Kiến thức cơ bản môn Sinh học Lớp 7
I –YÊU CẦU: HS Cần hoạt động để nắm được :
Về kiến thức:
+ Cấu tạo dinh dưỡng , sinh sản của trùng roi
+ Nắm được đặc điểm và tầm quan trọng của các đại diện khác như : Trùng chân giả,trùng giầy , trùng kiết lỵ và trùng sốt rét .
+ Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ĐVNS
Về kĩ năng : Kĩ năng quan sát trên kình hiển vi : Thấy được hình dang, cách di chuyển của trùng giầy, trùng roi .
II . TÓM TẮT NỘI DUNG
1. Đặc điểm chung ĐVNS : Cơ thể ĐVNS chỉ có một tế bào nhừng khác với tế bào của động vật đa bào ở chỗ: Chúng là một cơ thể độc lập, thực hiện đầy đủ các chức phận sống như: di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản. ĐVNS có các bào quan khác nhau (như không bào tiến hoá, không bào co bóp , điểm mắt .) để thực hiện một chức phận sống cụ thể ( như tiêu hoá, bài tiết, định hướng .) Phần lớn ĐVNS sống ở nước. Số nhỏ sống nơi đất ẩm và ký sinh .
A- Trùng biến hình: 1. Ngoại chất; 2. Nội chất; 3. Chân giả; 4. Nhân; 5. Không bào co bóp; 6. Chân giả bao thức ăn
B-Trùng roi xanh: 1.Roi; 2.Điểm mắt; 3. Không bào co bóp; 4. Diệp lục; 5. Nhân;
C- Trùng giầy: 1. Lông bơi; 2. Nhân lớn; 3. Nhân nhỏ; 4. Vành lông quanh miệng; 5. Miệng; 6. Hầu; 7. Tạo không bào tiêu hoá; 8. Không bào tiêu hoá; 9. Lỗ thoát; 10. Không bào co bóp; 11. Ống dẫn của không bào co bóp; 12. Que tự vệ.
2 . Sự đa dạng của ĐVNS : Ngành ĐVNS có 4 lớp với các đặc điểm tóm tắt như sau :
quan sát cấu tạo ngoài và mổ để tìm hiểu một số cấu tạo trong của giun đất. II - Tóm tắt nội dung : Tuy là 3 ngành, nhưng giun dẹp, giun tròn và giun đốt có chung các đặc điểm cấu tạo sau đây: 1. Cơ thể có đối xứng 2 bên: Nghĩa là chỉ có thể vẽ được 1 mặt phẳng chia cơ thể chúng thành 2 nửa hoàn toàn giống nhau. Nhờ đối xứng 2 bên, cơ thể chúng bắt đầu chia thành: Phải và trái, đầu và đuôi, lưng và bụng. 2. Cơ thể có cấu tạo từ 3 lá phôi: khác với RK, đến các ngành giun, xuất hiện lá phôi thứ 3. Chính lá phôi này đã hình thành nên hệ cơ, mô liên kết, các tuyến nội tiết và thành mạch máu... là đặc điểm quan trọng của các động vật có tổ chức cơ thể cao 3. Thành cơ thể có sự liên kết chặt chẽ của các loại cơ( Cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo, cơ lưng - bụng...) Tạo nên bao bì cơ giúp cho cơ thể di chuyển, nhất là ở giun dẹp, đến giun đốt mới xuất hiện cơ quan di chuyển chuyên hoá 4. So sánh các đặc điểm của 3 ngành giun: STT Các ngành giun Đặc điểm so sánh giun dẹp giun tròn giun đốt 1 Đại diện Sán lá gan Giun đũa người Giun đất 2 Hình dáng cơ thể Hình lá Hình trụ,dạng ống hình trụ 3 Tiết diện ngang cơ thể Dẹp theo chiều lưng bụng tròn Tròn hơi dẹp 4 Thể xoang chưa có có thể xoang chưa chính thức có thể xoang chính thức 5 Di chuyển Nhờ bao bì - cơ hoặc lông bơi Nhờ cơ dọc và dịch thể xoang Nhờ chi bên,tơ và dịch thể xoang 6 Hệ tiêu hoá dạng túi