Kỳ thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 thpt năm học 2010 - 2011 môn thi: sinh học

Câu 1 (2 điểm).

Một cây sống bình thường ở ven biển có áp suất thẩm thấu của đất ngập mặn là 3atm.

a. Cây này phải duy trì nồng độ dịch tế bào của lông hút tối thiểu là bao nhiêu để sống được trong mùa hè (nhiệt độ trung bình là 35oC), trong mùa đông (nhiệt độ trung bình là 17oC).

b. Các cây sống ở vùng đất ngập mặn ven biển hấp thụ nước bằng cách nào?

 

doc8 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 11300 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 thpt năm học 2010 - 2011 môn thi: sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp của cây xanh. Tại sao hai pha này lại xảy ra ở hai nơi khác nhau trong lục lạp? 
b. Giải thích số lượng phân tử ATP, NADPH cần dùng trong một chu trình Calvin và cho quá trình tổng hợp một phân tử glucôzơ.
c. Tại sao ánh sáng đỏ lại tốt cho quang hợp hơn ánh sáng xanh tím?
Câu 8 (2 điểm). 
a. Tại sao ánh sáng đỏ kích thích sự ra hoa của cây ngày dài còn ánh sáng đỏ xa kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn?
b. Vẽ sơ đồ (hoặc nêu) tác dụng kích thích và ức chế của các loại hoocmon thực vật đến các quá trình sinh lí của cây: tạo củ, rụng lá, chồi bên, kéo dài đỉnh sinh trưởng, phân chia tế bào, ngủ nghỉ. (chỉ cần chỉ ra hoocmon đó có tác dụng kích thích hay ức chế đến các quá trình trên).
Câu 9 (1,5 điểm).
a. Nêu những lợi thế của thực vật C4 so với thực vật C3 trong môi trường nhiệt đới. Vì sao để tổng hợp một phân tử glucôzơ, thực vật C3 sử dụng ít ATP hơn so với thực vật C4?
b. Tại sao thực vật CAM thường có năng suất thấp hơn thực vật C4 và thực vật C3?
Câu 10 (1,5 điểm). 
Cho sơ đồ mối quan hệ giữa quang hợp của thực vật C3, C4 với cường độ ánh sáng (hình 1a) và với nhiệt độ (hình 1b).
Hình 1a	Hình 1b
Hãy cho biết các đường cong: I, II, III, IV là của nhóm thực vật nào? Giải thích.
- - - HÕt - - -
Hä vµ tªn thÝ sinh:......................................................................................... Sè b¸o danh:....................................
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA 
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2011
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
MÔN: SINH HỌC
 (Ngày thi: 07/10/2010)
Câu
NỘI DUNG
Điểm
1.
(2đ)
Một cây sống bình thường ở ven biển có áp suất thẩm thấu của đất ngập mặn là 3atm.
a. Cây này phải duy trì nồng độ dịch tế bào của lông hút tối thiểu là bao nhiêu để sống được trong mùa hè (nhiệt độ trung bình là 35oC), trong mùa đông (nhiệt độ trung bình là 17oC).
b. Các cây sống ở vùng đất ngập mặn ven biển hấp thụ nước bằng cách nào?
c. Cho 3 tế bào sống cùng loại vào: nước cất (A), dung dịch KOH nhược trương (B), dung dịch Ca(OH)2 nhược trương (C) cùng nồng độ với dung dịch KOH. Sau một thời gian cho cả 3 tế bào vào dung dịch saccarôzơ ưu trương. Hãy cho biết tế bào nào mất nước nhiều nhất, tế bào nào mất nước ít nhất sau khi cho vào dung dịch saccarôzơ? Giải thích. 
a. Dựa vào công thức P= RTC, với P =3atm, thì cây phải duy trì P của tế bào lông hút > 3 atm.
=> RTC > 3 atm, và C> 3/RT. Thay R= 0,082, T= 273 + toC. 
Nhiệt độ mùa hè = 35oC, mùa đông = 17oC, sẽ tính được nồng độ tế bào lông hút (C). Cụ thể: 
C mùa hè > 0,12, C mùa đông > 0,13.
0,75
b. Các cây ven biển hấp thụ nước bằng tập trung các ion khoáng và các chất tan khác tạo áp suất thẩm cao ở dịch tế bào lông hút. 
Ngoài ra những cây này có thể hấp thụ thêm nước ngọt vào ban đêm qua hệ rễ khí sinh.
0,25
0,25
c. Trường hợp (A) mất nước nhiều nhất, trường hợp (C) mất nước ít nhất. Vì:
