Kinh nghiệm tự học và thi IELTS hiệu quả
Về background
Tuy mình học FTU nhưng là dân khối A nên tiếng Anh cũng thuộc dạng bình thường chứ không phải cao thủ như bạn bè cùng lớp khối D. Mấy năm trước mình đã đi học IELTS ở ACET và một số trung tâm, thầy cô khác và sau đó đi thi nhưng chỉ được 5.5. Nguyên nhân rút ra là do tự học không đúng phương pháp nên học mãi chẳng tiến bộ dù có học thêm ở đâu. Đợt vừa rồi, công việc hòm hòm, mình đã thay đổi phương pháp học, tập trung tự ôn trong 6 tháng, và kết quả (đặc biệt môn trước đây mình yếu nhất là Writing đc 8.0) đối với mình đúng là ngoài mong đợi. Do vậy, mình nghĩ kinh nghiệm của mình sẽ rất có ích cho các bạn trình độ đang tầm 4.5-6.0 muốn tự học để nâng band score của mình lên 8.0 or cao hơn
ồn nói giọng Anh-Anh để nghe. Đang nghe quen giọng Anh-Mỹ đi thi IELTS toàn giọng Anh-Anh cũng khá mệt đấy vì một số từ người Anh phát âm rất đặc trưng và rất khác với tiếng Anh-Mỹ. Bước 2: Listen and transcribe it Bạn nghe và chép lại tất cả những gì bạn nghe được. Đương nhiên là việc này sẽ rất khó, bạn sẽ mắc phải rất nhiều lỗi sai và không nghe được nhiều từ (có thể là từ mới bạn chưa biết, hoặc từ bạn đã biết nhưng bạn lại phát âm sai nên nghe sai). Hồi đầu thử transcribe CNN Student News, mình sai toe toét. Không sao, kinh nghiệm ở đây của mình là: cứ nghe, cứ viết ra tất cả những gì bạn nghe được (đoán được) rồi so sánh với transcript và rút kinh nghiệm dần dần. Bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn bạn nghĩ rất nhiều. Sau này, bạn sẽ thấy do phải chép chỉnh tả 100%, những từ lúc nghe hay sót như “and” “the”, từ có số nhiều hay không…bạn nghe sẽ rất rõ. Và đến khi quay lại làm listening IELTS thì "Easy as eating pancakes" Lưu ý: Phần mềm nghe mình khuyên các bạn nên sử dụng để luyện ở bước 2 này là GOM Player thay vì trình chơi nhạc mặc định Window Media Player. Phần mềm này bạn có thể nghe từ đoạn A đến B, tua đi hoặc tua lại trong bao nhiêu giây bằng phím tắt…và rất nhiều tính năng hữu ích khác. Bước 3: Tập đọc lại theo transcript và thu âm lại so sánh Ở bước này, bạn hãy nghe thật kỹ phát thanh viên đọc, nhấn nhá, nối âm, lên xuống ở đâu. Bạn bắt chiếc giống hệt thế rồi đọc. Sau đó nghe lại phần thu âm giọng đọc của mình, xem chỗ nào chưa giống thì đọc lại. Sửa đến khi nghe lại thấy ưng ý thì thôi. Công việc này cũng khá là nản nhưng đây là cách luyện Pronunciation cực kỳ hiệu quả. Bản thân mình đã duy trì tập nói theo cách này liên tiếp trong 2,5 tháng. Kết quả rất tuyệt vời khi nói chuyện với một bác Tây, bác khen mình phát âm hay và hỏi đã ở nước ngoài phải không, làm mình sướng rơn Lưu ý: Bạn hãy mua một tai nghe có mic. Loại nào cũng được tùy túi tiền của bạn. (Nên luyện nghe bằng tai nghe cho giống với khi thi và tập trung hơn). Đi thi thật thì bạn được nghe tai không dây xịn nghe sướng hơn tai nghe ở nhà nhiều. Dùng phần mềm Audacity để thu. Đây là phần mềm khá nhỏ gọn và tiện để thu âm. Nếu bạn đang dùng smartphone, hãy down app Tedict về để học. Apps này sẽ hỗ trợ bạn viết chính tả theo phương pháp trên. Nguồn tiếng Anh là web ted.com. Lúc viết chính tả bạn sẽ có tùy chọn hiện transcript dịch tiếng Việt nên sẽ dễ dàng hơn khá nhiều. 2/SPEAKING 1. Bạn nói kém và có Vietnamese accent, bạn nghĩ rằng đi học các trung tâm 100% giáo viên bản ngữ sẽ giúp bạn nói hay và tự nhiên? Sai. Mình không dám khẳng định 100% là sai vì mình cũng chưa đi học hết tất cả các trung tâm. Nhưng một trong những trung tâm mình đã từng đi học là ACET – được đánh giá là trung tâm luyện IELTS tốt nhất (và đắt nhất) thì đi học nếu bạn nói sai hoặc nói chưa hay, bạn sẽ không được giáo viên sửa đâu. Sẽ không có chuyện họ nhắc bạn nên nhấn âm vào đâu, nối âm thế nào nên mình thấy nhiều bạn học 4,5 khóa (mất tầm mấy chục triệu) nói tiếng Anh vẫn chán như thường. 