Kiểm tra học kì II môn Hóa học 10 nâng cao - Mã đề thi 132 - Trường THPT Bình Điền
Câu 1: Khi lần lượt tác dụng với mỗi chất dưới đây, trường hợp axit sunfuric đặc và axit sunfuric loãng hình thành sản phẩm giống nhau là
A. Fe(OH)2 B. Mg C. CaCO3 D. Fe3O4
Câu 2: Nếu cho cùng một khối lượng hai kim loại Zn và Fe tác dụng hết với axít H2SO4. Kim loại cho nhiều thể tích khí H2 hơn là (Fe = 56; Zn = 56)
A. không xác định được B. Zn C. bằng nhau D. Fe
Câu 3: Trong các cặp chất sau, cặp chất gồm hai chất phản ứng được với nhau là
A. NaCl và KNO3 B. Cu(NO3)2 và HCl. C. Na2S và HCl D. BaCl2 và HNO3
Câu 4: Cho 1,53 gam hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 448 ml khí (đktc). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thì thu được chất rắn có khối lượng là (Mg = 24; Fe = 56; Zn = 56; H = 1; Cl =35,5)
A. 2,24 gam. B. 2,95 gam. C. 1,85 gam D. 3,90 gam.
TRƯỜNG THPT BÌNH ĐIỀN -------oOo------- KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: HÓA HỌC - 10 NÂNG CAO THỜI GIAN: 45 PHÚT (30 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí sinh:........................................................Số báo danh:.............. Mã đề thi 132 Câu 1: Khi lần lượt tác dụng với mỗi chất dưới đây, trường hợp axit sunfuric đặc và axit sunfuric loãng hình thành sản phẩm giống nhau là A. Fe(OH)2 B. Mg C. CaCO3 D. Fe3O4 Câu 2: Nếu cho cùng một khối lượng hai kim loại Zn và Fe tác dụng hết với axít H2SO4. Kim loại cho nhiều thể tích khí H2 hơn là (Fe = 56; Zn = 56) A. không xác định được B. Zn C. bằng nhau D. Fe Câu 3: Trong các cặp chất sau, cặp chất gồm hai chất phản ứng được với nhau là A. NaCl và KNO3 B. Cu(NO3)2 và HCl. C. Na2S và HCl D. BaCl2 và HNO3 Câu 4: Cho 1,53 gam hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 448 ml khí (đktc). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thì thu được chất rắn có khối lượng là (Mg = 24; Fe = 56; Zn = 56; H = 1; Cl =35,5) A. 2,24 gam. B. 2,95 gam. C. 1,85 gam D. 3,90 gam. Câu 5: Tính chất hóa học của đơn chất lưu huỳnh là A. chỉ thể hiện tính khử. B. không thể hiện tính chất nào. C. chỉ thệ hiện tính oxi hóa. D. tính khử và tính oxi hóa. Câu 6: Nung 43,8 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại thuộc 2 chu kì liên tiếp của nhóm IIA, thu được 11,2 lít khí (đktc). Hai kim loại đó là (Be = 9; Mg = 24; Ca = 40; Sr = 88; Ba =137) A. Mg và Ca B. Sr và Ba C. Ca và Sr D. Be và Mg Câu 7: Chất nào dưới đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử (chỉ xét với S) A. H2S B. Na2SO4 C. SO2 D. H2SO4 Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng hóa học: X + HCl FeCl3 + Y + H2O Hai chất X,Y lần lượt là: A. Fe3O4, Cl2 B. FeO, FeCl2 C. Fe3O4, FeCl2 D. Fe2O3, FeCl2 Câu 9: Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra: A. FeSO4 + HCl FeCl2 + H2SO4 B. Na2S + HCl NaCl + H2S C. FeSO4 + 2KOH Fe(OH)2 + K2SO4 D. HCl + NaOH NaCl + H2O Câu 10: Trong phản ứng: SO2 + 2H2S 3S + 2H2O Câu nào diễn tả đúng tính chất của chất A. Lưu huỳnh trong SO2 bị khử, S trong H2S bị oxi hóa. C. Lưu huỳnh bị oxi hóa và hidro bị khử. B. Lưu huỳnh bị khử và không có chất nào bị oxi hóa. D. Lưu huỳnh bị khử và hidro bị oxi hóa. Câu 11: Tính chất sát trùng và tẩy màu của nước gia-ven là do A. chất NaClO phân hủy ra Cl2 có tính oxi hóa mạnh. B. trong chất NaClO, nguyên tử Clo có số oxi hóa là +1, thể hiện tính oxi hóa mạnh. C. chất NaCl trong nước Gia-ven có tính tẩy màu và sát trùng. D. chất NaClO phân hủy ra oxi nguyên tử có tính oxi hóa mạnh. Câu 12: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4(loãng) bằng một thuốc thử là A. Zn B. quì tím C. Al D. BaCO3 Câu 13: Cho dung dịch chứa 1 gam HCl vào dung dịch chứa 1 gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng thì giấy quỳ tím chuyển sang màu (H = 1; Cl =35,5; Na =40; O = 16) A. màu xanh B. không xác định được. C. màu đỏ D. không đổi màu Câu 14: Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành sunfua: Ag + H2S +O2 Ag2S + H2O Mệnh đề diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng là A. H2S là chất oxi hóa, Ag là chất khử. B. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa. C. H2S là chất khử, Ag là chất oxi hóa. D. Ag là chất oxi hóa, O2 là chất khử. Câu 15: Dùng H2SO4 đặc có thể làm khan khí A. H2S B. NH3 C. HI D. CO2 Câu 16: Khi nung hoàn toàn 7,2 gam một kim loại có hóa trị (II) cần dùng hết 3,36 lít oxi (đktc). Kim loại đó là (Mg = 24; Fe = 56; Zn = 56; Cu = 64) A. Zn B. Cu C. Fe D. Mg Câu 17: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ dưới đây Sau một thời gian thì ống nghiệm chứa dung dịch Cu(NO3)2 quan sát thấy A. có sủi bọt khí màu vàng lục, mùi hắc. B. có xuất hiện kết tủa màu đen. C. không có hiện tượng gì xảy ra. D. có xuất hiện kết tủa màu trắng. Câu 18: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí clo cho cùng 1 loại muối clorua kim loại? A. Ag B. Mg C. Cu D. Fe Câu 19: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử? A. 2HCl + Mg(OH)2 MgCl2 + H2O B. HCl + CuO CuCl2 + H2O C. 4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + H2O D. 2HCl + Fe FeCl2 + H2 Câu 20: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp kim loại gồm Mg, Cu và Fe trong dung dịch axit HCl, thu được dung dịch X, chất rắn Y và khí Z. Cho dung dung dịch X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được kết tủa T. Nung hoàn toàn kết tủa T trong không khí thu được chất rắn gồm A. Fe2O3 và CuO B. MgO và Cu C. MgO và Fe2O3 D. MgO và FeO Câu 21: S tác dụng với axit sunfuric đặc nóng S + 2H2SO4 3SO2 + 2H2O tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là A. 1:3 B. 2:1 C. 3:1 D. 1:2 Câu 22: Có thể đựng axit H2SO4 đặc,nguội trong bình làm bằng kim loại A. Cu B. Fe C. Mg D. Zn Câu 23: Cho 7,8 gam hỗn hợp Mg và MgCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc). Phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp ban đầu bằng (Mg = 24; H = 1; C = 12; O =16) A. 15,38 % B. 30,76 % C. 46,15 % D. 61,54 % Câu 24: Hòa tan m gam Fe trong dung dịch H2SO4 loãng thì sinh ra 3,36 lít khí (đktc). Nếu cho m gam sắt này vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thì lượng khí (đktc) sinh ra bằng (Fe = 56) A. 2,24 lít B. 5,04 lít C. 3,36 lít D. 10,08 lít Câu 25: Dãy gồm 2 cặp chất không phản ứng với nhau là A. Ba(NO3)2 và NaOH ; CuSO4 và NaCl B. CuSO4 và BaCl2 ; Cu(NO3)2 và NaOH. C. CuSO4 và Na2CO3 ; BaCl2 và CuSO4 D. AgNO3 và BaCl2 ; AgNO3 và HCl. Câu 26: Nhận xét nào dưới đây không đúng cho các nguyên tố O, S, Se và Te ? A. Tính phi kim của các nguyên tố này giảm dần từ O đến Te. B. Nguyên tử của các nguyên tố này đều có cấu hình electron hóa trị là ns2np4. C. Trong hợp chất, các nguyên tố này đều có mức oxi hóa đăc trưng là -2, +2, +4 và +6. D. Các nguyên tố này có tính phi kim yếu hơn tính phi kim của nguyên tố halogen cùng chu kì. Câu 27: Sục 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,3M. Muối thu được sau phản ứng là A. Na2SO3 B. NaHSO3 C. Na2SO3 và NaHSO3 D. NaHSO3 và NaOH Câu 28: Cho hỗn hợp 2 muối CaCO3 và BaCO3 tan trong 200 ml dung dịch HCl vừa đủ tạo ra 0,2 mol khí. Nồng độ mol ban đầu dung dịch HCl là (Ca = 40; Ba = 137; C = 12; O = 16; H = 1; Cl =35,5) A. 0,25 M B. 2,0 M C. 1,0M D. 0,5M Câu 29: Thổi SO2 vào 500 ml dung dịch Br2 đến khi vừa mất màu hoàn toàn, thu được dung dịch X. Để trung hòa dung dịch X cần 250 ml dung dịch NaOH 0,2 M. Nồng độ dung dịch Br2 ban đầu là A. 0,020 M B. 0,005 M C. 0,010 M D. 0,025 M Câu 30: Thuốc thử dùng để nhận biết ion clorua trong dung dịch là A. AgNO3 B. Cu(NO3)2. C. Ba(NO3)2 D. Ba(OH)2 ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- made cauhoi dapan 132 1 C 132 2 D 132 3 C 132 4 B 132 5 D 132 6 A 132 7 C 132 8 C 132 9 A 132 10 A 132 11 B 132 12 D 132 13 C 132 14 B 132 15 D 132 16 D 132 17 B 132 18 B 132 19 C 132 20 C 132 21 B 132 22 B 132 23 C 132 24 B 132 25 A 132 26 C 132 27 C 132 28 B 132 29 D 132 30 A
File đính kèm:
- De mau Hoa10 HK II so 4.doc