của E. 2/ A là axit tạo ra E. Một hỗn hợp X gồm A và 2 đồng phân của nó đều phản ứng được với dung dịch NaOH (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng được chất rắn B và hỗn hợp hơi D. D tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư cho 21,6 gam Ag. Nung B với NaOH rắn, dư trong điều kiện không có không khí được hỗn hợp hơi F. Đưa F về nhiệt độ thường thì có 1 chất ngưng tụ G còn lại hỗn hợp khí N. G tác dụng với Na dư sinh ra 1,12 lít khí H2. Hỗn hợp khí N qua Ni nung nóng cho hỗn hợp khí P. Sau phản ứng thể tích hỗn hợp khí giảm 1,12 lít và dP/H2 = 8. Tính khối lượng các chất trong X. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc. Câu 6(2điểm) Chất X có công thức phân tử C7H6O3. X có khả năng tác dụng với dung dịch NaHCO3 tạo chất Y có công thức C7H5O3Na. Cho X tác dụng với anhiđrit axetic tạo chất Z (C9H8O4) cũng tác dụng được với NaHCO3, nhưng khi cho X tác dụng với metanol (có H2SO4 đặc xúc tác) thì tạo chất T (C8H8O3) không tác dụng với NaHCO3 mà chỉ tác dụng được với Na2CO3. Biết chất X có khả năng tạo liên kết H nội phân tử. Xác định cấu tạo các chất X, Y, Z, T và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Lập sơ đồ điều chế X từ CH4 và các chất vô cơ khác ? Câu 7(2điểm) A, B, D là các đồng phân có cùng công thức phân tử C6H9O4Cl, thỏa mãn các điều kiện sau : 36,1g A + NaOH dư ® 9,2g etanol + 0,4 mol muối A1 + NaCl. B + NaOH dư ® muối B1 + hai rượu (cùng số nguyên tử C) + NaCl D + NaOH dư ® muối D1 + axeton + NaCl + H2O. Hãy lập luận xác định công thức cấu tạo của A, B, D và viết các phương trình phản ứng. Biết rằng D làm đỏ quì tím. Câu 8(2điểm) 1.Cho 14,64 gam chất hữu cơ A (C3H10O3N2) phản ứng hết với 150ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi và chất rắn. Trong phần hơi có 1 chất hữu cơ B có khả năng phản ứng với HNO2 thu được rượu tương ứng. Trong chất rắn chỉ chứa các hợp chất vô cơ. Hãy tính khối lượng chất rắn và xác định CTCT của A, B. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Cho 3-metyl buten-1 t¸c dông víi axit clohidric t¹o ra c¸c s¶n phÈm, trong ®ã cã A lµ 2-clo-3-metylbutan vµ B lµ 2-clo-2-metylbutan. B»ng c¬ chÕ ph¶n øng, h·y gi¶i thÝch sù t¹o thµnh hai s¶n phÈm A vµ B. Câu 9(3điểm) : Cho 23,52g hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Cu vào 200ml dung dịch HNO3 3,4M khuấy đều thấy thoát ra một khí duy nhất không màu dễ hóa nâu ngoài không khí, trong dung dịch còn dư một kim loại chưa tan hết, đổ tiếp từ từ dung dịch H2SO4 5M vào, chất khí trên lại thoát ra cho đến khi kim loại vừa tan hết thì mất đúng 44ml, thu được dd A. Lấy 1/2 dd A, cho dd NaOH cho đến dư vào, lọc kết tủa, rửa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B nặng15,6g. 1-Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ? 2-Tính nồng độ các ion (trừ ion H+-, OH-) trong dung dịch A? Biết: Mg =24, Fe = 56, Cu = 64, C =12, O = 16, N =14, Na =23, Ag =108 Hết Họ và tên thí sinh : ...........................................................................
File đính kèm:
- De HSG 29102010.doc