Kiểm tra 1 tiết môn: hóa học 9 thời gian: 45 phút (tiếp theo)
Câu 1: Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào sau đây?
A. Electron. B. Proton. C. Nơtron. D. Hạt nhân.
Câu 2: Cách viết 3C có nghĩa là:
A. Ba nguyên tử cacbon. B. Ba nguyên tố cacbon.
C. Ba nguyên tử canxi. D. Ba nguyên tố canxi.
TRƯỜNG THCS PỜ-Ê KIỂM TRA 1 TIẾT TỔ: TỰ NHIÊN Môn: Hóa học 9 Thời gian: 45 phút MA TRẬN Nội dung kiến thức Mức độ Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Nguyên tử 1 câu 0,5 đ 5% 1 câu 0,5 đ 5% Nguyên tố hóa học 1 câu 0,5 đ 5% 1 câu 0,5 đ 5% Công thức hóa học 2 câu 1 đ 10% 2 câu 1 đ 10% Hóa trị 1 câu (1.a) 1 đ 10% 1 câu (1.b) 2 đ 20% 1 câu (1.c) 2 đ 20% 3 câu 5 đ 50% Chất 1 câu 0,5 đ 5% 1 câu 0,5 đ 5% Phân tử 1 câu 0,5 đ 5% 1 câu (2.a) 1 đ 10% 1 câu (2.b) 1 đ 10% 3câu 2,5 đ 25% Tổng số câu Tổng số điểm 2 câu 1 đ 10% 1 câu 1 đ 10% 4 câu 2 đ 20% 2 câu 3 đ 30% 1 câu 2 đ 20% 1 câu 1 đ 10% 11 câu 10 đ 100% TRƯỜNG THCS PỜ-Ê KIỂM TRA 1 TIẾT TỔ: TỰ NHIÊN Môn: Hóa học 8 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian chép đề) ĐỀ BÀI I.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước một đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào sau đây? A. Electron. B. Proton. C. Nơtron. D. Hạt nhân. Câu 2: Cách viết 3C có nghĩa là: A. Ba nguyên tử cacbon. B. Ba nguyên tố cacbon. C. Ba nguyên tử canxi. D. Ba nguyên tố canxi. Câu 3: Phân tử khối của axit sunfuric H2SO4 là: A. 97 đvC. B. 98 đvC. C. 99 đvC. D. 88 đvC. Câu 4: Căn cứ vào tính chất nào sau đây, cho ta biết parafin (nến) là hỗn hợp? A. Parafin là chất rắn. B. Parafin không tan trong nước. C. Parafin khi được đốt cháy tạo ra khí cacbonic và nước. D. Parafin có nhiệt độ nóng chảy cố định. Câu 5: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là không đúng? A. Trong nguyên tử số p = số e. B. Trong nguyên tử các e chuyển động xung quanh hạt nhân và thành từng lớp. C. Hạt nhân gồm các hạt p và n. D. Hạt nhân gồm các hạt p và e. Câu 6: Công thức hóa học của axit nitric ( biết trong phân tử có 1H, 1N, 3O) là: A. HNO3 B. H3NO C. H2NO3 D. HN3O. II. TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM) Câu 1: (5 điểm) a. Nêu quy tắc hóa trị. b. Tính hóa trị của Mg và Fe trong các hợp chất sau, biết Cl có hóa trị I và nhóm SO4 có hóa trị II. a. MgCl2 b. Fe2(SO4)3 c. Lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi nhôm hoá trị (III) và oxi. Câu 2: (2điểm): Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hiđro là 32 lần. a. Tính phân tử khối của hợp chất. b. Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố đó. ----------Hết---------- TRƯỜNG THCS PỜ-Ê KIỂM TRA 1 TIẾT TỔ: TỰ NHIÊN Môn: Hóa học 8 Thời gian: 45 phút ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 B A B C D A II. TỰ LUẬN: Câu Nội dung Thang điểm 1 a. Quy tắc: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. b. Gọi a là hoá trị của Mg trong MgCl2 a I MgCl2 Theo qui tắc hóa trị ta có: a x 1 = I x 2 => a = II Vậy Mg có hóa trị II. Gọi a là hoá trị của Fe trong Fe2(SO4)3 a II Fe2(SO4)3 Theo qui tắc hóa trị ta có: a x 2 = II x 3 => a = III Vậy Fe có hóa trị III. c. Lập công thức hóa học - Công thức dạng chung AlxOy - Theo quy tắc hóa trị: x x III = y x II - Chuyển thành tỉ lệ: = - Công thức cần lập là Al2O3 1 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 2 a . Phân tử khối của hiđro: 1 x 2 = 2 đvC Phân tử khối của hợp chất: 32 x 2 = 64 đvC b. Ta có X + (16 x 2) = 64 đvC => X = 64 – 32 = 32 đvC Vậy X là nguyên tố Lưu huỳnh. Kí hiệu hóa học: S 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm ----------Hết---------- Pờ Ê, ngày 7 tháng10 năm 2011 Duyệt của tổ tự nhiên Giáo viên ra đề Nguyễn Thị Thanh Trâm Trần Thị Ánh Dương
File đính kèm:
- kiem tra hoa 8 tiet 16 ma tran.doc