(A) là nước cất nên cho tế bào vào sẽ hút nước nhiều nhất, khi cho vào dung dịch ưu trương sẽ mất nước nhiều nhất.
(B) và (C) cùng nồng độ nhưng Ca(OH)2 phân li thành nhiều ion hơn KOH vì vậy số phân tử nước tự do ở (B) nhiều hơn (C) nên cho tế bào vào (B) thì tế bào sẽ hút nước nhiều hơn cho vào (C). Khi cho vào dung dịch ưu trương thì (C) mất nước ít nhất.
0,25
0,5
 2 
(2,5đ)
a. Một tế bào bình thường có bộ NST như hình vẽ. Tế bào đó đang ở thời điểm nào của phân bào? Giải thích. Những sự kiện nào đã xảy ra đối với NST thể hiện trên hình vẽ? Ý nghĩa của các sự kiện đó trong tiến hóa?
b. Một tế bào lưỡng bội người có hàm lượng ADN = 6,6 (pg), (1pg = 10-12 g). Đã nguyên phân một số đợt liên tiếp và lấy nguyên liệu của môi trường là 204,6( pg). Xác định số tế bào con ở thế hệ cuối cùng được tạo ra và tổng NST của các tế bào con đó. Biết hàm lượng ADN nói trên nằm trong nhân tế bào và các tế bào thế hệ cuối cùng đang ở pha G2.
a. Tế bào đang ở kì đầu của giảm phân 2, vì:
- Bộ NST ở trạng thái đơn bội kép
- Màng nhân biến mất
- Thoi phân bào đang hình thành.
Các sự kiện xẩy ra:
- Sự tổ hợp của các NST khác nguồn
- Sự trao đổi chéo giữa các cromatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Ý nghĩa: Các sự kiện trên tạo ra vô số loại giao tử, qua thụ tinh tạo ra vô số kiểu hợp tử, là cơ chế tạo ra biến dị tổ hợp, nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
0,5
0,5
0,5
b. Theo bài ra: (2x - 1) x 6,6 = 204,6; x là số đợt nhân đôi liên tiếp của ADN, suy ra x= 5,
Vì thế hệ tế bào cuối cùng đang ở pha G2, lúc đó ADN đã nhân đôi nhưng tế bào chưa phân chia (các tế bào đang ở lần nguyên phân thứ 5). Vậy số tế bào con là: 16 tế bào.
Tổng số NST: 2n x 16 = 46 x 16 = 736 NST kép.
0,5
0,5
 3
(2,5đ)
a. Hãy chứng minh màng sinh chất có tính khảm, tính động và tính chọn lọc.
b. Về cấu trúc, protein xuyên màng khác với protein bám rìa màng như thế nào?
c. Không bào của tế bào lông hút của thực vật chịu hạn và thực vật ưa ẩm khác nhau rõ nhất ở điểm nào? Nêu ý nghĩa của hiện tượng này.
d. Các phương thức tương tác giữa tế bào và môi trường qua màng sinh chất
a. Tính khảm: có các phân tử protein khảm bên trong và bên ngoài màng
 Tính động: các đại phân tử lipit và protein không ngừng di chuyển.
 Tính chọn lọc: màng sinh chất có thể cho chất này đi qua mà không cho chất khác đi qua (tính bán thấm).
0,5
b. Protein xuyên màng có sự phân hóa các vùng ưa nước và vùng kị nước. Vùng kị nước không phân cực nằm xuyên trong lớp kép lipit, vùng phân cực ưa nước lộ ra trên bề mặt màng; còn protein bám màng không có vùng kị nước.
0,5
c. Không bào của tế bào lông hút ở thực vật chịu hạn chứa dịch không bào có nồng độ khoáng cao hơn hẳn so với thực vật ưa ẩm.
- Đó là một đặc điểm thích nghi với môi trường sống, thực vật chịu hạn sống ở vùng đất khô, tế bào lông hút phải tạo áp suất thẩm thấu cao bằng cách dự trữ muối khoáng trong không bào mới hút được nước.
- Mặt khác các ion khoáng trong đất khô hạn bám chặt bề mặt hạt keo, cây chịu hạn hút chất khoáng bằng hình thức trao đổi ion mạnh hơn cây ưa ẩm.
0,5
0,25
d. 
- Vận chuyển các chất qua màng tế bào: Vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động
- Dẫn truyền nước đi qua 
- Dẫn truyền khối vật chất (ẩm bào, thực bào)
- Dẫn truyền chọn lọc phân tử
- Tiếp nhận thông tin
- Nhận dạng tế bào
- Sự ghép nối liên kết với các tế bào khác.
(Nêu được 6 ý thì cho điểm tối đa)
0,25
0,25
0,25
 4
(1,5đ)
