Kiểm tra 1 tiết - Lần 3 thời gian làm bài: 45 phút môn hóa
Câu 1 : Có thể loại trừ độ cứng của nước bằng cách đun sôi vì
A. nước sôi ở nhiệt độ cao hơn 100oC.
B. khi đun sôi đã đuổi ra khỏi nước tất cả những chất khí hòa tan.
C. các cation Ca2+ và Mg2+ bị kết tủa dưới dạng các hợp chất không tan.
D. tất cả đều đúng.
Kiểm tra 1 tiết - lần 3 Thêi gian lµm bµi: 45 phót C©u 1 : Có thể loại trừ độ cứng của nước bằng cách đun sôi vì A. nước sôi ở nhiệt độ cao hơn 100oC. B. khi đun sôi đã đuổi ra khỏi nước tất cả những chất khí hòa tan. C. các cation Ca2+ và Mg2+ bị kết tủa dưới dạng các hợp chất không tan. D. tất cả đều đúng. C©u 2 : Trường hợp nào dưới đây tạo kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn? A. Thêm dư HCl vào dung dịch NaAlO2. B. Sục CO2 dư vào dung dịch NaOH. C. Thêm dư AlCl3 vào dung dịch NaOH. D. Thêm dư NaOH vào dung dịch AlCl3. C©u 3 : Hỗn hợp tecmit dùng để hàn kim loại gồm A. bột Al và Fe2O3. B. bột Al và Al2O3. C. bột Al và Cr2O3. D. bột Al và Fe3O4. C©u 4 : Nhận xét nào sau đây sai khi nói về năng lượng ion hóa của các kim loại kiềm? A. Năng lượng ion hóa của kim loại kiềm nhỏ nhất so với các đơn chất khác. B. Năng lượng ion hóa của kim loại kiềm nhỏ nhất so với các kim loại khác. C. Năng lượng ion hóa của kim loại kiềm nhỏ nhất so với các kim loại thuộc nhóm chính khác. D. Năng lượng ion hóa của kim loại kiềm lớn hơn năng lượng ion hóa của các kim loại chuyển tiếp. C©u 5 : Kết luận nào sau đây không đúng khi nói về nhôm? A. Ở trạng thái cơ bản có 1e độc thân. B. Là kim loại mà hiđrôxit của nó có tính lưỡng tính C. Có bán kính nguyên tử lớn hơn Mg D. Có nhiều tính chất hóa học giống Be C©u 6 : Nung nóng m g bột nhôm trong lưu huỳnh dư (trong điều kiện không có không khí) đến phản ứng hoàn toàn, hoà tan hết sản phẩm thu được vào H2O thì thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Giá trị của m là A. 2,70. B. 4,05. C. 5,40 D. 8,10. C©u 7 : Cho 3,9 g hỗn hợp hai kim loại Al và Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Thành phần % về khối lượng của Al và Mg trong hỗn hợp lần lượt là A. 69,23% và 30,77%. B. 55,45% và 44,55%. C. 47,12% và 52,88%. D. 50% và 50%. Câu 8 : Số oxi hóa của kim loại kiềm thổ trong hợp chất A. luôn luôn là +2. B. luôn luôn là 2. C. có thể là +2 hoặc +1. D. có thể là -2. C©u 9 : Khi đun nóng, canxi cacbonat phân hủy theo phương trình: CaCO3 CaO + CO2. . = - 178 kJ Để thu được nhiều CaO ta phải A. hạ thấp nhiệt độ nung. B. thổi thêm khí trơ vào lò để tăng áp suất. C. cho thêm CaCO3 và lấy CaO ra khỏi lò nung. D. quạt lò để đuổi khí CO2. C©u 10 : Kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất trong các kim loại vì (1) So với các nguyên tố cùng chu kì, kim loại kiềm có bán kính lớn nhất. (2) So với các nguyên tố cùng chu kì, kim loại kiềm có điệntích hạt nhân nhỏ nhất. (3) Kim loại kiềm chỉ cần mất 1 e là đạt được cấu hình của khí hiếm. (4) Là kim loại nhẹ. Phát biểu đúng là A. (1), (2). B. (1), (2), (3). C. (3). D. (3), (4). C©u 11 : Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch Cu(NO3)2, Al2(SO4)3 và Ba(NO3)2? A. Dung dịch NH3 dư. B. Cu và dung dịch HCl. C. Khí CO2. D. A hoặc B hoặc C đều được. C©u 12 : Cho dung dịch chứa các ion: Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-. Muốn tách được nhiều cation nhất ra khỏi dung dịch có thể dùng A. dung dịch K2CO3 vừa đủ. B. dung dịch Na2SO4 