Kiểm tra 45 phút môn hoá học 12 bài 4 đề 1

Câu 1: Để phân biệt các dung dịch hoá chất riêng biệt : NH4Cl, MgCl2, (NH4)2SO4, AlCl3, FeCl2, FeCl3 ta dùng thuốc thử

A. K dư B. Ba dư C. dd NaOH dư D. dd BaCl2

Câu 2: Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không thể tạo sản phẩm là muối sắt (II)?

A. FeO + HCl B. Fe + FeCl3

C. Fe(OH)2 + H2SO4(loãng ) D. FeCO3 + HNO3loãng )

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 823 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 45 phút môn hoá học 12 bài 4 đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA 45 PHÚT
MÔN HOÁ HỌC 12 BÀI 4 đề 1
(30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 143
Họ, tên thí sinh:..........................................................................Lớp : 
BẢNG TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đ/án
Câu
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Đ/án
Câu 1: Để phân biệt các dung dịch hoá chất riêng biệt : NH4Cl, MgCl2, (NH4)2SO4, AlCl3, FeCl2, FeCl3 ta dùng thuốc thử
A. K dư	B. Ba dư	C. dd NaOH dư	D. dd BaCl2
Câu 2: Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không thể tạo sản phẩm là muối sắt (II)?
A. FeO + HCl	B. Fe + FeCl3
C. Fe(OH)2 + H2SO4(loãng )	D. FeCO3 + HNO3loãng )
Câu 3: Có các cặp chất sau: Cr và dung dịch ZnSO4; Zn và dung dịch CuSO4; K và dung dịch CuSO4; dung dịch KI và dung dịch FeCl3. Số cặp chất xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là
A. 2	B. 4	C. 1	D. 3
Câu 4: Có 4 gói bột màu đen : CuO, FeO, MnO2 và Ag2O đựng riêng biệt trong 4 lọ mất nhãn. Để nhận biết các oxit trên ta dùng thuốc thử là
A. dd H2SO4 (l)	B. dd HCl	C. dd CH3COOH	D. dd HNO3 (l)
Câu 5: Chọn loại hợp chất sắt vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử?
A. FeCl3, Fe2O3	B. FeCl2, Fe3O4	C. FeS2, FeSO4	D. FeO, Fe2(SO4)3
Câu 6: Cr không tác dụng với các chất thuộc dãy nào sau đây?
A. H2O, HNO3 đặc, nguội	B. O2, HCl nóng
C. F2, HNO3 loãng, nóng	D. S, HNO3 đặc, nóng
Câu 7: Dung dịch Fe(NO3)2 có lẫn tạp chất Cu(NO3)2. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch Fe(NO3)2?
A. Al	B. Fe	C. dd AgNO3	D. Mg
Câu 8: Hoà tan hoàn toàn 2,68 gam hỗn hợp Cr và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nóng, thu được 1,12 lít khí ở đktc. Khối lượng Cr trong hỗn hợp là
A. 1,56 g	B. 1,68 g	C. 1,04 g	D. 1,12 g
Câu 9: Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,9 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng là
A. 41,4 g	B. 44,1 g	C. 44,9 g	D. 54,1 g
Câu 10: Cho khí CO qua ống sứ đựng a gam hỗn hợp gồm CuO, Fe3O4, Fe2O3, Al2O3 nung nóng. Khí thoát ra được cho vào nước vôi trong dư thấy có 30 gam kết tủa trắng. Sau phản ứng, chất rắn trong ống sứ có khối lượng 202 gam. Giá trị của a là
A. 217,8 g	B. 216,8 g	C. 206,8 g	D. 306,8 g
Câu 11: Thêm từ từ dung dịch KOH đến dư vào dung dịch K2CrO4 được dung dịch X. Sau đó thêm tiếp dung dịch H2SO4 đến dư vào dung dịch X, thấy màu của dung dịch sẽ thay đổi như thế nào?
A. da cam sang vàng, rồi từ vàng sang da cam	B. vàng sang da cam, rồi từ da cam sang vàng
C. không chuyển màu, rồi từ da cam sang vàng	D. không chuyển màu, rồi từ vàng sang da cam
Câu 12: Khử 4,32 gam FeO bằng H2 ở nhiệt độ cao thu được 3,68 gam chất rắn. Hiệu suất phản ứng khử FeO là
A. 66,67 %	B. 67,76%	C. 57,76 %	D. 76,76 %
Câu 13: Điện phân 250 gam dung dịch CuSO4 8% đến khi nồng độ CuSO4 trong dung dịch giảm đi một nửa so với trước phản ứng thì dừng lại. Khối lượng kim loại bám ở catốt là
A. 6,08 g	B. 8,16 g	C. 4,08 g	D. 5,08 g
Câu 14: Cho 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 2M vào 300 ml dung dịch NaOH 2M được kết tủa C và dung dịch D. Khối lượng kết tủa C là
A. 78,4 g	B. 49,1 g	C. 29,4 g	D. 39,2 g