dạng ống phân hoá dạng ống phân hoá 7 Hệ tuần hoàn chưa có chưa có có hệ tuần hoàn kín 8 hệ hô hấp qua da qua da qua da và mang 9 Hệ thần kinh Đôi hạch não và đôi dây TK dọc Vòng TK hầu và đôi dây TK dọc Vòng TK hầu và chuỗi hạch TK bụng 10 Hệ sinh dục lưỡng tính phân tính lưỡng tính 11 vai trò thực tiễn Phần lớn kí sinh có hại phần lớn kí sinh có hại phần lớn tự do, có lợi III - Câu hỏi ôn tập : 1. So sánh ( sự giống nhau và khác nhau ) giữa 3 ngành : Giun dẹp, giun tròn và giun đốt ? 2. Đặc điểm thích nghi của giun sán kí sinh ? 3. Tác hại của giun sán kí sinh và cách phòng chống ? 4. Ngành giun đốt có đặc điểm gì chứng tỏ cơ thể có tổ chức cao hơn giun dẹp, giun tròn ? 5. Vai trò thực tiễn của giun đốt ? IV . Hướng dẫn trả lời Câu 1 STT Các ngành giun Đặc điểm so sánh giun dẹp giun tròn giun đốt Sự giống nhau 1. Cơ thể có đối xứng hai bên 2. Cơ thể có cấu tạo từ 3 lá phôi , nhân tố quan trọng giúp hoàn thiện các hệ cơ quan . 3. Xuất hiện hệ cơ chính thức, thường liên kết với nhau tạo nên bao bì mô cơ giúp vào sự di chuyển 1 Hình dạng Hình lá dẹp Hình trụ dạng ống hình trụ phân đốt 2 Khoang cơ thể (dạng thể xoang.) chưa có Có thể xoang chưa chính thức Có thể xoang chính thức 3 Cơ quan di chuyển chưa có chưa có có chi bên, cơ quan di chuyển chuyên hoá 4 Hệ tiêu hoá Ruột túi có ruột sau, hậu môn Ruột tiếp tục phân hoá làm nhiều bộ phận 5 Hệ tuần hoàn chưa có chưa có có hệ tuần hoàn kín 6 hệ hô hấp qua da qua da qua da và mang 7 Hệ thần tinh Đôi hạch não và đôi dây TK dọc Vòng TK hầu và đôi dây dọc Vòng TK hầu và chuỗi hạch TK bụng 8 sinh sản lưỡng tính phân tính lưỡng tính Câu 2 . Đặc điểm thích nghi của giun sán kí sinh Giun sán ở đây chỉ các đại diện của hai ngành giun:giun dẹp (sán) và giun tròn (giun) .Đa số các đại diện của 2 ngành này đều kí sinh,biểu hiện sự thích nghi đó như sau: - Cấu tạo ngoài : + Tiêu giảm mắt và các giác quan nói chung . + Tiêu giảm lông bơi , thay thế vào đó là phát triển vỏ cuticun có tác dụng như chiếc áo giáp hoá học và hệ cơ ( cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo ...) phát triển cùng với thành cơ thể, tạo nên lớp bao bì cơ giúp chúng di chuyển . + tăng cường giác bám , một số có thêm móc bám - Cấu tạo trong : + Hệ tiêu hoá tăng cường : hoặc ruột phân nhánh chằng chịt (như sán lá gan) hay tiêu giảm hẳn, để vỏ cơ thể thay thế thẩm thấu chất dinh dưỡng (như sán dây) hoặc ống tiêu hoá phân hoá ( đủ ruột sau và hậu môn như giun đũa , giun kim ...) + Hệ sinh dục phát triển : Đó là một cơ quan sinh dục lưỡng tính và phát triển như ở sán lá gan hay mỗi đốt thân, một cơ quan sinh dục lưỡng tính như ở sán dây. ở giun đũa, tuy phân tính nhưng cơ quan sinh dục dạng ống ở chúng đều dài hơn cơ thể gấp nhiều lần. Giun sán đều thích nghi đẻ nhiều lứa, nhiều trứng. Một số giun sán có vòng đời phát triển qua nhiều giai đoạn ấu