Kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 thpt năm học 2002-2003 môn : hoá học , bảng a thời gian : 180 phút

Câu I:

 1. Một nguyên tố có 3 trị số năng lượng ion hoá đầu tiên (tính ra kJ/mol) là: 11800; 500; 7300.

a) Hãy chỉ ra năng lượng ion hoá thứ nhất, thứ hai, thứ ba của nguyên tố.

b) Nguyên tố đã cho là nguyên tố nào trong 3 nguyên tố sau đây: Zn, Li, Cl. Vì sao?

2. Phân tử O2 trước đây coi là không thể tồn tại, nhưng ngày nay được phát hiện trong thực nghiệm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 thpt năm học 2002-2003 môn : hoá học , bảng a thời gian : 180 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ giáo dục và đào tạo	 kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia
	 lớp 12 thpt năm học 2002-2003
 đề thi dự bị
	 Môn : Hoá Học , Bảng A
	 Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
	 Ngày thi thứ nhất: (Theo quyết định và thông báo của Bộ)
Câu I:
 1. Một nguyên tố có 3 trị số năng lượng ion hoá đầu tiên (tính ra kJ/mol) là: 11800; 500; 7300.
a) Hãy chỉ ra năng lượng ion hoá thứ nhất, thứ hai, thứ ba của nguyên tố. 
2+
b) Nguyên tố đã cho là nguyên tố nào trong 3 nguyên tố sau đây: Zn, Li, Cl. Vì sao?
2. Phân tử O2 trước đây coi là không thể tồn tại, nhưng ngày nay được phát hiện trong thực nghiệm. 
a) Viết công thức Lewis cho phân tử đó. 
2+
b) Biết rằng phân tử đó không bền về mặt nhiệt động nhưng vẫn có thể tồn tại trong khoảng thời gian ngắn khi 2 ion O+ tiến đến rất gần nhau. Hãy mô tả quá trình hình thành liên kết giữa 2 ion O+ để tạo thành phân tử O2 .
Câu II: 
1. Hỗn hợp A gồm bột của 2 kim loại Zn, Fe. B là dung dịch AgNO3. Cho 2,329 gam A vào một lít B, sau khi phản ứng xong được 10,787 gam chất rắn C1 và 1 lít dung dịch D1. Nếu cho 2,329 gam A vào 2 lít B, sau khi phản ứng xong được 11,866 gam chất rắn C2 và 1 lit dung dịch D2. 
Tính nồng độ mol/lit của AgNO3 trong B, của các ion trong D1. 
	Cho: Zn = 65,38 ; Fe = 55,84 ; Ag = 107,87
Zn2+/Zn
Fe2+/Fe
Fe3+/Fe2+
Ag+/Ag
 EO	 = -0,76 V ; EO	 = -0,44 V ; EO = +0,77 V ; EO	 = +0,80 V
2. Nitơ và hiđro tạo ra 3 hợp chất khí: NH3 và N2H4 có tính bazơ, HN3 có tính axit. Lấy 3,2 gam một trong 3 hợp chất trên (hợp chất X) nung nóng trong bình chân không được hỗn hợp khí Y. Cho Y đi qua dung dịch H2SO4 loãng (dư) thì thể tích giảm đi 2,8 lần. Phần khí còn lại gồm N2 và H2 có thể tích là 1,40 lít (đktc) và có khối lượng riêng bằng 0,786 gam/lít. 
	Tìm công thức phân tử của X. 
Câu III:
1. Thực nghiệm cho biết ở khoảng nhiệt độ 280OC phản ứng phân huỷ propilen oxit C3H6O thành sản phẩm P 
	C3H6O P (1) 
là phản ứng một chiều bậc nhất với định luật tốc độ của phản ứng là: v = k [C3H6O] 
a) Hãy cho biết vận tốc v và hằng số tốc độ k thay đổi như thế nào khi:
- Tăng hệ số tỉ lượng trong phương trình (1) lên gấp đôi.
- Tăng nồng độ C3H6O lên hai lần nhưng giữ nguyên nhiệt độ.
- Tăng nhiệt độ. 
b) Giữ nguyên nhiệt độ, chu kì bán huỷ thay đổi như thế nào khi nồng độ ban đầu của C3H6O giảm đi một nửa.
2. Thực nghiệm cho biết phản ứng giữa khí NO với khí Cl2 tạo thành khí NOCl là bậc nhất đối với NO, bậc nhất đối với Cl2. Trong quá trình phản ứng tạo thành hợp chất trung gian kém bền là NOCl2.
a) Hãy viết phương trình tỉ lượng của phản ứng, viết biểu thức biểu diễn định luật tốc độ của phản ứng, biểu thức biểu diễn tốc độ phản ứng qua tốc độ tiêu hao NO, Cl2, tốc độ tạo thành NOCl.
b) Phản ứng trên được giả thiết là xảy ra qua 2 giai đoạn, hãy viết phương trình phản ứng cho 2 giai đoạn đó và cho biết giai đoạn nào quyết định tốc độ phản ứng. 
Câu IV:
1. Cho hai tế bào điện hoá:
(A)	Cu CuSO4 1 M FeSO4 1 M, Fe2(SO4)3 0,5 M Pt 	
(B) 	Pt FeSO4 1 M, Fe2(SO4)3 0,5 M CuSO4 1 M Cu 	
o
298 
o
298
a) Viết nửa phản ứng tại anot và catot cho mỗi tế bào điện hoá.
o
298
o
298
20740
 T
b) Tính DG và E của mỗi tế bào điện hoá, từ đó cho biết giữa (A) và (B) trường hợp nào là tế bào điện phân, trường hợp nào là tế bào Galvani 
	Cho E của: Cu2+/Cu = +0,34 V ; Fe3+/Fe2+ = +0,77 V
2. Biết E của: Cu2+/Cu+ = +0,15 V ; I2/2 I- = +0,54 V
Dung dịch bão hoà CuI trong nước ở 25OC có nồng độ là 10-6 M. Hãy cho biết có thể định lượng Cu2+ trong dung dịch nước thông qua phản ứng với dung dịch KI hay không. 
Câu V:
 	Phản ứng giữa khí CO2 và cacbon tạo thành khí CO có hằng số cân bằng Kp phụ thuộc nhiệt độ theo phương trình: 
ln Kp = - + 21,16 (T: nhiệt độ Kelvin)
1. Tìm T1 để có Kp = 1
2. Cho một lượng CO2 và cacbon vào một bình kín rồi đun nóng bình đến nhiệt độ T1 . Sau khi phản ứng đạt tới cân bằng, áp suất khí trong bình là 1 atm. Hãy tính thành phần phần trăm thể tích các khí lúc cân bằng.
3. Tính DGO của phản ứng tại các nhiệt độ 298 K và 1500 K. Từ đó so sánh tính bền giữa CO và CO2 khi thay đổi nhiệt độ.
4. Tìm T2 để hiệu suất chuyển hoá CO2 thành CO bằng 83,33 % khi áp suất hỗn hợp lúc cân bằng là 0,44 atm .
................................................

File đính kèm:

  • docdoc.doc
Giáo án liên quan