Kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi THCS môn Hoá học khối 8 - Bùi Như Xuyên - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi – Thị Trấn EaDrăng – EaHLeo

I/ CHẤT:

- Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đố có chất.

- Chất tinh khiết là chất chỉ có một chất duy nhất.

+ Chất tinh khiết có những tính chất nhất định, như nhiệt độ sôi hay nhiệt độ nóng chảy

- Hỗn hợp gồm 2 hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.

- Có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý(nhiệt độ sôi hay nhiệt độ nóng, độ tan ) trong hỗn hợp hoặc tính chất hoá học.

 

II/ NGUYÊN TỬ:

1/ Định nghĩa : Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé và trung hoà về điện.

2/ Cấu tạo : Nguyên tử bao gồm 2 phần : Vỏ và Hạt nhân nguyên tử.

- Vỏ nguyên tử : Cấu tạo bởi 1 hay nhiều Electron ( e ) mang điện tích âm ( -1 ), có khối lượng không đáng kể ( = khối lượng 1 hạt proton ). Các electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân tạo thành từng lớp. Lớp 1 tối đa là 2 electron, lớp 2 tối đa là 8 electron, lớp 3 tối đa là 8 electron ( xét cho 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn hoá học ).

- Hạt nhân nguyên tử :

+ Gồm 1 hay nhiều hạt Proton (p) mang điện tích dương (+1), có khối lượng 0,16726.10gam 1đvC

+ Gồm 1 hay nhiều hạt Nơtron (n) không mang điện tích, có khối lượng 0,16748.10gam 1đvC.

* Nguyên tử trung hoà về điện nên : số Proton = số Electron

* Trong các phản ứng hoá học, nguyên tử được bảo toàn, không bị chia nhỏ hơn.

* Khối lượng nguyên tử = hạt p +hạt n

 3/ Nguyên tử khối : Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đvC.

- 1/12 nguyên tử Cacbon có khối lượng = 1đvC == 0,16605.10gam

 