2. Nên nói tiếng Anh càng nhiều càng tốt? Gặp ai cũng nói, Skype, Yahoo, thậm chí nhiều CLB tiếng anh IELTS còn rủ nhau ra Hồ Gươm “săn” Tây để nói. Với thi Speaking IELTS, điều này thực ra mình thấy chỉ 50% là đúng. Việc bạn nói tiếng Anh nhiều chỉ giúp tăng độ trôi chảy và tự tin khi nói của bạn. Thi Speaking bạn cần nói trôi chảy nhưng quan trọng là phải đúng. Một bài nói sai quá nhiều lỗi ngữ pháp bạn sẽ không bao giờ hy vọng được quá điểm 5. Nếu bạn đang nói ở mức “kém” (tất cả các câu đều sai ngữ pháp, thậm chí lỗi cơ bản) điều này sẽ khá là tai hại vì bạn sẽ quen với các lỗi sai, sau này rất khó sửa. Giải pháp: Thay vì nói, mình nghĩ lúc này bạn nên nghe nhiều hơn (input thay vì output), xem người bản ngữ diễn đạt ý đó thế nào rồi bắt chước, xem lại ngữ pháp, đến khi nào bạn thấy nói không còn sai quá nhiều lỗi nữa là được. Luyện pronunciation theo phương pháp mình đã trình bày ở phần Listening. Học tiếng Anh (hay học bất kì một ngoại ngữ khác nào nói chung) đơn giản chỉ là sự bắt chước, nhái lại những gì người bản xứ nói và viết. Bạn nhái giọng giống native speaker thì chứng tỏ bạn phát âm hay. Sẽ rất tốt nếu bạn có bạn là người bản xứ hoặc bạn được luyện speaking với người có level trên bạn. Họ nghe, nhận xét và giúp bạn sửa lỗi thì bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Hoặc bạn có thể tự nói một mình, thu âm lại và tự chấm theo thang điểm chấm Speaking cũng rất tốt và hiệu quả. Mình thường viết hoặc lên Outline trước khi nói để đảm bảo hai yếu tố: logic và không bị sót. 3/ WRITING Đây là phần khó tự học nhất nhưng lại là phần mình cải thiện điểm số được nhiều nhât nên mình nghĩ kinh nghiệm của mình sẽ đặc biệt có ích với bạn nào đang có background viết yếu 1. Nên đi học ở trung tâm có giáo viên bản ngữ hay học người Việt? Mình đã từng đi học cả hai chỗ và có nhận xét như sau: Giáo viên bản ngữ: thường là cho bạn thảo luận với nhau, làm bài tập theo giáo trình học của trung tâm sau đó mới chữa và nói mẹo làm. Trong mỗi buổi học giáo viên phân tích một bài và học viên sẽ tự viết lại theo nhóm trên giấy trong thời gian ngắn hơn thi thật (15 phút cho task 1 và 35 phút cho task 2) sau đó giáo viên sẽ thu bài và dùng máy chiếu để chữa luôn trên lớp. Ưu: Làm bài tập, thảo luận rồi mới cung cấp tips, bạn sẽ nhớ hơn nhiều là được cho tips ngay từ đầu. Ngoài ra, không chỉ kỹ năng viết, mà 3 kỹ năng còn lại của bạn cũng được cải thiện khi học với người bản ngữ. Nghe thầy bản xứ dạy, cũng chính là lúc bạn luyện nghe, giao tiếp luôn. Thiết bị, điều kiện học tập tốt nên tiếp thu dễ dàng hơn. Nhược: học phí cao tầm 6-9 triệu hoặc rất cao (ACET, BC) trên 15 triệu. Ngoài ra, do tất cả các tips trình bày bằng tiếng Anh nên những bạn tiếng Anh chưa tốt sẽ khó tiếp thu được 100%. Khi đăng ký khóa học bạn không biết được thầy dạy của bạn là ai, gặp phải thầy dạy không hay, bạn cũng chả có hứng học được. Một vấn đề nữa, học viết họ thường không phân dạng cụ thể. Ví dụ task 1: không phân cụ thể thành dạng bar chart, line chart, table, column, mixed… Nhiều khi học hết khóa mà vẫn chưa biết làm thể nào viết một bài task 1 IELTS hoàn chỉnh. Giáo viên Việt Nam: Tùy phong cách dạy, mà có giáo viên sẽ cung cấp các tips cho bạn, sườn mẫu câu, các academic vocabulary cho từng chủ đề và cứ lắp vào mà viết là được. Ưu: Học phí rẻ hơn kha khá. Tips, sườn, mẫu câu… được trình bày giải thích bằng tiếng Việt nên dễ hiểu. Nhược: Lớp rất đông và phòng học không tiện nghi như các trung