a. Nêu sự khác nhau trong chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacoit của lục lạp và trên màng ty thể. Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng như thế nào? 
b. Phân biệt chiều khuếch tán của H+ ở ty thể và lục lạp qua ATPaza.
a. Sự khác biệt
Trên màng tilacoit
Trên màng ti thể
- Các điện tử e đến từ diệp lục
- Năng lượng có nguồn gốc từ ánh sáng
- Chất nhận điện tử cuối cùng là NADP+
- Các điện tử sinh ra từ các quá trình dị hoá (quá trình phân huỷ chất hữu cơ)
- Năng lượng được giải phóng từ việc đứt gẫy các liên kết hoá học trong các phân tử hữu cơ.
- Chất nhận điện tử cuối cùng là oxi
- Năng lượng được dùng để chuyển tải H+ qua màng, khi dòng H+ chuyển ngược lại ATP được hình thành. 
0,25
0,25
0,25
0,25
b. - khuếch tán của H+ ở ty thể và lục lạp qua ATPaza: 
 + Ở ty thể: H+ khuếch tán qua ATPaza từ khoảng gian màng ra chất nền ty thể.
 + Ở lục lạp: H+ khuếch tán từ xoang tylacoit ra chất nền lục lạp. 
0,25
0,25
5
 (2đ)
a. Sau khi phân lập vi sinh vật trong môi trường đất, làm thế nào để xếp các chủng vi khuẩn khác nhau vào các nhóm vi khuẩn Gram âm hay Gram dương? Hãy phân biệt cấu trúc thành tế bào của hai nhóm vi khuẩn nói trên về thành phần axit amin, glicopeptit (murein) và axit teichoic.
b. Ở những con bò sau khi chữa bệnh bằng penicilin mà vắt sữa ngay thì trong sữa còn tồn dư kháng sinh. Loại sữa này có thể dùng làm sữa chua được không? Vì sao?
a. Phân biệt vi khuẩn Gram âm Gram dương ta dùng phương pháp nhuộm Gram.
Nếu soi kính thấy màu tím là vi khuẩn Gr dương còn màu hồng là vi khuẩn Gram âm.
Chỉ tiêu so sánh
Gram dương
Gram âm
Axit amin
3-4 loại
17-18
Murein
Nhiều (dày)
Ít (mỏng)
Axit teichoic
Nhiều
Không có
0,5
0,5
0,5
b. Không làm được, vì:
penicilin ức chế tổng hợp thành peptido glican của vi khuẩn lactic cho nên vi khuẩn lactic không sinh trưởng phát triển được nên không lên men được.
0,5
 6
(2đ)
Hãy nêu: 
a. Các cách gây hại của vi khuẩn lên vật chủ.
b. Các cơ chế tác động của chất kháng sinh lên vi khuẩn.
c. Các cách tác động của kháng thể đặc hiệu lên kháng nguyên gây bệnh. Đối với những kháng nguyên đã nhiễm vào tế bào bình thường thì Tc (Tđộc) xử lí như thế nào?
a. - Cạnh tranh chất dinh dưỡng
 - Tiết độc tố
 - Phá hủy tế bào chủ
0,5
b. - Tác động lên thành tế bào
 - Tác động vào màng sinh chất
 - Ức chế sự tự sao, phiên mã và dịch mã.
0,5
c. 
- Trung hòa các vi khuẩn, vi rut gây bệnh 
- Ngưng kết các tế bào vi khuẩn, virut khác lại với nhau (dính bết vào nhau)
- Kết tủa các kháng nguyên dạng hòa tan
Từ đó tạo điều kiện cho đại thực bào tiêu diệt.
Đối với những kháng nguyên đã nhiễm vào tế bào thì Tc sẽ đến trực tiếp tế bào đó tạo lỗ thủng trên màng làm cho tế bào nhiễm vỡ tung ra và giải phóng kháng nguyên.
0,5
0,5
 7
(2,5đ)
a. Viết phương trình tổng quát của pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp của cây xanh. Tại sao hai pha này lại xảy ra ở hai nơi khác nhau trong lục lạp. 
b. Giải thích số lượng phân tử ATP và số lượng NADPH cần dùng trong một chu trình Calvin và cho quá trình tổng hợp một phân tử glucôzơ.
c. Tại sao ánh sáng đỏ lại tốt cho quang hợp hơn ánh sáng xanh tím?
a. Pha sáng:
12H2O + 12 NADP+ + 12ADP + 18Pi => 12NADPH + 18ATP + 6H2O + 6O2
 Pha tối: 
6CO2 + 12NADPH + 18ATP +12H2O => C6H12O6 + 12NADP+ + 18ADP + 18Pi
Pha sáng xảy ra ở grana, pha tối xảy ra ở Stroma vì: sản phẩm của pha này là nguyên liệu của pha kia và thuộc hai nhóm phản ứng với pha sáng không cần enzim (cần chuỗi truyền e-) còn pha tối cần hệ enzim.	
0,5
0,25
0,25
b. Trong một chu trình Calvin: pha khử 3CO2 cần 6ATP và 6NADPH, pha tái tạo chất nhận cần 3 ATP.

File đính kèm:

  • docde thi hsg 20102011.doc