Kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 thpt năm học 2001-2002 môn : hoá học , bảng b thời gian: 180 phút

a) Tính hằng số phóng xạ của chuỗi 92U238. Thừa nhận vận tốc chung của chuỗi được xác định bởi vận tốc của phản ứng chậm nhất.

b) Hãy dự đoán tuổi của quả đất và tuổi của thiên thạch, giả thiết rằng 92U238 được tạo thành trong những vụ nổ vũ trụ lúc hình thành quả đất và thiên thạch.

2. a) Hãy nêu các đặc điểm trong cấu tạo phân tử nước. Nêu các loại liên kết có trong nước lỏng và nước đá.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 933 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 thpt năm học 2001-2002 môn : hoá học , bảng b thời gian: 180 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ giáo dục và đào tạo kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia 
	 lớp 12 thpt năm học 2001-2002
 Đề thi dự bị
 Môn : hoá học , Bảng B
 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) 
 Ngày thi thứ nhất: (Theo quyết định và thông báo của Bộ) 
Câu I:
1. Chuỗi phóng xạ 92U238 gồm 14 phản ứng phân rã phóng xạ với sản phẩm cuối cùng là 82Pb206. Trong chuỗi này phản ứngchậm nhất là:
92U238	 90Th234 + 2 He4
có chu kì bán huỷ bằng 4,51.109 năm. các phản ứng khác có chu kì bán huỷ nằm trong khoảng giá trị từ 1,5.10-4 giây đến 2,4.105 năm.
Khi phân tích tất cả các mẫu quặng uran 238 tìm thấy trong vỏ quả đất, người ta nhận thấy tỉ lệ khối lượng giữa 82Pb206 với 92U238 luôn luôn bằng 0,866, nhưng trong một thiên thạch tỉ lệ này lại bằng 2,597. 
a) Tính hằng số phóng xạ của chuỗi 92U238. Thừa nhận vận tốc chung của chuỗi được xác định bởi vận tốc của phản ứng chậm nhất. 
b) Hãy dự đoán tuổi của quả đất và tuổi của thiên thạch, giả thiết rằng 92U238 được tạo thành trong những vụ nổ vũ trụ lúc hình thành quả đất và thiên thạch. 
2. a) Hãy nêu các đặc điểm trong cấu tạo phân tử nước. Nêu các loại liên kết có trong nước lỏng và nước đá. 
b) Hãy giải thích vì sao nước đá nổi trên nước lỏng? 
Câu II: 
1. Dự đoán hiện tượng, viết phương trình ion của các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau: 
a) Thêm ít K2Cr2O7 lần lượt vào mỗi dung dịch: Ba(CH3COO)2 ; (NH4)2CO3 . 
b) Thêm ít KNO2 lần lượt vào mỗi dung dịch: KMnO4 + H2SO4 ; KI + H2SO4 . 
Nêu vai trò của K2Cr2O7 và KNO2 trong các phản ứng trên. 
2. Thêm H2O2 vào dung dịch K2Cr2O7 + H2SO4 sinh ra sản phẩm trung gian Cr3(O2)3+ ít bền màu xanh ve dễ bị phân huỷ cho ion Cr3+. Viết phương trình ion của các phản ứng. 
3. Tính Eo của cặp Cr2O72-/Cr(OH)3 . 
Cho: EoCr2O72-/ 2 Cr3+ 1,33V ; EoMnO4-/ Mn2+ 1,51 V ; EoHNO2/ NO 1,0 V ; 
EoNO3-/ HNO2 0,94 V ; ; EoI3-/ 3 I – 0,55 V. 
pK axit của CH3COOH 4,76 ; H2CO3 pK1 6,35 , pK2 10,33 ; 
 H2CrO4 pK1 0,61, pK2 6,50. 
 Cr2O72- + H2O	 2 HCrO4- K = 10-1,36 
Tích số tan của Cr(OH)3 10-30,8 ; BaCrO4 10-9,9.
Câu III:
Cho một pin (tế bào galvani) có kí hiệu như sau: 
 (anôt) Zn Zn2+ 0,01 M Fe3+ 0,1 M, Fe2+ 0,01 M Pt (catôt)
Thế oxi hoá-khử tiêu chuẩn của các cặp: EoZn2+/Zn = - 0,76 V; EoFe3+/Fe = + 0,77 V.
1. Viết phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực và phản ứng xảy ra trong pin. 
2. Tính sức điện động của pin. Trong quá trình pin hoạt động, sức điện động của pin thay đổi thế nào? Vì sao? 
3. Tính hằng số cân bằng của phản ứng oxi hoá-khử trong pin ở 25oC. 
Câu IV:
Cho phản ứng I2 (rắn) + Br2 (khí) 2 IBr (khí) 
ở 25oC hằng số cân bằng Kp của phản ứng này bằng 0,164 
1. Tính DG298 của phản ứng . 
2. Cho I2 rắn (dư) vào một bình kín, bơm khí Br2 vào bình ở 25oC. Sau khi phản ứng đạt tới cân bằng, áp suất khí trong bình bằng 0,164 atm. Hãy tính áp suất riêng phần của mỗi chất khí trong bình lúc cân bằng, giả thiết trong điều kiện thí nghiệm I2 rắn không bay hơi. 
......................................................

File đính kèm:

  • docDeHSGdbvocoB02.doc