Kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2011 - 2012 môn thi: Hóa học lớp 9

 Câu I (6 điểm):

1.Cho các cặp chất sau đây:

a. MgCO3 và CuCl2 e. Ca(OH)2 và FeCl3 l. Pb(NO)2 và K2SO4

b. NaHSO4 và KOH g . Fe2O3 và HCl m. CuSO4và KOH

c. SiO2 và Ba(OH)2 h. Na2SO3 và Ca(NO3)2 n. SO2 và CaO

d. HCl và K2SO4 k. CuO và CO2 p. H2SO4 và NaNO3

Những cặp chất nào tác dụng với nhau? Viết phương trình hóa học.

2. Thành phần hóa học đầy đủ của vôi bột là gì? Hãy giải thích.

3. Hợp chất A có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống, trong đó có lĩnh vực sản xuất chất tẩy rửa và sản xuất nhôm.

 A là hợp chất nào đã học? Viết các phương trình hóa học điều chế A bằng 4 phương pháp hóa học khác nhau.

 

doc5 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 2180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2011 - 2012 môn thi: Hóa học lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN VĨNH LỘC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GD&ĐT VĨNH LỘC NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN THI: HÓA HỌC LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề )
( Đề thi gồm có 01 trang )
 Câu I (6 điểm): 
1.Cho các cặp chất sau đây:
a. MgCO3 và CuCl2 e. Ca(OH)2 và FeCl3 l. Pb(NO)2 và K2SO4
b. NaHSO4 và KOH g . Fe2O3 và HCl m. CuSO4và KOH
c. SiO2 và Ba(OH)2 h. Na2SO3 và Ca(NO3)2 n. SO2 và CaO
d. HCl và K2SO4 k. CuO và CO2 p. H2SO4 và NaNO3
Những cặp chất nào tác dụng với nhau? Viết phương trình hóa học.
2. Thành phần hóa học đầy đủ của vôi bột là gì? Hãy giải thích.
3. Hợp chất A có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống, trong đó có lĩnh vực sản xuất chất tẩy rửa và sản xuất nhôm.
	A là hợp chất nào đã học? Viết các phương trình hóa học điều chế A bằng 4 phương pháp hóa học khác nhau.
Câu II ( 6 điểm):
1.Chỉ được dùng thêm một thuốc thử khác hãy trình bày phương pháp hóa học đơn giản nhất(mà người nông dân có thể thực hiện trên đồng ruộng) để nhận biết các loại phân bón hóa học : KNO3, Ca(H2PO4)2, NH4Cl.
2. Từ hỗn hợp Na2CO3, Na2SO3 ,NaOH và NaCl trình bày phương pháp hóa học điều chế NaOH tinh khiết.
3. Viết PTHH thực hiện các chuyển hóa theo sơ đồ sau:
K KOH KHCO3 K2CO3 KOH KHSO4 KCl
Câu III (4 điểm):
1.Dung dịch A có chứa 1 gam NaOH, dung dịch B có chứa 1 gam HCl. Đổ dung dịch A vào dung dịch B thì thu được dung dịch C. Hãy cho biết pH của dung dịch C nằm trong khoảng nào? Giải thích.
2. Cho 2,08 gam MxOy tan hoàn toàn vào 100 gam dung dịch H2SO4 4,9%. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y có nồng độ axit là 1,056%. Xác định công thức hóa học của oxit đó.
Câu IV ( điểm):
Cho từ từ đến hết x gam hỗn hợp Na và Ba vào 50 gam nước thấy sinh ra 3,024 lít khí A ( ở đktc) và dung dịch B. Để trung hòa hoàn toàn dung dịch B người ta cần dùng a gam dung dịch H2SO4 12,25% và thu được dung dịch D.
1 . Tính a.
2 . Nếu cho Ba(NO3)2 vào dung dịch D thì thu được kết tủa. Để tạo được lượng kết tủa lớn nhất cần dùng 130,5 gam dung dịch Ba(NO3)2 25%. Tính x
3.Nếu làm bay hơi bớt 17,437 gam nước từ dung dịch D rồi tiếp tục làm lạnh dung dịch D đến 10oC thì có m gam tinh thể Na2SO4.10H2O kết tinh.
 	Tính m, biết độ tan của Na2SO4 ở 10oC là 9 gam. 
 ( O = 16; C = 12 ; Cl = 35,5; H = 1; Ca = 40; K = 39; Fe = 56; S = 32; Na= 23
Ba= 137; N = 14; Zn = 65; Al = 27)
Thí sinh không được sử dụng thêm bất cứ tài liệu nào kể cả bảng tuần hoàn và bảng tính tan
 UBND HUYỆN VĨNH LỘC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GD&ĐT VĨNH LỘC NĂM HỌC 2011 - 2012
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: HÓA HỌC LỚP 9
( gồm có 03 trang )
Câu
Nội dung cơ bản
Điểm
Câu I
6,0 đ
1.
3 ,0 đ
Các cặp chất phản ứng với nhau là: b,c,e,g,h,l,m,n ( 8 cặp)-
 Mỗi cặp chọn đúng cho 0,125 điểm)
PTHH:
2NaHSO4 + 2KOH K2SO4 + Na2SO4 + 2H2O
SiO2 + Ba(OH)2 BaSiO3 + H2O
3Ca(OH)2 + 2FeCl3 2Fe(OH)3 + 3CaCl2
Fe2O3 + 6 HCl 2FeCl3 + 3 H2O
Na2SO3 + Ca(NO3)2 CaSO3 + 2NaNO3