trùng, có kèm theo trao đổi vật chủ. + Hệ thần kinh tuy duy trì đặc điểm cấu tạo chung, nhưng rất kém phát triển Câu 3 : Tác hại của giun sán : Ăn hại mô của vật chủ ( giun tóc, giun móc câu ... hút máu ), lấy tranh thức ăn(giun đũa , giun kim trong ruột ) - Gây thương tổn cho nội tạng vật chủ , dễ gây nhiễm trùng và các tai biến khác như: tắc ruột, tắc ống mật, viêm gan, tắc mạch bạch huyết... - Tiết chất độc gây rối loạn các chức năng sinh lý cơ thể - Làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng . Tác hại còn lớn vì số lượng loài kí sinh ở chung nhiều ( hiện biết tới 12.000 loài ), số cá thể ký sinh của một loài thường lớn ( Đã gặp hàng trăm tới hàng ngàn giun đũa ở ruột người ) Một số cơ thể vật chủ lại có khả năng nhiễm nhiều loại giun sán khác nhau. Câu 4 Đặc điểm tổ chức cơ thể giun đốt cao hơn giun dẹp, giun tròn: - Cơ thể phân đốt : Sự phân đốt quán triệt cả cấu tạo ngoài (mỗi đốt có một đôi chân bên ) và cấu tạo trong ( mỗi đốt có một đôi hạch thần kinh, đôi hệ bài tiết và một vòng tuần hoàn ...) Vậy sự phân đốt giúp tăng cường hoạt động và hoàn thiện các hệ cơ quan. - Cơ thể có thể xoang chính thức : Trong xoang có dịch thể xoang góp phần xúc tiến các quá trình sinh lí của cơ thể . - Xuất hiện chân bền : Cơ quan di chuyển chuyên hoá chính thức - Xuất hiện hệ tuần hoàn, hệ hô hấp đầu tiên . Câu 5 Vai trò thực tiễn của giun đốt : - Khác với giun dẹp, giun tròn, giun đốt có lợi nhiều hơn như: + Là thức ăn của các sinh vật khác trong môi trường nước và cạn + Làm tơi, xốp, thoáng và mầu mỡ cho đất ( giun đất ) + Nguồn thực phẩm cho người ( rươi, sa sùng ...) và cho các động vật khác ( giun đỏ, giun quế, giun đất ...) - Tuy thế một số loài còn gây hại như : + Đỉa kí sinh gây hại cá, vắt hút máu thú rừng và người . + Một số loài là vật trung gian truyền các bênh kí sinh, đỉa trâu truyền bệnh kí sinh đường máu cho trâu bò ....) Chương IV Ngành thân mềm I – Yêu cầu : Qua các hoạt động ở các bài trong chương IV, HS cần đạt các yêu cầu sau: 1 . Cấu tạo vỏ, hình dạng, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trai sông thích nghi với lỗi sống vùi lấp, ít di chuyển . 2. Ngoài trai ra , nhận biết được đặc điểm và tập tính của một số thân mềm như : ốc sên , ốc vặn, sò, bạch tuộc, mực . 3. Từ các hoạt động và bài thực hành ......... trên một số đại diện thân mềm , HS đúc rút được các đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của thân mềm . II – Tóm tắt nội dung : 1. Đặc điểm chung ngành thân mềm : Cơ thể mềm, không phân đốt và ở phía lưng thường có nếp da phủ ngoài được gọi là áo. Đó là những đặc điểm đặc trưng của thân mềm .Giữa áo và cơ thể thường có một khoang gọi là khoang áo, là nơi có cơ quan hô hấp ( thường là mang ) phát triển . ở đa số thân mềm, lớp áo tiết ra lớp vỏ đá vôi phủ ngoài. ở mặt bụng cơ thể có một túi lồi gọi là chân, có