Kiểm tra học kì I năm học 2010-2011 môn: hóa học lớp 12 thời gian: 60 phút (không kể phát đề)

Câu 1: Cho 0,1 mol X (α-amino axit dạng H2NRCOOH) phản ứng hết với HCl tạo 12,55 gam muối. X là

 A Glyxin. B Valin. C Alanin. D Phenylalanin.

Câu 2: Tơ nilon - 6,6 thuộc loại

 A tơ poliamit. B tơ axetat. C tơ polieste. D tơ visco.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 843 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I năm học 2010-2011 môn: hóa học lớp 12 thời gian: 60 phút (không kể phát đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO SÓC TRĂNG
TRƯỜNG THPT HUỲNH HỮU NGHĨA
Đề chính thức
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: HÓA HỌC Lớp 12
Thời gian: 60 phút (không kể phát đề)
Mã đề thi 123
========= o0o =========
(Đề thi này có 40 câu gồm 03 trang)
Họ và tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Lớp . . . . . . 
Câu 1: Cho 0,1 mol X (α-amino axit dạng H2NRCOOH) phản ứng hết với HCl tạo 12,55 gam muối. X là
	A Glyxin.	B Valin.	C Alanin.	D Phenylalanin.
Câu 2: Tơ nilon - 6,6 thuộc loại 
	A tơ poliamit.	B tơ axetat.	C tơ polieste. 	D tơ visco. 
Câu 3: Cao su buna – S được tạo thành bằng phản ứng 
	A đồng trùng hợp.	B cộng hợp.	C trùng hợp.	D trùng ngưng.
Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 16,20 gam bột Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được V lít khí NO2 (đktc). Giá trị của V là
	A 13,44.	B 6,72.	C 14,40.	D 4,48.
Câu 5: Glucozơ lên men thành ancol etylic, toàn bộ khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tách ra 60 gam kết tủa, biết hiệu suất lên men đạt 75%. Số gam glucozơ cần dùng là
	A 48.	B 50.	C 54.	D 40.
Câu 6: Cho 4,875 g một kim loại M hóa trị II tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lit khí NO duy nhất (đktc). M là
	A Mg.	B Zn.	C Fe.	D Cu.
Câu 7: Sắt (Fe) ở ô số 26 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cấu hình electron của ion Fe3+ là 
	A [Ar]3d54s1.	B [Ar]4s23d4.	C [Ar]4s23d6.	D [Ar]4s23d3. 
Câu 8: Cho 7,4 gam một este X của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1,0M. X là
	A etyl axetat.	B metyl axetat.	C metyl fomiat.	D propyl fomiat.
Câu 9: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là
	A C2H5OH. 	B CH2 = CHCOOH.	C H2NCH2COOH.	D CH3COOH.
Câu 10: Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải thuỷ phân 68,40 gam saccarozơ rồi tiến hành phản ứng tráng gương. Số gam Ag thu được là (Biết hiệu suất mỗi quá trình là 80%)
	A 55,30.	B 27,64.	C 54,40.	D 69,12.
Câu 11: Phản ứng không chứng minh được glucozơ có nhóm chức anđehit là
	A khử glucozơ bằng H2/Ni, t0.	B oxi hoà glucozơ bằng Cu(OH)2 đun nóng.
	C lên men glucozơ bằng xúc tác enzim.	D oxi hoá glucozơ bằng AgNO3/NH3.
Câu 12: Xà phòng hoá hoàn toàn 7,4 gam hỗn hợp 2 este metyl axetat và etyl fomiat bằng lượng vừa đủ V (ml) dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị V là
	A 200. 	B 100.	C 400.	D 300.
Câu 13: Teflon là tên của một polime được dùng làm  
	A chất dẻo.	B cao su tổng hợp.	C tơ tổng hợp.	D keo dán.
Câu 14: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. X, Y lần lượt là
	A CH3CH2OH và CH3CHO.	B CH3CHO và CH3CH2OH.	
	C CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.	D CH3CH2OH và CH2=CH2.
Câu 15: Phân tử khối trung bình của PVC là 937500. Hệ số polime hoá của PVC là
Trang 1/3 – Mã đề thi 123
	A 12.000.	B 25.000.	C 15.000.	D 24.000.
Câu 16: Cho 6,72 lít khí H2 (đktc) đi qua ống đựng 32 g CuO nung nóng thu được chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 0,5M đủ để tác dụng hết với X là
	A 0,3.	B 0,2.	C 0,4.	D 0,1.
Câu 17: Dãy kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là:
	A Al, Hg, Cs, Sr.	B Fe, Zn, Li, Sn.	C Cu, Pb, Rb, Ag.	D K, Na, Ca, Ba.
Câu 18: Thể tích nước brom 5% (D= 1,30 g/ml) cần dùng để điều chế 4,4 gam tribromanilin là 
	A 146,10.	B 49,23.	C 164,10.	D 98,46.
