Kiểm tra học kỳ I – năm học: 2007–2008 môn: hóa học – lớp 12 thời gian làm bài: 60 phút

Câu 1: Oxi hoá 1 rượu đơn chức X thu được chất Y. Biết Y có khả năng phản ứng với Ag2O/ NH3 tạo thành Ag. Công thức tổng quát của X là:

 A. Cn H2n+ 1 OH B. Cn H2n + 2 O C. R – OH D. R – CH2OH

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I – năm học: 2007–2008 môn: hóa học – lớp 12 thời gian làm bài: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC: 2007–2008
	TP HỒ CHÍ MINH	MÔN: HÓA HỌC – LỚP 12
	TRƯỜNG THPT BÌNH KHÁNH	Thời gian làm bài: 60 phút
Mã đề: 125
	(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Oxi hoá 1 rượu đơn chức X thu được chất Y. Biết Y có khả năng phản ứng với Ag2O/ NH3 tạo thành Ag. Công thức tổng quát của X là: 
	A. Cn H2n+ 1 OH 	B. Cn H2n + 2 O	C. R – OH 	D. R – CH2OH 
Câu 2: Tên quốc tế của rượu sau đây là gì ? 
CH3 – CH – CH – CH – CH3
CH3 C2H5 OH
	A. 4 – metyl – 3 – etyl pentanol – 2	B. 3 – etyl – 4 – metyl pentanol – 2 
	C. 3 – etyl hexanol – 2 	D. 3 – etyl – 2 – metyl pentanol – 4 
Câu 3: Số rượu đồng phân có cùng công thức phân tử C4H10O là: 
	A. 4 	B. 6 	C. 7 	D. 8 
Câu 4: Một ancol no đơn chức bậc 1 có công thức tổng quát là: 
	A. Cn H2n+ 1 OH 	B. Cn H2n + 2 O	C. R – CH2OH 	D. Cn H2n+ 1 CH2 OH 
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn a gam hổn hợp 2 rượu no đơn chức, sau phản ứng thu được 13,2 gam CO2 và 9 gam H2O. Giá trị của a là bao nhiêu ? 
	A. 22,2 gam 	B. 15,6 gam 	C. 7,8 gam 	D. 16,5 gam 
Câu 6: Sản phẩm chính của phản ứng cộng nước vào propilen (có xúc tác H2SO4 loãng) có tên là:
	A. Rượu iso propylic	B. Rượu n – propylic 	C. Propanol – 1 	D. Di n – propyl ete 
Câu 7: Chất X là hợp chất thơm có công thức C7H8O. X có bao nhiêu đồng phân tác dụng với Na và NaOH ? 
	A. 1 	B. 2 	C. 3	D. 4 
Câu 8: Độ linh động của nguyên tử hidro trong nhóm – OH của chất nào sau đây mạnh nhất ? 
	A. Rượu etylic 	B. Phenol 	C. Andehit axetic	D. Di etyl ete 
Câu 9: Anilin có tính baz yếu hơn NH3 là do yếu tố nào gây ra ? 
	A. N trong – NH2 còn 1 đôi electron chưa liên kết 
	B. Nhóm – NH2 đẩy electron về vòng benzen là giảm mật độ electron của N
	C. Gốc - C6H5 rút electron làm giảm mật độ electron của N trong – NH2 
	D. Phân tử khối của anilin lớn hơn NH3 
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 1 amin no đơn chức, thu được CO2, H2O có tỉ lệ thể tích là 
VCO2 : VH 2O = 2 : 3. Công tức phân tử của amin là: 
	A. C2H5N	B. C3H9N 	C. C4H11 N	D. C2H7N
Câu 11: Phản ứng nào sau đây với phenol và anilin là sai: 
A. Cho dung dịch brom vào thì cả 2 đều có kết tủa trắng 
B. Cho dung dịch HCl vào thì phenol tan, anilin tách thành 2 lớp 
C. Cho NaOH vào thì phenol tan, anilin tách thành 2 lớp 
D. Cho 2 chất vào nước thì cả 2 đều không tan 
Câu 12: Chất X có công thức phân tử C3H4O2. X có thể tác dụng với dung dịch Br2, NaOH, CaCO3. Công thức cấu tạo của X là:
	A. OHC – CH2 – CHO	B. HCOOCH = CH2 
	C. CH3 – CO- CHO 	D. CH2 = CH – COOH 
Câu 13: Điều chế axit axetic theo sơ đồ sau: 
	Tinh bột (C6H10O5) n Glucoz Rượu etylic Axit axetic 
Nếu dùng 16,2 gam tinh bột thì lượng axit axetic thu được là bao nhiêu ? Biết hiệu suất cả quá trình là 80%. 
	A. 4,8 gam 	B. 6 gam 	C. 9,6 gam 	D. 2,4 gam 