tâm trên (vì thường là dạy ở nhà riêng). Giáo viên nào có tiếng thì thậm chí bạn phải ngồi ghế nhựa, đứng mé mà chép bài. Ngoài ra, một số thầy cô dạy chỉ đọc cho bạn chép, không chữa bài nên học khá là chán. 2. Nên đọc tài liệu gì bổ trợ cho Writing IELTS tốt nhất? Search trên mạng bạn có thể thấy có rất nhiều lời khuyên như: đọc báo tiếng Anh, BBC, CNN, New York Times (US), The Guardian (UK), một số trang web về debates, v.v Mọi thứ trên đều có ích. Nhưng nếu bạn đã xác định muốn tìm nguồn đọc để có ích cho Writing IELTS nhất và nhanh nhất thì bạn cứ tìm và đọc sample mẫu (band >= 8). Trong các sample có mẫu câu, có từ mới, ideas đầy đủ hết. Mà bạn cũng không phải lo từ với cấu trúc có academic hay không ? Cứ thế mà bê nguyên vào bài của bạn. Đọc trên báo nhiều câu giọng văn là kiểu viết báo, không hợp với Academic Writing trong IELTS. Các samples mình khuyên dùng: Trang web ielts-simon.com của Simon (giám khảo IELTS). Simon quan điểm viết tự nhiên, dễ hiểu theo kiểu người bản xứ. A Solution to score 8.0 IELTS – Write Right High-scoring Ielts Writing model answers 3. Nên viết theo mẫu hay freestyle? Thứ nhất, bạn nên lưu ý là giám khảo chỉ đánh giá cao nếu các cấu trúc, từ bạn sử dụng liên quan đến chủ đề của đề bài. Ví dụ với chủ đề “health” là một số từ như: a major cause, poor health, manual jobs, physical activity, outdoor sports. “Technology” là: the latest innovations, revolution, major advance, progress... Nếu bạn dùng các template có các câu hoặc từ mà bài nào cũng dùng được (dù trông có vẻ academic và 'nguy hiểm') ví dụ : “One of the most controversial issues today relates to... In this essay, I am going to examine this question from both points of view…. giám khảo sẽ biết ngay bạn học thuộc và đương nhiên sẽ không đánh giá cao. Thứ hai, viết freestyle: với những bạn band 7+ thì mình không có ý kiến gì. Tuy nhiên với các bạn trình độ thấp hơn, mình nghĩ các bạn nên đi theo một kiểu viết tránh việc mỗi hôm viết một kiểu (điểm viết của bạn theo đó sẽ mỗi lần một khác). 4. Tại sao luyện viết rất nhiều (ngày nào cũng viết 2, 3 bài) mà mãi không tiến bộ ? Mình luôn khuyên các bạn mới học viết IELTS là nên bỏ thời gian vào việc chuẩn bị một bài viết như thế nào cho chuẩn thay vì cố gắng viết càng nhiều càng tốt. Ví dụ một bài task 2: Bạn cần tìm hiểu bài đó thuộc dạng gì: causes & solutions hay opinion Bài viết thuộc chủ đề gì? Bạn có những idea, từ vựng nào thuộc chủ đề này rồi? Với bài viết như vậy, mở bài bạn sẽ viết gì? Thân bài? Kết luận? Các cấu trúc bạn sẽ áp dụng trong bài: mệnh đề quan hệ, câu bị động, câu điều kiện… Các cách triển khai ý Các từ để kết nối các câu... Thứ hai là với Writing, bạn nên có người chữa bài cho bạn. Biết được lỗi sai ở đâu sau đó sửa bạn mới tiến bộ nhanh được. Đây cũng là lý do riêng với Writing thì mình nghĩ các bạn nên đi học một hoặc hai khóa cho biết nếu thấy tự học là quá khó. Tóm lại, bạn không cần phải viết quá nhiều, hãy dành thời gian cho quá trình chuẩn bị và cố gắng tìm một người chữa bài cho bạn nếu được 5. Cách học theo văn mẫu thế nào cho hiệu quả? Bạn có thể rất háo hức khi down được một file nén chứa hàng trăm bài mẫu essay band >8.0, hoặc tìm được mấy quyển sách tuyển tập mấy trăm bài văn mẫu điểm cao và nghĩ rằng đọc hết chúng bạn sẽ điểm cao hơn. Rất tiếc là đa số các bạn đọc xong đều không thấy trình viết khá hơn chút nào. Tại sao lại thế? Đơn giản vì sách và tài liệu bạn down được, mỗi essay được viết theo một phương pháp khác nhau bởi những người viết khác nhau. Sẽ rất khó cho bạn theo dõi và học hỏi được gì từ đó (
File đính kèm:
- Kinh nghiem hoc va thi IELTS hieu qua.doc