Kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh quảng ninh lớp 12 thpt, năm học 2008-2009 đề chính thức môn: hoá học –bảng a

Câu I. (4 điểm)

1. Giải thích tại sao băng phiến (naphtalen) và iot dễ thăng hoa, nhưng không dẫn điện, trái lại muối ăn không

thăng hoa nhưng dẫn điện khi tan trong nước hay nóng chảy?

2. Cho biết urê bị oxi hoá bởi NaBrO treo phương trình: Urê + BrO

-N2

+ CO

2

+ Br

-+ H

2O. Cân bằng phương

trình phản ứng hoá học. Nếu phản ứng hoá học trên xảy ra trong môi trường kiềm thì thu được các sản phẩm nào?

3. Phản ứng điều chế hiđroclorua : H

2+ Cl

2 2HCl; ∆H <>

a. Để làm chuyển dịch cân bằng theo hướng tạo ra nhiều hiđroclorua hơn ta nên tác động vào hệ những yếu

tố nào? Giải thích?

b. Để đốt cháy hoàn toàn clo người ta thường dùng dư 10% hiđro so với lượng cần thiết. Vậy để thu được

900 m

3

khí hiđroclorua người ta cần dùng bao nhiêu m

3

hiđro, clo?

Câu II.(3 điểm)

pdf1 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh quảng ninh lớp 12 thpt, năm học 2008-2009 đề chính thức môn: hoá học –bảng a, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
QUẢNG NINH LỚP 12 THPT, NĂM HỌC 2008-2009
---oOo--- -------------------------*******-------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: HOÁ HỌC – BẢNG A
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 24/11/2008
Câu I. (4 điểm)
1. Giải thích tại sao băng phiến (naphtalen) và iot dễ thăng hoa, nhưng không dẫn điện, trái lại muối ăn không
thăng hoa nhưng dẫn điện khi tan trong nước hay nóng chảy?
2. Cho biết urê bị oxi hoá bởi NaBrO treo phương trình: Urê + BrO-  N2 + CO2 + Br- + H2O. Cân bằng phương
trình phản ứng hoá học. Nếu phản ứng hoá học trên xảy ra trong môi trường kiềm thì thu được các sản phẩm nào?
3. Phản ứng điều chế hiđroclorua : H2 + Cl2  2HCl; ∆H < 0.
a. Để làm chuyển dịch cân bằng theo hướng tạo ra nhiều hiđroclorua hơn ta nên tác động vào hệ những yếu
tố nào? Giải thích?
b. Để đốt cháy hoàn toàn clo người ta thường dùng dư 10% hiđro so với lượng cần thiết. Vậy để thu được
900 m3 khí hiđroclorua người ta cần dùng bao nhiêu m3 hiđro, clo?
Câu II. (3 điểm)
1. Dưới tác dụng của ánh sáng hai phân tử butađien-1,3 sẽ phản ứng với nhau cho các sản phẩm đime hoá có tính
chất vật lí khác nhau. Hãy viết công thức cấu trúc các hợp chất đó.
2. Sắp xếp (có giải thích) theo trình tự tăng dần tính axit của các hợp chất sau: CH3CH2COOH;
CH3CH2CH(CH3)OH; CH3CHBrCOOH; CH3CH2NH2.
3. Cho 3-metylbuten-1 tác dụng với axit clohỉđic tạo ra các sản phẩm, trong đó có A là 2-clo-3-metylbutan và B là
2-clo-2-metylbutan. Bằng cơ chế phản ứng, giải thích sự tạo thành A và B.
Câu III. (3 điểm)
1. Có một hỗn hợp các chất rắn gồm: p-toluiđin (p-metylalanin), axit benzoic, naphtalen. Trình bày ngắn gọn
phương pháp hoá học tách riêng từng chất.
2. Valin là một trong các aminoaxit quan trọng có công thức là: (CH3)2CHCH(NH2)COOH. Hằng số axit K1 = 5.10-
3
 và K2 = 2.10-10. Hãy xác định dạng tồn tại của valin trong các dung dịch có pH khác nhau.
3. Từ toluen và các chất vô cơ cần thiết hãy lập sơ đồ điều điều chế axit m-toluic.
Câu IV. (4 điểm)
1. Trộn 200 ml dung dịch CaCl2 0,1M với 300 ml dung dịch Na2SO4 0,05M. Tính khối lượng kết tủa tạo thành sau
khi hệ đạt tới cân bằng. Biết TCaSO4 = 2,5.10-5.
2. Ion Ca2+ cần thiết cho máu hoạt động bình thường. Trong quá trình xác định nồng độ ion canxi, người ta lấy mẫu
máu và kết tủa ion canxi dưới dạng canxi oxalate (CaC2O4) rồi cho canxi oxalate tác dụng với dung dịch kali
pemanganat trong môi trường axit: KMnO4 + CaC2O4 + H2SO4  MnSO4 + CO2 + ...
a. Hoàn thành phương trình phản ứng. Viết phương trình ion thu gọn.
b. Giả sử canxi oxalat kết tủa từ 1,00 ml máu một người tác dụng vừa hết với 2,05 ml dung dịch kali
pemanganat 4,88.10-4mol/lít. Hãy biểu diễn nồng độ canxi trong máu người đó ra đơn vị mg Ca2+/100ml máu.
Câu V. (5 điểm)
1. Natri sunfat được dùng trong sản xuất giấy, thuỷ tinh, chất tẩy rửa. Trong công nghiệp, natri sunfat được sản
xuất bằng cách đun axit sunfuric đặc với natri clorua rắn. Người ta dùng một lượng axit sunfuric không dư nồng độ
75% đun với natri clorua. Sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn chứa 91,48% natri sunfat; 4,79% natri hiđrosufat;
1,98% natri clorua; 1,35% nước và 0,4% axit clohiđric theo khối lượng.
a. Viết phương trình hoá học xảy ra.
b. Tính hiệu suất của quá trình chuyển natri clorua thành natri suafat. Nếu dùng một tấn natri clorua sẽ thu
được bao nhiêu tấn hỗn hợp rắn? bao nhiêu tấn natri sunfat?
2. Đốt cháy 0,2 mol hợp chất A thuộc loại tạp chức thu được 26,2 gam khí CO2; 12,6 gam hơi H2O và 2,24 lít khí
N2 (đktc). Nếu đốt cháy 1 mol A cần 3,75 mol O2.
a. Xác định công thức phân tử của A.
b. Xác định công thức cấu tạo và tên của A. Biết rằng A có tính chất lưỡng tính, phản ứng với axit nitrơ
giải phóng nitơ; với ancol etylic có axit làm xúc tác tạo thành hợp chất có công thức C5H11O2N. Khi đun nóng A
chuyển thành hợp chất vòng có công thức C6H10N2O2. Hãy viết đầy đủ các phương trình phản ứng xảy ra và ghi
điều kiện (nếu có). A có đồng phân loại gì?
------- Hết -------
Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn.

File đính kèm:

  • pdf[HoaHoc12]ThiHSGTinhQuangNinh-2008-2009-BangA.pdf