Kì thi học sinh giỏi thành phố năm học 2005 - 2006 môn học lớp 12 - bảng b

Câu 1 (3,0 điểm)

1. Dựa vào cấu tạo phân tử, hãy giải thích:

(a) NO2 có thể dime hóa tạo thành N2O4.

(b) SO2 tan trong nước tốt hơn CO2

(c) P trắng hoạt động hóa học hơn N2

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi học sinh giỏi thành phố năm học 2005 - 2006 môn học lớp 12 - bảng b, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 	
KÌ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
NĂM HỌC 2005 - 2006
MÔN HỌC LỚP 12 - BẢNG B
Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề này có hai (2) trang
(3,0 điểm)
Dựa vào cấu tạo phân tử, hãy giải thích:
NO2 có thể dime hóa tạo thành N2O4.
SO2 tan trong nước tốt hơn CO2
P trắng hoạt động hóa học hơn N2
Không khí có thể bị ô nhiễm bởi một số khí độc như NO2, Cl2, H2S, SO2. Dùng nước vôi dư có thể loại bỏ khí độc nào trong số bốn khí trên? Hãy viết phương trình hoá học và cho biết trong các phản ứng đó, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá khử? Tại sao?
(3,0 điểm)
So sánh và giải thích vắn tắt:
Nhiệt độ sôi của pentan-1-ol, 2-metylbutan-2-ol và 3-metylbutan-2-ol.
Tính tan trong nước của pentan-1,5-diol và pentan-1-ol
Độ mạnh tính axit của CH4, C6H5OH, CH3OH, CH3COOH, CH3SO2OH
Chất thơm trong túi thơm của con cà cuống có công thức phân tử là C8H14O2 (chất A). Thủy phân A thu được X (C6H12O) và axit cacboxylic Y (C2H4O2). X tác dụng với dung dịch KMnO4 loãng lạnh tạo ra hexan-1,2,3-triol. 
Xác định cấu tạo và gọi tên A, X, Y? 
Viết các đồng phân hình học của A và cho biết dạng nào có nhiệt độ nóng chảy cao hơn? Tại sao? 
(3,0 điểm)
Viết các quá trình điện cực và phương trình hoá học xảy ra khi điện phân 100 mL dung dịch hỗn hợp CuSO4 0,1M và NaCl 0,1M với các điện cực trơ, có màng ngăn xốp cho đến khi vừa hết các muối này. Tính khối lượng dung dịch đã giảm đi trong quá trình điện phân. 
Tính pH của dung dịch thu được khi thêm vào 100 mL dung dịch NaOH 0,1M:
100 mL dung dịch hỗn hợp HCl và H2SO4 có pH = 2
100 mL dung dịch CH3COOH 0,1M, pKa(CH3COOH) = 4,76
A là chất bột màu lục không tan trong axit và kiềm loãng. Khi nấu chảy A với KOH có mặt không khí chuyển thành chất B có màu vàng, dễ tan trong nước. Chất B tác dụng với axit sunfuric chuyển thành chất C có màu da cam. Chất C bị lưu huỳnh khử thành chất A và có thể oxi hóa axit clohidric thành khí clo. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
(3,0 điểm)
Giải thích và viết phương trình phản ứng minh họa:
Buta-1,3-dien tác dụng với Br2 tạo hai sản phẩm là dẫn xuất dibrom đồng phân.
Fructozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
Đốt cháy hoàn toàn chất A (chứa C, H, O, N và có nguồn gốc tự nhiên) thu được CO2 và H2O có tỷ lệ mol tương ứng là 6/7. Tỷ khối hơi của A so với khí hidro là 44,5. A không làm mất màu dung dịch Br2 và tác dụng với NaOH tạo muối có số nguyên tử cacbon không thay đổi.
Xác định công thức cấu tạo, gọi tên A và cho biết (có giải thích) trạng thái tồn tại của A.
Viết công thức sản phẩm tạo thành khi đun nóng chất A.
Trình bày phương pháp tách riêng các chất trong dãy sau: m-dinitrobenzen, m-nitroanilin, axit m-nitrobenzoic và m-nitrophenol.
(4,0 điểm)
Hoà tan hết 2,25 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại A (hoá trị 1) và B (hoá trị 2) trong lượng dư dung dịch hỗn hợp HNO3, H2SO4 thu được 2,205 gam hỗn hợp khí Y gồm NO2 và một khí Z; Y chiếm thể tích 1,008 lít (đktc). Hãy tính khối lượng muối khan tạo thành.
Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp A gồm Fe3O4 và FeS2 trong 25 gam dung dịch HNO3 tạo khí duy nhất màu nâu đỏ có thể tích 1,6128 lít (đktc). Dung dịch thu được cho tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, được 3,2 gam chất rắn. Tính khối lượng các chất trong A và nồng độ % của dung dịch HNO3 (giả thiết HNO3 không bị mất do bay hơi trong quá trình phản ứng).
(4,0 điểm)
Để thuỷ phân hoàn toàn 0,01 mol este A (tạo bởi axit monocacboxilic X và ancol Y) cần dùng 1,2 gam NaOH. Mặt khác, để thuỷ phân 6,35 gam este đó cần 3 gam NaOH và thu được 7,05 gam muối.
Xác định cấu tạo và gọi tên X, Y, A
Viết phương trình phản ứng điều chế Y từ n-butan. 
Cho biết một số ứng dụng của Y (giải thích và viết phương trình phản ứng nếu có).
A là hỗn hợp hai andehit X và Y (X có khối lượng phân tử nhỏ hơn Y). Hóa hơi 1,03 gam A ở 60oC và 1 atm thì thu được 683 mL hơi. Hấp thụ hết phần hơi này vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam Ag và dung dịch B. Thêm HCl dư vào B thấy thoát ra 0,336 L (đktc) một khí có khả năng làm đục nước vôi trong. 
Xác định cấu tạo và gọi tên các andehit trong A. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cho biết ứng dụng của X (viết phương trình phản ứng nếu có).
--------------------------------------------------------HẾT-------------------------------------------------------Học sinh được phép sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học và máy tính cá nhân đơn giản theo quy định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.

File đính kèm:

  • docDTQG - Thi HSG - Bang B - 2006.doc