doc14 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi THCS môn Hoá học khối 8 - Bùi Như Xuyên - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi – Thị Trấn EaDrăng – EaHLeo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Chưng cất ( đun nóng, cô cạn ) : Thường dùng để tách các chất lỏng ( bay hơi ) ra khỏi chất rắn ( khó bay hơi ). Cũng có thể dùng phương pháp chưng cất phân đoạn ( phân đoạn nhiệt độ ) để tách hai chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau.
- Chiết : Dùng để tách chất lỏng này ra khỏi chất lỏng khác. Hai chất này là những chất không tan vào nhau.
- Lọc : Dùng phễu có giấy lọc để tách riêng một chất không tan trong nước và một chất có tan trong nước.
- Dùng nam châm : Thường dùng để tách sắt ra khỏi hỗn hợp.
Ví dụ 1 : Trình bày phương pháp để 
a/ Tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, lưu huỳnh và muối ăn.
b/ Tách dầu ăn có lẫn nước.
Giải : 
a/ Xét về tính chất riêng, sắt bị nam châm hút, lưu huỳnh không tan trong nước, muối ăn tan trong nước. Do đó ta dùng nam châm hút riêng bột sắt. Còn lại là bột lưu huỳnh và muối ăn, đem hoà vào nước, muối ăn tan trong nước còn lưu huỳnh không tan. Đổ toàn bộ vào phễu lọc tách được bột lưu huỳnh và nước muối. Dùng phương pháp chưng cất tách riêng được muối ăn và nước.
b/ Do dầu ăn không tan trong nước và nhẹ hơn nước, nên dùng phễu chiết để tách lớp nước phía dưới và còn dầu ăn phía trên.
Ví dụ 2 : Trình bày phương pháp để tách riêng nước và rượu trong hỗn rượu vànước. Biết rượu sôi ở 78,30C. 
Giải :
Ta biết nước sôi ở 1000C và rượu sôi ở 78,30C , dùng phương pháp chưng cất phân đoạn. Nghĩa là đun nóng đến 78,30C thì dừng lại nhiệt độ ở đó cho tới khi rượu bay hơi hết. Khi rượu bay hơi ra dẫn qua ống làm lạnh để thu hòi rượu lỏng.
DẠNG 3 : XÁC ĐỊNH TÊN NGUYÊN TỐ KHI BIẾT THÀNH PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
Phương pháp :
Dựa vào các đặc điểm : số p = số e = số thứ tự ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn nguyên tố hoá học. Như vậy chỉ cần xác định được số proton sẽ xác định được nguyên tố hoá học.
Chú ý : Với các nguyên tử có số proton không lớn hơn 82, thì 1 1,5 ( trừ hiđro ). N là tổng số nơtron, Z là tổng số proton, cũng là số thứ tự trong Bảng THNTHH.
Ví dụ 1 : Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số hạt là 115, trong đó số hạt mang điện tích nhiều hơn số hạt không mang điện tích là 25. Xác định tên nguyên tố đó.
Giải : 
Gọi số hạt proton là Z ( = số hạt electron ), số hạt nơtron là N, ta có :
2Z + N = 115 (1)
Mặt khác ta có : 2Z – N = 25 (2)
Từ (1) và (2) ta được Z = 35 , N = 45
Nguyên tố có số proton bằng 35 là brom ( Br)
Ví dụ 2 : Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt là 13. Xác định tên nguyên tố đó.
Giải :
Ta có : 2Z + N = 13 N = 13 – 2Z
Mặt khác ta có : 1 1,5 ( Z, N là số nguyên dương )
 1 1,5 3,7 Z 4,33
Do Z là số nguyên dương nên Z = 4 là phù hợp. Vậy nguyên tố đó là Beri ( Be )
DẠNG 4 : XÁC ĐỊNH TÊN NGUYÊN TỐ DỰA VÀO NGUYÊN TỬ KHỐI.
Phương pháp :