Câu 14: Cho các chất : (1) C2H5OH ; (2) CH3COOH ; (3) HCOOH ; (4) CH3CHO ; (5) CH3OH 
Nhiệt độ sôi theo thứ tự tăng dần là: 
	A. 5 < 1 < 4 < 3 < 2	B. 1 < 5 < 4 < 3 < 2 	C. 4 < 5 < 1 < 2 < 3	D. 4 < 5 < 1 < 3 < 2 
Câu 15: Cho 2 ptrpứ: 
HCHO +Ag2O HCOOH +2Ag (1) 
HCHO + H2 CH3OH (2)
 Hãy chọn phát biểu đúng. HCHO là chất
 	A. Khử trong pứ (1), oxi hoá trong pứ (2). 	B. Khử trong pứ (2), oxi hoá trong pứ (1).
 C. Khử trong pứ (1), khử trong pứ (2). 	D. Oxi hoá trong pứ (1), oxi hoá trong pứ (2).
Câu 16: Nhựa phenol fomandehit (Bakelit) được điều chế bằng pứ
 	A. Trùng hợp giữa phenol và andehit fomic. 	
	B. Trùng ngưng giữa phenol và andehit fomic. 
 	C. Đồng trùng hợp giữa phenol và andehit fomic. 	
	D. Trùng ngưng giữa anilin và andehit fomic.
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxilic thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. CTCT của axit là:
 A. CH3 – CH2 – COOH 	B. CH2 = CH - COOH 	
	C. HCOOH 	D. C2H5COOH
Câu 18: Cho 3 axit : Axit fomic, axit axetic, axit acrylic để nhận biết 3 axit này ta dùng:
 	A. Nước Brom , quỳ tím 	B. Na , nước brom 
	C. Ag2O/NH3 và quỳ tím 	D. Ag2O/NH3 và nước brom
Câu 19: Đun nóng Vinyl axetat với dung dịch NaOH vừa đủ, sau phản ứng ta thu được chất nào sau đây ? 
	A. Natri axetat và rượu vinylic 	B. Axit axetic và rượu vinylic
	C. Natri axetat và andehit axetic 	D. Axit axetic và andehit axetic 
Câu 20: Cho 10 gam axit axetic (ống nghiệm 1) và 10 gam axit fomic(ống nghiêm 2) lần lượt tác dụng với CaCO3, phản ứng hoàn toàn, thể tích CO2 thu được (cùng điều kiện) được xác định là: 
	A. Ống 1 và 2 thoát ra bằng nhau 	B. Ống 1 thoát ra nhiều hơn ống 2 
	C. Ống 2 thoát ra nhiều hơn ống 1 	D. Mỗi ống thu được 3,73 lít (đkc) 
Câu 21: Axit acrylic tác dụng hết với dãy chất nào sau đây ? 
A. Br2, Na2CO3, Cu(OH)2, NaCl, C2H5OH (có xúc tác)
B. Br2, Na2CO3, Cu, C2H5OH (có xúc tác), NH3
C. Br2, Na2CO3, Cu(OH)2, NaHSO4, C2H5OH (có xúc tác)
D. Br2, Na2CO3, Cu(OH)2, NH3, C2H5OH (có xúc tác)
Câu 22: Cho các chất : (1) phenol ; (2) rượu etylic; (3) axit axtic; (4) H2SO4
Độ linh động của hidro trong nhóm – OH được xếp theo thứ tự tăng dần là: 
	A. 1 < 2 < 3 < 4 	B. 2 < 1 < 4 < 3 	C. 2 < 1 < 3 < 4 	D. 2 < 3 < 1 < 4 
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxilic thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O . CTCT của axit là:
 	A. CH3 – CH2 – COOH 	B. CH2 = CH - COOH 
 	C. C2H5COOH 	D. HCOOCH = CH2
Câu 24: Chất X có công thức phân tử C4H8O2. Cho X tác dụng với NaOH thu được chất Y có công thức CHO2Na. Vậy X thuộc loại chất nào sau đây ? 
	A. Axit 	B. Lipit 	C. Este	D. Rượu 2 chức 
Câu 25: Xà phòng hoá 4,2 gam một este no đơn chức bằng NaOH dư, sau phản ứng thu được 4,76 gam muối. Công thức của este là: 
	A. CH3COOCH3	B. HCOOCH3 	C. CH3COOC2H5	D. HCOOC2H5
Câu 26: Cho các chất sau : (1) Andehit axetic ; (2) Glixerin ; (3) Protit, (4) Rượu etylic ; (5) Etyl axetat 
Chất tác dụng với Cu(OH)2 là: 
	A. 2, 3, 5 	B. 1, 2, 3 	C. 1, 2, 5 	D. 2, 3, 4 
Câu 27: Cho các câu sau : 
	1. Lipit thuộc loại este 	
	2. Lipit không tan trong nước do nhẹ hơn nước 
	3. Lipit không tan trong nước do không có liên kết hidro với nước 
	4. Đun nóng lipit lỏng với H2 (Ni, t0) thu được lipit rắn 