Câu 19: .Cho các kim loại: Fe , Al , Mg , Cu , Zn , Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là
	A 4.	B 5.	C 3.	D 6.
Câu 20: Một amin no đơn chức X có thành phần % về hiđro là 15,56% theo khối lượng. X là
	A C2H5NH2. 	B CH3NH2. 	C C3H7NH2. 	D C3H5NH2.
Câu 21: Cho X có công thức cấu tạo: CH3NHC2H5 tên gọi của X theo gốc chức là
	A Etyl metyl amin.	B N, N- Đi metyl amin. 	C N- etyl metan amin.	D N- metyl etan amin.
Câu 22: Số đồng phân amin thơm ứng với công thức phân tử C7H9N là
	A 2. 	B 4. 	C 3.	D 5. 
Câu 23: Trùng ngưng axit –aminocaproic thu được m kg polime và 12,60 kg H2O với hiệu suất phản ứng 80%. Giá trị của m là	
	A 90,40.	B 63,28.	C 71,19.	D 79,10.
Câu 24: Cho các chất: glucozơ, glixerol, anđehit axetic, lòng trắng trứng, ancol etylic. Thuốc thử dùng để nhận biết là 
	A AgNO3/NH3.	B HNO3.	C dd Br2.	D Cu(OH)2/OH-,to.
Câu 25: Cho trật tự dãy điện hóa: . Khi cho hỗn hợp Mg, Al vào dung dịch hỗn hợp chứa các muối AgNO3 và Cu(NO3)2, phản ứng oxi hóa-khử xảy ra đầu tiên là
	A Mg + Cu2+ Mg2+ + Cu.	B 2Al + 3Cu2+ 2Al3+ + 3Cu. 	
	C Mg + 2Ag+ Mg2+ + 2Ag.	D Al + 3Ag+ Al3+ + 3Ag.
Câu 26: Gluxit (cacbohiđrat) là những hợp chất hữu cơ tạp chức có công thức chung là 
	A CxHyOz. 	B R(OH)x(CHO)y.	C Cn(H2O)m.	D CnH2O. 
Câu 27: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
	A 4. 	B 5.	C 3.	D 2. 
Câu 28: Kim loại M tác dụng được với các dung dịch: HCl, Cu(NO3)2, HNO3 đặc nguội. M là 
	A Al.	B Ag.	C Zn.	D Fe.
Câu 29: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lit khí H2 (đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
	A 5,60.	B 4,40.	C 6,40.	D 3,40.
Câu 30: Dãy sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là:
	A CH3[CH2]3CH2OH, CH3CH2CH2COOH, CH3COOC2H5.	
	B CH3COOC2H5, CH3[CH2]3CH2OH, CH3CH2CH2COOH.	
	C CH3CH2CH2COOH, CH3COOC2H5, CH3[CH2]3CH2OH.	
	D CH3CH2CH2COOH, CH3[CH2]3CH2OH, CH3COOC2H5.
Câu 31: Cho 0,2 mol axit axetic tác dụng với 0,1 mol ancol etylic ( đk có đủ ) thì thu được 6,6 gam este. Hiệu suất phản ứng este hóa là
Trang 2/3 – Mã đề thi 123
	A 62,5 %.	B 75,0%.	C 66,0%.	D 50,0%.
Câu 32: Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
	A C2H5COONa và CH3OH.	B CH3COONa và CH3CHO.	
	C CH3COONa và CH2=CHOH.	D CH2=CHCOONa và CH3OH.
Câu 33: Cặp chất không xảy ra là
	A C6H5NH3Cl + NaOH (dd).	B C6H5NH2 + NaOH.	
	C C6H5NH2 + H2SO4.	D C6H5NH2 + Br2(dd).
Câu 34: Để chứng minh tính lưỡng tính của H2N-CH2-COOH (X). Ta cho X tác dụng với
	A HNO3, CH3COOH.	B HCl, NaOH.	C Na2CO3, HCl.	D NaOH, NH3.
Câu 35: Glixin không tác dụng với
	A C2H5OH.	B CaCO3.	C H2SO4 loãng.	D NaCl.
Câu 36: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
	A HO-C2H4-CHO.	B HCOOC2H5.	C C2H5COOH.	D CH3COOCH3 
Câu 37: Cho các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là
	A 6.	B 5.	C 4.	D 3.
Câu 38: Cho phản ứng: aFe + bHNO3 cFe(NO3)3 + dNO + eH2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Tổng (a + b) là
	A 4.	B 6.	C 3.	D 5.
Câu 39: Cho các dung dịch : (1) H2NCH2COOH; (2) ClH3N-CH2COOH; (3) H2NCH2COONa; (4) H2N[CH2]2CH(NH2)COOH; (5) HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH. Số dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là
	A (3).	B (2).	C (1), (4). 	D (2), (5).
Câu 40: Đun nóng chất béo cần vừa đủ 60,00 kg dung dịch NaOH 15%, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng (kg) glixerol thu được là
	A 9,20.	B 13,80.	C 4,60.	D 6,90. 
------------ HẾT -----------
Trang 3/3 – Mã đề thi 123
Trang 3/3 – Mã đề thi 123
( Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học )Trang 3/3 – Mã đề thi 121
Trang 3/3 – Mã đề thi 122
Trang 3/3 – Mã đề thi 123
 Đáp án : 123
	1. C	2. A	3. A	4. A	5. C	6. B	7. D	8. B	9. C	10. A	11. C	12. A	13. A	14. A	15. C	16. C	17. D	18. D	19. A	20. A	21. A	22. B	23. B	24. D	25. C	26. C	27. C	28. C	29. B	30. B	31. B	32. B	33. B	34. B	35. D	36. D	37. D	38. D	39. D	40. D	

File đính kèm:

  • doc123.doc