Ta biết mỗi nguyên tố hoá học có nguyên tử khối riêng biệt. Vì thế nếu biết nguyên tử khối ta có thể suy ra tên nguyên tố và ngược lại. Như vậy để xác định xem nguyên tố X là nguyên tố hoá học nào ta cần tìm được nguyên tử khối của X.
Ví dụ 1 : a/ Công thức hoá học của một hợp chất có dạng X2O5, có phân tử khối là 108 đvC. Xác định nguyên tố X.
b/ Hợp chất có công thức hoá học là Y2(SO4)3 có phân tử khối là 342 đvC. Xác định nguyên tố Y.
Giải :
a/ Gọi Ax là nguyên tử khối của nguyên tố X
Theo bài ra ta có : 2Ax + 5.16 = 108 2 Ax = 108 – 80 = 28 Ax =14
Vậy, X là nguyên tố Nitơ ( N ), công thức hoá học của hợp chất là N2O5.
b/ Gọi Ay là nguyên tử khối của nguyên tố Y
Theo bài ra ta có : 2Ay + 3(32 +64 ) = 342 2Ay = 54 Ay = 27
Vậy, Y là nguyên tố Nhôm ( Al ), công thức hoá học của hợp chất là Al2(SO4)3.
Ví dụ 2 : Trong một lượng chất gồm 1000 phân tử MSO4, có tổng phân tử khối là 160000. xác định nguyên tố M.
Giải : 
Phân tử khối của MSO4 là : = 160 
Gọi AM là nguyên tử khối của nguyên tử nguyên tố M, ta có :
AM + 32 + 16.4 = 160 AM = 160 – (32 + 64 ) = 64
Vậy, M là nguyên tố Đồng ( Cu ), công thức hoá học của hợp chất là CuSO4.
DẠNG 5 : LẬP CÔNG THỨC HOÁ HỌC KHI BIẾT HOÁ TRỊ. 
Phương pháp :
Các bước lập công thức hoá học khi biết hoá trị :
Bước 1 : Gọi công thức hoá học của hợp chất là AxaByb ( a,b là hoá trị của A,B )
Bước 2 : Theo quy tắc hoá trị a.x = b.y = = ( phân số tối giản )
Chọn x = b/ và y = a/ 
Bước 3 : Thay x = b và y = a hoặc (x = b/ và y = a/ ) nếu có vào công thức gọi ở trên. Ta viết công thức hoá học
Lưu ý : Nếu là nhóm nguyên tử ( như : OH, CO3, SO4, SO3, NO3, PO4) thì coi nhóm nguyên tử này như là một nguyên tố B hoặc A
BẢNG 3 : GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHÓM NGUYÊN TỬ VÀ HOÁ TRỊ CỦA NHÓM.
TÊN NHÓM
KÍ HIỆU
HOÁ TRỊ
TÊN NHÓM
KÍ HIỆU
HOÁ TRỊ
Hiđroxit
OH
I
Sufat 
SO4
II
Nitrat 
NO3
I
Sufit 
SO3
II
Hiđrocacbonat 
HCO3
I
Cacbonat 
CO3
II
Đihiđrophotphat
H2PO4
I
Hiđrophotphat
HPO4
II
Hiđrosufat 
HSO4
I
Photphat
PO4
III
Axetat 
CH3COO
I
Aluminat 
AlO2
I
Như vậy để lập được công tức hoá họccủa hợp chất yêu cầu bắt buộc là phải nắm chắc kí hiệu hoá học và hoá trị của các nguyên tố tạo nên hợp chất.
BẢNG 2 : KÍ HIỆU HOÁ HỌC VÀ NGUYÊN TỬ KHỐI CỦA MỘT SỐ NGUYÊN TỐ 
SỐ PROTON
TÊN VIỆT NAM
KÍ HIỆU
NGUYÊN TỬ KHỐI
HOÁ TRỊ
1
Hiđro
H
1
I
2
Heli
He
4
3
Liti 
Li
7
I
4
Beri 
Be
9
II
5
Bo 
B
11
III
6
Cacbon 
C
12
II, IV
7
Nitơ 
N
14
I, II, III, IV, V
8
Oxi 
O
16
II
9
Flo 
F
19
I, 
10
Neon 
Ne
20
11
Natri 
Na
23
I
12
Magie 
Mg
24
II
13
Nhôm 
Al
27
III
14
Silic 
Si
28
IV
15
Photpho 
P
31
III, V
16
Lưu huỳnh 
S
32
II, VI, IV
17
Clo 
Cl
35,5
I, 
18
Agon 
Ar
40
19
Kali 
K
39
I 
20
Canxi 
Ca
40
II
24
Crom
Cr
52
II, III, 
25
Mangan
Mn
55
II, IV, VII, 
26
Sắt 
Fe
56
II, III
27
Coban 
Co
59
28
Niken 
Ni
59
29
Đồng 
Cu
64
I, II
30
Kẽm 
Zn
65
II
35
Brom
Br
80
I, 
47
Bạc
Ag
108
I
53
Iôt
I
127
I
56
Bari 
Ba
137
II
79
Vàng 
Au
197
I
80
Thuỷ ngân
Hg
201
I, II
82
Chì 
Pb
207
II, IV
BÀI CA HOÁ TRỊ
Kali, Iôt, Hiđro
Natri với Bạc, Clo một loài
Là hoá trị I bạn ơi
Nhớ ghi cho rõ kẻo rồi phân vân.