	5. Lipit tan trong xăng 
	6. Lipit là este của axit và rượu 
Những câu không đúng là: 
	A. 1, 2, 4 	B. 2, 4, 5 	C. 2, 6 	D. 1, 6
Câu 28: Cho các dung dịch: Glucoz, saccaroz, andehit axetic, hồ tinh bột, rượu etylic. Để phân biệt các dung dịch trên ta dùng hoá chất nào sau đây ? 
	A. Quì tím, Ag2O/ NH3	B. Cu(OH)2, quì tím 
	C. Quì tím, iot 	D. Iot, Cu(OH)2
Câu 29: Cho 27 gam glucoz tác dụng với 1 lượng dư Ag2O/ NH3, giả sử hiệu suất phản ứng là 75%, thì lượng Ag tác ra là bao nhiêu ? 
	A. 24,3 gam 	B. 16,2 gam 	C. 32,4 gam 	D. 21,6 gam 	
Câu 30: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Xenluloz có thể dùng điều chế thuốc nổ không khói 
B. Saccaroz còn gọi là đường nho 
C. Glucoz dùng để điều chế thuốc sobitol
D. Glucoz còn được dùng làm “huyết thanh ngọt”
t0 
Cu(OH)2. OH –
Câu 31: Cacbon hidrat X nào sau đây không thực hiện được chuỗi chuyển hoá: 
X dung dịch xanh lam Kết tủa đỏ gạch
	A. Saccaroz	B. Mantoz	C. Glucoz	D. Fructoz
Câu 32: Glixin tác dụng hết với dãy chất nào sau đây ? 
A. HCl, HNO2, CH3OH (HCl xúc tác), Na2CO3, NH3
B. HCl, HNO2, CH3OH (HCl xúc tác), NaCl, NH3
C. HCl, HNO2, CH3OH (HCl xúc tác), Na2CO3, Cu
D. HCl, HNO2, CH3OH (HCl xúc tác), Na2CO3, NH4Cl
Câu 33: Chất X có công thức : H2N – CH2 – CO – NH – CH(CH3) – CO – NH – CH2 – COOH 
Thuỷ phân chất X thu được chất nào sau đây ? 
A. H2N – CH2 – COOH, H2N – CH(CH3) – COO – NH4 
B. H2N – CH2 – COOH , NH2 – CH(CH3) – COOH 
C. H2N – CH2 – COO – NH4 , CH2(CH3) – CO – NH – CH2 – COOH
D. H2N – CH2 – CO – NH – CH(CH3) – COOH ; NH2 – CH2 – COOH
Câu 34: Hợp chất Y có công thức : C4H9O2N. X tác dụng được với NaOH, HCl và làm mất màu dung dịch brom. Công thức cấu tạo của X là: 
	A. CH3 - CH(NH2) – COOH 	B. NH2 – CH2 – CH2 – CH2 – COOH 
	C. CH2 = CH – COONH4 	D. CH2 = CH – CH2 – COONH4
Câu 35: Cho 0,1 mol H2N – R – COOH phản ứng hết với HCl, thu được 11,15 gam muối. Tên của amino axit là : 
	A. Alanin 	B. Phenyl alanin	C. Valin	D. Glixin 
Câu 36: Mô tả hiện tượng nào sau đây không chính xác ? 
A. Nhỏ dung dịch HNO3 đặc vảo dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện kết tủa vàng 
B. Trộn lẫn lòng trắng trứng vớidung dịch NaOH và 1 ít CuSO4 thấy xuất hiện màu đỏ gạch 
C. Đun nóng lòng trắng trứng thấy có sự đông tụ lại 
D. Đốt 1 mẩu lòng trắng trứng thấy xuất hiện mùi tóc cháy 
Câu 37: Cho sơ đồ: 
X + Y Z + H2O
n Z Poli metylmetacrylat
X, Y là chất nào sau đây:
	A. CH2 = CH – COOH, C2H5OH 	B. C6H5OH, HCHO 
	C. Glixin , CH3OH	D. CH2 = C(CH3) – COOH , CH3OH
Câu 38: Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo ? 
	A. Capron 	B. Tơ tằm 	C. Tơ Nilon – 6,6 	D. Tơ axetat 
Câu 39: Công thức nào sau đây là của tơ nilon – 6,6 
	A. [- NH – (CH2)6 – CO - ]n 	B. [- NH – (CH2)6 – NH – CO – (CH2)4 – CO-]n
	C. [ - NH – (CH2)5 – CO - ]n	D. [ - NH – (CH2)6 – CO – NH – CH2 – CO-]n
Câu 40: Điều chế PVC theo sơ đồ: 
C2H2 C2H3Cl (- CH2 – CHCl - ) n
Muốn thu được 6,25 Kg PVC thì cần bao nhiêu lít C2H2 (đkc) nếu hiệu suất phản ứng là 80%
	A. 1000 lít 	B. 2800 lít 	C. 2400 lít 	D. 1500 lít 
Cho : C =12, H = 1, O = 16, N =14; Cu = 64, Cl = 35,5, Ca = 40, Ag = 108, S =32, Na= 23, K = 39
_________ HẾT _________

File đính kèm:

  • docHOA 12 - HK1 - 0708 (125).doc
Giáo án liên quan