vừa đủ. C. dung dịch NaOH vừa đủ. D. dung dịch Na2CO3 vừa đủ. C©u 13 : Ion Na+ không tồn tại trong phản ứng nào sau đây? A. NaOH tác dụng với HCl. B. NaOH tác dụng với dung dịch CuCl2. C. Đun nóng dung dịch NaHCO3. D. Điện phân NaOH nóng chảy. C©u 14 : Để sát trùng, tẩy uế xung quanh khu vực bị ô nhiễm, người ta phải rải lên đó những chất bột mầu trắng, chất đó là A. Ca(OH)2. B. CaO. C. CaCO3. D. CaOCl2. C©u 15 : Phản ứng nào sau đây được dùng để giải thích nguyên nhân pH của dung dịch Na2CO3 lớn hơn 7 ? A. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O B. Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + 2NaCl C. Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl D. Na2CO3 + H2O NaHCO3 + NaOH C©u 16 : Có 4 cốc đựng riêng biệt các chất sau: Nước nguyên chất, nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu, nước cứng toàn phần. Có thể nhận biết từng loại nước trên bằng cách A. đun nóng, lọc, dùng Na2CO3. B. đun nóng, lọc, dùng NaOH. C. đun nóng, lọc, dùng Ca(OH)2. D. đun nóng, lọc, dùng NaCl. C©u 17 : Đôlômit là tên gọi cuẩ hỗn hợp nào sau đây? A. CaCO3. MgCl2. B. CaCO3. Mg CO3. C. Mg CO3. CaCl2. D. Mg CO3. Ca(HCO3)2. Câu 18 : Al2O3 tan được trong A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl. C. dung dịch HNO3 đặc, nóng. D. Tất cả đều đúng. Câu 19 : Cho m gam hỗn hợp Na và K tác dụng với nước được 100 ml dung dịch có pH = 14. Biết nNa : nK = 1 : 4, giá trị của m là A. 1,79 B. 3,58 C. 1,31 D. 2,62 C©u 20 : Cho các phát biểu về tính cứng của nước như sau: (1) Đun sôi nước ta chỉ loại được độ cứng tạm thời. (2) Có thể dùng Na2CO3 để loại cả độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu. (3) Có thể dùng HCl để loại độ cứng của nước. (4) Có thể dùng Ca(OH)2 với lượng vừa đủ để loại độ cứng của nước. Những phát biểu đúng là: A. (1), (2) ,(4). B. (1), (2). C. (4). D. (2). C©u 21 : Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn thu được sản phẩm là: A. NaOH, HCl. B. NaOH, Cl2, H2. C. Nước Gia – ven. D. NaOCl, Cl2, H2. C©u 22 : Cho 2,7g Al vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch có khối lượng tăng hay giảm bao nhiêu gam so với dung dịch HCl ban đầu? A. Tăng 2,7 g. B. Giảm 0,3 g. C. Tăng 2,4 g. D. Giảm 2,4 g. C©u 23 : Kim loại nào sau đây không tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường? A. Be. B. Mg. C. Sr. D. Ca. Câu 24 : Cho các phương trình hóa học sau: (1) 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2 (2) Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O (3) Al(OH)3- + NaOH → NaAlO2 + 2H2-O (4) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 Thứ tự phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi cho mẫu nhôm để lâu trong không khí vào dung dịch NaOH dư là A. (2), (1), (3). B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (2). D. (4). C©u 25 : Các kim loại kiềm thổ không tồn tại trong tự nhiên ở dạng tự do vì A. thành phần của chúng trong tự nhiên rất nhỏ. B. đây là kim loại hoạt động hóa học rất mạnh. C. đây là những chất hút ẩm đặc biệt. D. đây là những kim loại điều chế bằng cách điện phân. C©u 26 : Phản ứng giữa các chất nào sau đây không xảy ra? A. CaSO4 + BaCl2 B. Mg(OH)2 + CaCl2 C. CaSO4 + Na2CO3 D. CaCO3 + NaHSO4 C©u 27 : Mệnh đề nào sau đây sai? Trong nhóm IA, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, A. bán kính nguyên tử tăng dần. B. năng lượng ion