Kì thi tuyển sinh lớp 10 chuyên-Năm học 2008 - 2009 môn thi: hoá học thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 (3.5điểm)

1. Cho các chất sau: CuSO4, Ba(OH)2, HCl, CO2, Fe(OH)3, CuO, Fe2O3. Những cặp các nào có thể phản ứng với nhau? Viết phương trình hoá học có thể có.

2. Viết các phương trình hoá học thực hiện các biến hóa theo sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện-nếu có):

Fe2O3 = Fe = Fe3O4 = FeCl3 = Fe(OH)3 = Fe2O3 = Fe3O4.

Câu 2 (3điểm)

1. Từ H2O, S, Cu với các thiết bị và điều kiện cần thiết, viết phương trình hoá học điều chế CuSO4.

2. Al2O3 có lẫn tạp chất: Fe2O3 và SiO2. Làm thế nào để thu được Al2O3 tinh khiết? Viết phương trình hoá học xảy ra.

 

doc1 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi tuyển sinh lớp 10 chuyên-Năm học 2008 - 2009 môn thi: hoá học thời gian làm bài: 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN-NĂM HỌC 08-09
 Môn thi: HOÁ HỌC
 Thời gian làm bài: 150 phút
 ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1 (3.5điểm)
1. Cho các chất sau: CuSO4, Ba(OH)2, HCl, CO2, Fe(OH)3, CuO, Fe2O3. Những cặp các nào có thể phản ứng với nhau? Viết phương trình hoá học có thể có.
2. Viết các phương trình hoá học thực hiện các biến hóa theo sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện-nếu có):
Fe2O3 = Fe = Fe3O4 = FeCl3 = Fe(OH)3 = Fe2O3 = Fe3O4.
Câu 2 (3điểm)
1. Từ H2O, S, Cu với các thiết bị và điều kiện cần thiết, viết phương trình hoá học điều chế CuSO4.
2. Al2O3 có lẫn tạp chất: Fe2O3 và SiO2. Làm thế nào để thu được Al2O3 tinh khiết? Viết phương trình hoá học xảy ra.
Câu 3 (3.5điểm)
1. Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử C4H10O.
2. Hỗn hợp C2H4 và C3H6 có tỉ khối hơi so với hidro là 18,2.Tính thành phần phần trăm về thể tích và về khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp.
Câu 4 (4điểm)
Hỗn hợp A gồm Zn và Fe được chia thành hai phần bằng nhau.
- Phần 1 cho tác dụng với clo thì cần 7,84 lít clo (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và thu được hỗn hợp B.
- Phần 2 phản ứng vừa đủ với 600ml dung dịch HCl 1M.
1. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hổn hợp A.
2. Hoà tan hoàn toàn B trong nước rồi cho tác dụng với dung dịch NaOH 1M. Tính thể tích dung dịch NaOH dung vừa đủ sao cho lượng kết tủa thu được là lớn nhất, nhỏ nhất. Biết sau phản ứng, dung dịch không chứa muối sắt.
Câu 5 (3.5điểm)
Hoàn tan hoàn toàn 1,7 gam hỗn hợp gồm Zn và kim loại M chưa biết trong dung dịch HCl vừa đủ thu được 0,672 lít khí (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và dung dịch B. Mặt khác, để hoà tan hoàn toàn 1,9gam kim loại M thì dung không hết 200ml dung dịch HCl 0,5M.
1. Xác định kim loại M, biết M thuộc nhóm II của bảng tuần hoàn.
2. Tính nồng độ phẩn trăm các muối trong dung dịch B, biết rằng người ta đã dung HCl 10%.
Câu 6 (2.5điểm)
Đốt cháy một hợp chất hữu cơ X thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ thể tích là VCO2:VH2O = 3 : 2. Các thể tích đo ở điều kiện về nhiệt độ, áp suất.
1. Xác định công thức phân tử của X biết 1lít hơi X ở điều kiện tiêu chuẩn nặng 3,214 gam.
2. Xác định công thức cấu tạo của X biết X làm mất màu nước brom. Viết phương trình phản ứng của dung dịch X với nước brom, dung dịch NaOH và CaO.

File đính kèm:

  • docDE THI CHUYEN HOA LOP 10 NAM 2011.doc
Giáo án liên quan