Magiê, Chì, Kẽm, Thuỷ ngân
Canxi, Đồng ấy cũng gần Bari
Cuối cùng thêm chú Oxi
Hoá trị II ấy có gì khó khăn.
Bác Nhôm hoá trị III lần
Ghi sâu trí nhớ khi cần có ngay
Cacbon, Silic này đây
Là hoá trị IV không ngày nào quên.
Sắt kia kể cũng quen tên
II,III lên xuống thật phiền lắm thay
Nitơ rắc rối nhất đời
I, II, III, IV khi thời lên V.
Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm
Xuống II, lên VI khi nằm thứ IV
Photpho nói tới không dư
Nếu ai hỏi đến thì ừ rằng V.
Em ơi cố gắng học chăm
Bài ca hoá trị suốt năm rất cần.
Ví dụ1 : Lập công thức hoá học và tính phân tử khối của các hợp chất sau:
a/ Nhôm oxit, biết hợp chất được tạo nên từ 2 nguyên tố Nhôm và Oxi.
b/ Cacbon đi oxit, biết hợp chất được tạo nên từ 2 nguyên tố Cacbon ( IV ) và Oxi.
c/ Kẽm photphat, biết hợp chất được tạo nên gồm nguyên tố Kẽm vànhóm photphat ( III ).
Giải : 
Nhận xét : Ở bài này người ta cho tên nguyên tố hoá học tạo nên hợp chất. Bắt buộc học sinh phải biết vận dụng kiến thức đã học về kí hiệu hoá học và hoá trị để lập công thức hoá học.
a/ Ta xác định được Nhôm có hoá trị III và oxi có hoá trị II
Gọi công thức hoá học của nhôm oxit là AlxOy
Theo quy tắc hoá trị, ta có : 	x.III = y.II 	 = 	 x = 2 ; y = 3
Vậy công thức hoá học của nhôm oxit là Al2O3
Phân tử khối của Al2O3 = 2.27 + 3.16 = 102
b/ Ta xác định được Cacbon có hoá trị IV và oxi có hoá trị II
Gọi công thức hoá học của nhôm oxit là CxOy
Theo quy tắc hoá trị, ta có : 	x.IV = y.II 	 = = x = 1 ; y = 2
Vậy công thức hoá học của nhôm oxit là CO2
Phân tử khối của CO2 = 12 + 2.16 = 44
c/ Ta xác định được Kẽm có hoá trị II và nhóm Photphat có hoá trị III
Gọi công thức hoá học của nhôm oxit là Znx( PO4 )y
Theo quy tắc hoá trị, ta có : 	x.II = y.III 	 = 	 x = 3 ; y = 2
Vậy công thức hoá học của Kẽm photphat Zn3( PO4 )2
Phân tử khối của Zn3( PO4 )2 = 3.65 + 2.95 = 385
Chú ý : Nhẩm nhanh để viết công thức hoá học đúng
1/ Khi hoá trị a =b x = y = 1
2/ Khi hoá trị a b và tỉ số tối giản thì x = b, y = a ( chéo chân – hoá trị nguyên tố này làm chỉ số nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử kia và ngược lại )
3/ Khi hoá trị a b và tỉ số chưa tối giản thì tối giản = rồi chọn x = b/ , y = a/
Ví dụ2 : Lập nhanh công thức hoá học và tính phân tử khối của các hợp chất sau:
a/ Đi photphopenta oxit, biết hợp chất được tạo nên từ 2 nguyên tố Photpho ( V ) và Oxi.
b/ Bari Cacbonat, biết hợp chất được tạo nên từ nguyên tố Bari vànhóm nguyên tử Cacbonat.
c/ Axit sunfuric, biết phân tử gồm H và nhóm Sunfat.
Giải : 
a/ Biết P (V) và O(II) nên chỉ số của P là 2 và của O là 5, suy ra công thức hoá học là P2O5
b/ Biết Ba (II ) và nhóm Cacbonat (II) nên chỉ số của Ba = CO3 = 1, suy ra công thức HH là BaCO3
c/ Biết B (I ) và nhóm SO4 (II) nên chỉ số của H là 2 và nhóm SO4 là 1, suy ra công thức HH là H2SO4
DẠNG 6 : LẬP CÔNG THỨC HOÁ HỌC KHI BIẾT THÀNH PHẦN VỀ KHỐI LƯỢNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG HỢP CHẤT.
Phương pháp :
1/ Khi biết tỉ lệ về k

File đính kèm:

  • docboi duong hsg chu de 1.doc