hóa giảm dần. C. tính khử tăng dần. D. độ âm điên tăng dần. C©u 28 : Phát biểu nào dưới đây không đúng với các nguyên tố nhóm IIA? A. Mức oxi hóa đặc trưng trong các hợp chất là +2. B. Tinh thể có cấu trúc mạng lục phương. C. Cấu hình electron hóa trị ns2. D. Gồm các nguyên tố Be, Mg, Ca, Sr, Ba. C©u 29 : Nhận xét nào dưới đây là đúng A. Các vật dụng bằng nhôm không bị oxi hóa tiếp và không tan trong nước là do được bảo vệ bởi lớp màng Al(OH)3 B. Nhôm kim loại không tác dụng với nước là do thế khử của nhôm lớn hơn thế khử của nước C. Do có tính khử mạnh nên nhôm phản ứng với các axit HCl, HNO3, H2SO4 trong mọi điều kiện D. Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH thì NaOH đòng vai trò chất oxi hóa. C©u 30 : Nhôm có thể phản ứng được với tất cả các dung dịch nào sau đây? A. HCl, H2SO4 đặc nguội, NaOH. B. H2SO4 loãng, AgNO3, Ba(OH)2. C. Mg(NO3)2, CuSO4, KOH. D. ZnSO4, NaAlO2, NH3. C©u 31 : Nhôm oxit và nhôm hiđroxit là chất lưỡng tính vì A. tác dụng với axit. B. tác dụng với nước C. tác dụng với bazơ. D. Vừa có khả năng tác dụng với axit, vừa có khả năng tác dụng với bazơ. C©u 32 : Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về tính chất vật lý của nhôm? A. Là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng B. Là kim loại nhẹ, dẫn nhiệt và điện tốt C. Nhôm nhẹ hơn và có độ dẫn nhiệt cao hơn đồng D. Nhôm nhẹ hơn và có độ dẫn điện cao hơn sắt C©u 33 : Để chứng minh NaHCO3 là chất lưỡng tính, có thể dùng một trong hai phương pháp nào sau đây? A. NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2↑ Na2CO3 + Ca(OH)2 → 2NaHCO3 + CaCO3↓ B. 2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O + 2CO2↑ NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2↑ C. NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2↑ NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O D. NaHCO3 + NaOH → NaCl + H2O + CO2↑ 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → Na2CO3 + CaCO3↓ + 2H2O C©u 34 : Điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại M thu được 3,45 gam kim loại và 1,68 lít khí (đktc). M là A. K B. Mg C. Na D. Ca C©u 35 : Trong số các kim loại kiềm sau đây, kim loại nào có năng lượng ion hóa cao nhất? A. Natri. B. Liti. C. Kali. D. Rubiđi. Câu 36 : Al(OH)3 tan được trong A. dung dịch HCl và dung dịch NaOH. B. Dung dịch HNO3 đặc, nguội. C. Dung dịch Na2CO3. D. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội. C©u 37 : Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được các kim loại Ba, Mg, Fe, Ag, Al? A. Dung dịch H2SO4 loãng B. Dung dịch HCl C. H2O D. Dung dich NaOH C©u 38 : Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh. B. Tính khử của kim loại kiềm thổ yếu hơn kim loại kiềm cùng chu kì. C. Các kim loại kiềm thổ có năng lượng ion hóa nhỏ và thế điện cực chuẩn lớn. D. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba. C©u 39 : Câu nào đúng trong các câu sau? A. Nhôm là một kim loại lưỡng tính. B. Oxit nhôm là chất rắn có mầu hồng nhạt. C. Oxit nhôm tan trong dung dịch NaOH. D. Nhôm có thể tan trong mọi axit. C©u 40 : Hòa tan 6,43 g hỗn hợp kim loại kiềm X và Y ở hai chu kì liên tiếp vào nước được 150 g dung dịch và 2,352 lít H2 (đktc). Hai kim loại và % khối lượng là: A. Na: 39,35% và K: 60,65% B. K: 33,28% và K: 66,72% C. Ca: 32,34% và Mg: 67,66% D. Ca: 39,34% và Mg: 60,66%
File đính kèm:
- kiem tra 1 tiet chuong 6.doc