Câu 15: Hoà tan 16,8 gam Fe bằng H2SO4 loãng , dư thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 1M. Giá trị của V là
A. 40 ml	B. 80 ml	C. 60 ml	D. 50 ml
Câu 16: Cho hỗn hợp Y gồm 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 200 ml dung dịch C chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch D và 8,12 gam chất rắn E gồm 3 kim loại. Cho chất rắn E tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít H2 ( đktc ). Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 lần lượt là
A. 0,075 M và 0,0125 M B. 0,3 M và 0,5 M C. 0,15 M và 0,25 M	 D. 0,2 M và 0,15 M
Câu 17: Hoà tan 5,76 gam Cu trong 80 ml dung dịch HNO3 2M, thu được khí NO. Sau khi phản ứng kết thúc, cho thêm một lượng dư dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch thu được lại thấy khí NO bay ra. Thể tích khí NO thu được khi thêm H2SO4 ở đktc là
A. 0,940 lít	B. 0,896 lít	C. 0,756 lít	D. 0,448 lít
Câu 18: Ngâm một đinh sắt nặng 7 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 7,64 gam. Khối lượng Cu tạo thành là
A. 5,12 g	B. 5,21 g	C. 4,48 g	D. 4,80 g
Câu 19: Dãy nào sau đây gồm các chất có tính chất lưỡng tính?
A. CrO, Al2O3, Al(OH)3	B. Cr2O3, Al2O3, Cr(OH)3
C. CuO, CrO3, ZnO	D. Cr(OH)3, CrO3, MgO
Câu 20: Người ta dùng 300 tấn quặng Fe2O3, hàm lượng Fe2O3 là 40% để luyện gang. Loại gang này chứa 80% Fe. Biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 95%. Lượng gang thu được là
A. 89,75 tấn	B. 105,5 tấn	C. 99,75 tấn	D. 79,75 tấn
Câu 21: Có 4 dung dịch (NH4)2SO4, NH4NO3, FeSO4, AlCl3 đựng trong 4 lọ riêng biệt bị mất nhãn. Nếu dùng dung dịch Ba(OH)2 thì số dung dịch trên có thể nhận biết được là
A. 2	B. 1	C. 3	D. 4
Câu 22: Dung dịch nào sau đây không hoà ta được Fe?
A. Fe(NO3)2	B. KNO3 + HCl	C. HCl	D. CuSO4
Câu 23: Oxi hoá 4,76 gam bột Fe thu được 6,08 g hỗn hợp X gồm 4 chất Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hoà tan X trong dung dịch HNO3 dư, thu được V lít NO( ở đktc). Giá trị của V là
A. 0,448 lít	B. 0,672 lít	C. 0,896 lít	D. 0,560 lít
Câu 24: Thép không gỉ có chứa Fe và
A. 20% Cr; 10% Ni	B. 10% Cr , 20% Ni	C. 13 % Mn; 5% Cr	D. 18% W, 5% Cr
Câu 25: Cho hỗn hợp X gồm Fe và Cu có khối lượng 6 gam. Tỉ lệ khối lượng giữa Fe và Cu là 7:8. Cho lượng X trên vào một lượng dung dịch HNO3 ,khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được chất rắn nặng 4,32 gam, dung dịch muối sắt và khí NO. Khối lượng muối sắt tạo thành trong dung dịch là
A. 5,4 g	B. 6,5 g	C. 7,2 g	D. 4,5 g
Câu 26: Hỗn hợp A gồm Cr2O3, Al2O3, Fe3O4, CuO. Trong hỗn hợp A, số mol mỗi oxit là 0,4 mol. Khối lượng hỗn hợp A là
A. 262,4 g	B. 224,6 g	C. 246,2 g	D. 226,4 g
Câu 27: Hoà tan hoàn toàn 4,51 gam hỗn hợp Zn và Cu trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 0,672 lít ( đktc ) hỗn hợp khí X gồm N2O và NO có tỉ khối so với H2 bằng 17,335. Khối lượng Cu và Zn trong hỗn hợp lần lượt là
A. 1,28 g và 3,23 g	B. 1,92 g và 2,59 g	C. 3,20 g và 1,31 g	D. 2,56 g và 1,95 g
Câu 28: Thêm từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch mẫu thử chỉ chứa một cation kim loại, thấy xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan. Nếu thêm dung dịch Br2 vào dung dịch thu được thì dung dịch có màu vàng. Mẫu thử đó chứa ion
A. Cr3+	B. Al3+	C. Be2+	D. Zn2+
Câu 29: Khi cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa FeCl3, CuSO4, AlCl3 thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn X. Chất rắn X gồm
A. FeO, CuO, BaSO4 B. Al2O3, CuO, Fe2O3 C. Fe2O3, CuO, BaSO4	D. Fe3O4, CuO, BaSO4
Câu 30: Trong không khí ẩm, kim loại đồng bị bao phủ bởi lớp màng
A. Cu(OH)2.CuCO3(màu xanh)	B. CuO( màu đen )
C. CuS ( màu đen)	D. CuCl2( màu xanh )-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docSAMPLE_HOA HOC 12 BAI 4.3_143.doc
Giáo án liên quan