Kì thi chọn học sinh giỏi vòng huyện năm học 2011 – 2012 đề thi môn Lịch sử lớp 9
Câu 1: (3,0 điểm)
Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân Pháp xâm lược?
Câu 2: (4,0 điểm)
Hoàn thành biểu bảng về phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất:
UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 – 2012 ----------------- Khóa ngày 06/11/2011 ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3,0 điểm) Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân Pháp xâm lược? Câu 2: (4,0 điểm) Hoàn thành biểu bảng về phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất: Phong trào Chủ trương Biện pháp đấu tranh Thành phần tham gia Câu 3: (4,5 điểm) Khu vực Đông Nam Á, hiện nay, có bao nhiêu nước? Hãy kể tên các nước đó? Hãy nêu những nét lớn về sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN? Câu 4: (4,0 điểm) Nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỷ XX đã có “sự phát triển thần kỳ”. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên và nêu nguyên nhân chính của sự phát triển đó? Câu 5: (4,5 điểm) Tại sao nói: “ Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc? Từ đó, em hãy liên hệ với tình hình nước ta và chứng minh. ---HẾT--- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 (THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011 – 2012) *GHI CHÚ: - Giám khảo thống nhất biểu điểm chi tiết hơn. - Trên đây là những gợi ý để giám khảo có căn cứ chấm bài. Tùy theo bài làm cụ thể của thí sinh, giáo viên có những vận dụng sáng tạo, phù hợp với yêu cầu của đề thi. Nếu thí sinh nêu được ý khác nhưng phù hợp với yêu cầu của đề thi, vẫn cho điểm theo ý đúng. Nếu thiếu ý hoặc sai sót, tùy theo mức độ trừ điểm hợp lý. - Yêu cầu bài làm phải sạch sẽ, chữ viết đúng chính tả, lập luận rõ ràng chặt chẽ. Nếu không bảo đảm yêu cầu này, tùy mức độ trình bày của thí sinh mà trừ điểm (cả bài) từ 0,25 đ đến 1 điểm. - Điểm của bài thi là tổng điểm các câu thí sinh đã làm bài trong bài thi. Câu 1: (3,0 điểm) Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân Pháp xâm lược? + Ngày 1/9/1858, Pháp nổ súng mở đầu xâm lược nước ta: bắt đầu từ Đà Nẵng + Ngày 17/2/1959, Pháp tấn công Gia Định -> Triều đình Huế và Pháp ký: Hiệp ước Nhâm Tuất (05/6/1862). + Ngày 20/11/1873, Pháp nổ súng tấn công Hà Nội -> Triều đình Huế và Pháp ký Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874). Sau đó, Pháp tiếp tục đánh Bắc kỳ lần thứ hai. + Ngày 18/8/1883, Pháp tiếp tục tấn công Thuận An – Huế. Kết quả triều đình Huế và Pháp ký Hiệp ước Quý Mùi (Hiệp ước Hác Măng). + Ngày 06/6/1884: chính phủ Pháp buộc triều đình Huế ký Hiệp ước Pa-tơ-nôt. => Nhà nước phong kiến Nguyễn với tư cách một quốc gia độc lập đã hoàn toàn sụp đổ. Như vậy, từ năm 1858 đến năm 1884 đã thể hiện quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân Pháp xâm lược. Câu 2: (4,0 điểm) Hoàn thành biểu bảng về phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất: Phong trào Chủ trương Biện pháp đấu tranh Thành phần tham gia Đông Du (1905 – 1909) Giành độc lập, xây dựng xã hội tiến bộ. Bạo động vũ trang để giành độc lập. Cầu viện Nhật Bản. Nhiều thành phần nhưng chủ yếu là thanh niên yêu nước. Đông Kinh nghĩa thục (1907) Khai dân trí Truyền bá tư tưởng mới, vận động cải cách, chấn hưng đất nước. Nhiều tầng lớp trong xã hội tham gia. Cuộc vận động Duy tân ở Trung kỳ (1908) Nâng cao ý thức tự cường để đi đến giành độc lập. Mở trường, diễn thuyết, đả phá phong tục lạc hậu, bỏ cái cũ, học theo cái mới, cổ động việc mở mang công, thương nghiệp Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Phong trào chống thuế ở Trung kỳ Chống đi phu, chống sưu thuế. Từ đấu tranh hòa bình, phong trào dần thiên về khuynh hướng bạo động. Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Câu 3: (4,5 điểm) Khu vực Đông Nam Á, hiện nay, có bao nhiêu nước? Hãy kể tên các nước đó? Hãy nêu những nét lớn về sự ra đời và phát triển của tổ chức Asean? * Khu vực Đông Nam Á có 11 nước: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin và Đông Ti-mo. * Những nét lớn về sự ra đời và phát triển của tổ chức Asean: a. Nguyên nhân ra đời: + Sau khi giành độc lập các nước Đông Nam Á có nhu cầu hợp tác để phát triển kinh tế, xã hội đất nước. + Các nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi họ thấy chiến tranh xâm lược Đông Dương của Mỹ khó tránh khỏi thất bại. + Ngày 8/8/1967, gồm 5 nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin và Thái Lan họp tại Băng Cốc ( Thái Lan) thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). b. Mục tiêu: - Tiến hành hợp tác kinh tế và văn hóa giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. c. Quá trình phát triển của ASEAN: - 1/ 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN. - Xu hướng nổi bật sau “ Chiến tranh lạnh” mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN. - 7/1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Ba-li và đến tháng 7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN; tháng 9/1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN; tháng 4/1999, ASEAN kết nạp Cam-pu-chia. * Như vậy, ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế ( thành lập AFTA) và xây dựng diễn đàn khu vực ARF. Câu 4: (4,0 điểm) Nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỷ XX đã có “sự phát triển thần kỳ”. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên và nêu nguyên nhân chính của sự phát triển đó? * Từ đầu những năm 50 -> những năm 70 thế kỷ XX, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh mẽ, được coi là “sự phát triển thần kỳ”, với những thành tựu chính: + Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân năm là 15% (những năm 50); 13,5% (những năm 60) . + Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): 20 tỉ USD (năm 1950); 183 tỉ USD (năm 1968) -> đứng thứ hai trên thế giới. - Cùng với Mỹ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính trên thế giới. => Với những khó khăn bao trùm đất nước sau chiến tranh thế giới thứ II, nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỷ XX đã chứng tỏ có “sự phát triển thần kỳ”. * Nguyên nhân chính sự phát triển: + Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên. + Sự quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty. + Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển của Chính phủ Nhật Bản. Câu 5: (4,5 điểm)Tại sao nói: “ Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc? Từ đó, em hãy liên hệ với tình hình nước ta và chứng minh. *Nói: “ Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, đối với các dân tộc vì: + Từ sau “Chiến tranh lạnh” bối cảnh chung của thế giới là ổn định, nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia Liên minh kinh tế các khu vực. + Bên cạnh đó, các nước phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ của khoa học kỹ thuật thế giới và khai thác các nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. * Nói: “ Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” là thách thức đối với các dân tộc vì: + Phần lớn các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới. Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài, việc giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại. + Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế của xã hội của đất nước phát triển; nếu không sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt được thời cơ, nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn, phù hợp, sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. * Liên hệ: + Việt Nam đứng trước xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật, thương mại quốc tế. Đó là thời cơ lịch sử, là cơ hội to lớn cho dân tộc Việt Nam. + Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã nắm bắt cơ hội, vượt qua những thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ đổi mới; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng một xã hội tiến bộ, công bằng, dân chủ, văn minh. Nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển, hòa nhập vào đời sống khu vực và thế giới. -------------------------------------------
File đính kèm:
- De thi HSG Su 9(2).doc