cơ phát triển và là cơ quan di chuyển. Thân mềm đều có tim chia ngăn phát triển và có hệ tuần hoàn hở Hệ thần kinh thân mềm gồm một số đôi hạch có dây thần kinh nối với nhau như các đôi : hạch não, hạch chân, hạch áo, hạch thân...thuộc kiểu hạch phân tán về các phần cơ thể . Về sinh sản, thân mềm phân tính . Một số thân mềm lưỡng tính ( như ốc sên ) . Đa số các loài thân mềm sống ở nước, hầu hết ở biển . Chúng có cấu tạo và lối sống rất đa dạng . Về số lượng loài, ngành thân mềm chỉ thua ngành chân khớp . 2. Lớp chân bụng ( đại diện là ốc sên ) : Chúng sống ở nước, kể cả trên cạn. Cơ thể chân bụng thường gồm : đầu , chân và thân. Vỏ hình ống, xoắn ốc . Một số loài, vỏ tiêu giảm ( sên trần ). ở phần đầu có miệng và xung quanh là tua miệng. Trên hay ở cạnh tua miệng có mắt. Dưới chân phẳng và có cơ phát triển giúp chân di chuyển trên giá thể . Phần thân chân bụng xoắn ốc, dấu trong lòng vỏ đá vôi xoắn ốc. Giữa vỏ và cơ thể có một khoang trống gọi là khoang áo. ở ốc sên, khoang áo đóng vai trò của phổi. ở các loài ốc ở nước, trong khoang áo xuất hiện mang . 3. Lớp chân riù ( hay lớp hai vỏ ) ( đại diện là trai sông ) : Chúng đều ở nước ( ở biển hay ở nước ngọt ) Vỏ gồm 2 mảnh nối với nhau nhờ bản lề . Phía trong vỏ có lớp áo mỏng phủ ngoài cơ thể . Nằm trong 2 mảnh vỏ là thân trai có cơ chân hình lưỡi rìu, có khả năng thò ra khỏi vỏ khi di chuyển. Giữa thân và áo là khoang áo có mang thở hình tấm . Vỏ chân riù có cơ khép vỏ phát triển làm vỏ đóng chặt mỗi khi cần tự vệ . 4 . Lớp chân đầu : Đó là lớp thân mềm chỉ gặp ở biển, thường có vỏ đá vôi tiêu giảm hoặc chỉ giữ lại dưới dạng tấm ( như mai mực ở phía lưng ) để nâng đỡ . Cơ thể chân đầu gồm : Thân và đầu . Đầu có miệng, quanh miệng có 8 hay 10 tua miệng, trên có các giác bám phát triển . ở 2 bên đầu có đôi mắt to . Lớp áo tạo nên ở mặt bụng một khoang áo rộng có thành cơ phát triển và thông với ngoài qua phễu khoang áo. Đây là cơ quan di chuyển tích cực của chân đầu. Mỗi khi khoang áo phồng ra, hút nước vào, rồi co bóp lại, phụt nước qua phễu bụng, giúp cho cơ thể chúng chuyển động ngược lại theo kiểu phản lực . 5 . So sánh 3 đại diện chính của thân mềm : ốc sên , trai và mực : - Giống nhau : + Có cùng sơ đồ cấu tạo gồm : đầu, thân và chân . Thân có vạt áo phát triển, tạo nên khoang áo . + Đều có tim và hệ mạch hở và các cơ quan khác có chung mức độ tổ chức . - Khác nhau : STT Đặc điểm so sánh ốc Sên Trai sông Mực 1 - Lối sống Bò chậm chạp Vùi nửa mình dưới bùn di chuyển tích cực 2 - Cách dinh dưỡng ăn thực vật ăn chất vun hữu cơ, thụ động săn mồi sống chủ động 3 - Kiểu vỏ dạng ống lẻ cuộn xoắn ốc hai mảnh bọc cơ thể phía phải, trái chỉ có tấm lưng để nâng đỡ 4 - Kiểu đối xúng - đa số mất đối xứng Đối xứng hai bên Đối xứng hai bên 5 - Kiểu chân - Túi cơ lẻ - Túi cơ lẻ ti
File đính kèm:
- kIEN THUC CO BAN SINH 7.doc