Kiểm tra học kỳ II (2009-2010) môn hoá học 8 - thời gian : 45 phút

Câu 1 : Các chất cho trong dãy đều là oxit :

 A : SO2 , CaO, N2O5 , H3PO4, SO3 B : NaOH , HCl , P2O5 , SO3 , Al2O3

 C : SO2 , MgO , P2O5 , K2O , ZnO D : Al2O3 , CO2 , ZnO, CaCO3 , K2O

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 901 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ II (2009-2010) môn hoá học 8 - thời gian : 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS TAÂN PHUÙ
GV : ÑOÃ THÒ THU THUÛY KIỂM TRA HỌC KỲ II (2009-2010)
 Môn Hoá học 8 - Thời gian : 45 phút 
 I/ Phần trắc nghiệm ( 6đ) 
* Hãy khoanh tròn vào chữ cái A,B,C,D mà em cho là đúng nhất : 
Câu 1 : Các chất cho trong dãy đều là oxit :
	A : SO2 , CaO, N2O5 , H3PO4, SO3 B : NaOH , HCl , P2O5 , SO3 , Al2O3 
	C : SO2 , MgO , P2O5 , K2O , ZnO D : Al2O3 , CO2 , ZnO, CaCO3 , K2O 
Câu 2 : 32g khí oxi có số phân tử oxi là :
	A : 15.1023 B : 12.1023 	C : 9.1023 D : 6.1023 
Câu 3 : Phản ứng oxi hoá khử là :
	A/ CaCO3 CaO + CO2 B/ CuO + H2 H2O + Cu
	C/ CaO + H2O Ca(OH)2 D/ Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2.
Câu 4 : Đốt cháy 22,4 lít hiđro(đktc) trong 16g khí Oxi thì lượng nước thu được là : 
 A : 18 g B : 9 g C : 38,4 g D : 36 g 
Câu 5 : Không khí là hỗn hợp các chất khí ( theo thể tích ) gồm :
 A : 21 % oxi, 1% nitơ, 78 % các khí khác. B : 21 % nitơ, 1% oxi , 78 % các khí khác.
 C : 21 % oxi, 1% các khí khác, 78 % nitơ . D : 1% oxi, 78 % nitơ, 21 % các khí khác.
Câu 6 : Khí hiđro 
 A : Chỉ tác dụng với khí oxi và đồng oxit CuO
 B : Tác dụng được với oxi và một số kim loại ở nhiệt độ thích hợp
 C : Tác dụng được với nhiều đơn chất (kim loại, phi kim ) và hợp chất.
 D : Tác dụng được với oxi và một số oxit kim loại ở nhiệt độ thích hợp
Câu 7: Cho các phản ứng hoá học sau :
	a/ 4P + 5O2 2P2O5 b/ 2KClO3 2KCl + 3O2 
	c/ 2Cu + O2 2CuO d/ 2HgO 2Hg + O2 .
Các phản ứng hoá hợp là :	A : a, b, c B : a,c C : b,d D : a,b,d
Câu 8 : Khí oxi là một đơn chất có thể tác dụng với
A : phi kim, kim loại và hợp chất B : Photpho, lưu huýnh, sắt và hợp chất
C : phi kim, kim loại và khí metan CH4 C : Photpho, lưu huýnh, sắt
Câu 9 : Nồng độ phần trăm của dung dịch là :
A : Số gam chất tan có trong 1lít dung dịch B : Số mol chất tan có trong 100g dung dịch
C : Số gam chất tan có trong 100g dung dịch C : Số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 12 g Cacbon thì thể tích (đktc) của khí oxi cần dùng là :
 A : 12 lít B : 11,2 lít C : 24 lít D : 22,4 lít 
Câu 11: Có thể dùng quỳ tím để phân biệt các dung dịch :
	A : Ca(OH)2 , HCl , H2SO4 B : NaOH , H2SO4 , ZnCl2 
	C : Ca(OH)2 , NaOH , H2SO4 D : NaCl , NaOH , Na2SO4.
Câu 12: Trường hợp nào sau đây chứa một khối lượng hidro nhiều nhất :
	A : 6.1023 phân tử CH4 B : 6.1023 phân tử H2O 
	C : 6.1023 phân tử H2 D :12.1023 phân tử HCl
 II/ Phần tự luận (4đ) :
Câu 1 : Làm bay hơi 75 ml nước từ dung dịch H2SO4 có nồng độ 20% được một dung dịch mới có nồng độ 25%. Hãy xác định khối lượng của dung dịch ban đầu. Biết Dnước = 1g/ml
Câu 2 : Đốt cháy hoàn toàn 2,4 g Magie ( Mg) trong 2,24 lít khí oxi (đktc) (2đ)
 a/ Tính khối lượng chất còn thừa ?
 b/ Tính khối lượng Magie oxit thu được 
 ( Cho S = 32 , H = 1 , O = 16, Mg = 24) 
ĐÁP ÁN
	I/ Phần trắc nghiệm ( 6đ) ( Mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu 1 : C 
Câu 2 : D
Câu 3 : B
Câu 4 : A
Câu 5 : C
Câu 6 : D
Câu 7 : B
Câu 8 : A
Câu 9 : C
Câu 10 : D
Câu 11 : B
Câu 12 : A
	II/ Phần tự luận ( 4đ )
Câu 1 : 75 ml nước = 75 g nước. (0,25đ)
	Gọi m (g) là khối lượng dung dịch ban đầu. (0,25đ)
	Khối lượng dung dịch sau khi làm bay hơi nước là : m - 75 (g) (0,25đ)
	Do khối lượng chất tan không thay đổi nên ta có phương trình khối lượng chất tan là :
	 = (0,5đ)
	 m = 375 (g) (0,5đ)
	Vậy khối lượng dung dịch H2SO4 ban đầu là 375 gam (0,25đ)
Câu 2 : Số mol của magie và oxi đã cho là :
	nMg = = = 0,1 (mol) ; (0,25đ)
	nO2 = = = 0,1 (mol) (0,25đ)
	2Mg + O2 2MgO (0,5đ)
	So sánh tỉ lệ số mol của Mg và O2 ở đề và PTHH , ta có :
	 < nên oxi cho thừa, ta tính theo Mg (0,5đ)
	Theo phương trình hoá học ta thấy : nO2 tham gia = nMg = x 0,1 = 0,05 (mol) (0,125đ)
	a/ Khối lượng khí oxi còn thừa : mO2 = n x M = ( 0,1 - 0,05 ) x 32 = 1,6 (g) (0,125đ)
	b/ Theo phương trình hoá học ta thấy : nMgO = nMg = 0,1 (mol) (0,125đ)
	Khối lượng magie oxit thu được là : mMgO = n x M = 0,1 x 40 = 4 (g) (0,125đ)

File đính kèm:

  • docHO-8-PBC.doc
Giáo án liên quan