Pb(NO3)2 + K2SO4 PbSO4 + 2KNO3
CuSO4 + 2KOH Cu(OH)2 + K2SO4
SO2 + CaO CaSO3
Viết đúng mỗi PTHH cho 0,25 điểm
2.
1,5 đ
Thành phần hóa học đầy đủ của vôi bột gồm: CaO, Ca(OH)2, CaCO3
Giải thích: Vì trong không khí có hơi nước và khí CO2 nên đã xảy ra các phản ứng hóa học giữa vôi sống và các chất này khi để trong không khí:
PTHH: CaO + H2O Ca(OH)2
 CaO + CO2 CaCO3
 Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
3
2,5 đ
Vì vậy vôi sống là hỗn hợp của CaO , CaCO3 và Ca(OH)2
Vì A có các ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất chất tẩy rửa, sản xuất nhôm nên A là NaOH.
Các phương pháp hóa học để điều chế NaOH là:
Cho kim loại tác dụng với nước: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
Cho oxit ba zơ tác dụng với nước: Na2O + H2O 2NaOH
Cho dung dịch muối tác dụng với dung dịch kiềm:
 Ca(OH)2 + Na2CO3 2 NaOH + CaCO3
Điện phân dung dịch muối ăn trong bình điện phân có màng ngăn:
 2NaCl + 2H2O điện phân có màng ngăn 2NaOH + Cl2 + H2
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu II
6 điểm
1.
2 điểm
Chọn thuốc thử là nước vôi trong – dung dịch Canxi hiđroxit – Ca(OH)2
Vì Ca(OH)2 rất sẵn có ở nông thôn.
Phương pháp nhận biết:
Lấy từng lượng nhỏ các mẫu phân bón trên làm mẫu thử. Cho từng mẫu thử vào các dụng cụ riêng biệt đựng nước vôi trong.
Mẫu thử nào sinh ra kết tủa trong nước vôi trong thì đó là Ca(H2PO4)2 vì:
Ca(H2PO4)2 + 2 Ca(OH)2 Ca3(PO4)2 + 4H2O
Mẫu thử nào có chất khí mùi khai thoát ra là NH4Cl vì:
2NH4Cl + Ca(OH)2 CaCl2 + 2NH3 + 2H2O
Mẫu thử nào không có hện tượng gì xảy ra là KNO3
0,5 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
Câu
Nội dung cơ bản
Điểm
2.
1,5 đ
Cho hỗn hợp các chất đó vào dung dịch HCl lấy dư .
 xảy ra các PƯHH:
Na2SO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + SO2
Na2CO3 + 2HCl 2 NaCl + H2O + CO2
NaOH + HCl NaCl + H2O
Cô cạn dung dịch cho HCl dư bay hơi thì thu được dung dịch NaCl. Điện phân dung dịch NaCl bão hòa trong bình điện phân có màng ngăn thu được NaOH tinh khiết:
PTHH: 2NaCl + 2H2O điện phân có màng ngăn 2NaOH + Cl2 + H2
 (Thí sinh có thể làm cách khác nhưng đúng vẫn đạt điểm tối đa) 
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
 0,25 đ
0,25 đ
3.
1,5 đ
Các PTHH:
2K + 2H2O 2KOH + H2
KOH + CO2 KHCO3
KHCO3 + KOH K2CO3 + H2O
K2CO3 + Ba(OH)2 2KOH + BaCO3
KOH + SO3 KHSO4
KHSO4 + BaCl2 BaSO4 + KCl + HCl
Mỗi PTHH viết đúng được 0,25 đ
Câu III
4,0 đ
1.
1,5 đ
 Theo đề bài: nNaOH = 1/40 (mol) < nHCl = 1/36,5 ( mol) 
PTHH: NaOH + HCl NaCl + H2O
Theo PTHH : nNaOH = nHCl => HCl dư . Vây dung dịch C có pH < 7
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
2.
2,0 điểm
nH2SO4=100.4,9100.98=0,05 mol 
ndd sau pư=100+2,08+102,08 g
nH2SO4dư=102,08.1,056100.98=0,011 mol
nH2SO4pư=0,039 mol
PTHH
MxOy+ yH2SO4 xM(SO4)yx+ yH2O (1)
1 mol y mol
0,039y 0,039 mol
 Từ PTHH ta có:
0,039y xM+16y= 2,08 M=18,667.2yx
 Chỉ có 2yx=3 ;M=56 thỏa mãn M là Fe; CTHH của oxit là Fe2O3
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
 0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu IV
4 điểm
1.
2 điểm
 Tính a nH2=3,02422,4=0,135 mol
Gọi nNa trong hỗn hợp là x mol
 nBa là y mol
PTHH
 2Na+2H2O 2NaOH+ H2 (1)
 x x x2
 Ba +2H2O Ba(OH)2+ H2 (2) y y y
Theo PTHH:
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu
Nội dung cơ bản
Điểm
nH2=0,5 x+y=0,135 mol
Dung dịch B gồm : NaOH, Ba(OH)2
Trung hòa dd B bằng dd H2SO4
PTHH 
2NaOH+ H2SO4 Na2SO4+2H2O (3)
 x mol 0,5x mol 	0,5x mol
Ba(OH)2+H2SO4 BaSO4+ 2H2O (4)
 y mol y mol	y mol
từ PTHH (1), (2), (3), (4) suy ra nH2SO4=05x+y=0,135 mol
mdd H2SO4=0,135.9812,25.100=108g a=108 g
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
2.
1,0 đ
b. Tính x: nBa(NO3)2=130,5.25100.261=0,125 mol
PTHH: Na2SO4 + Ba(NO3)2 BaSO4 + 2 NaNO3
Theo PTHH:nNa2SO4= nBa(NO3)2 = 0,125 mol
 nNa =2nNa2SO4=0,25 mol
 x=0,25 moly=0,01 mol
mhh=7,12 gam Vậy x = 7,12 gam
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
3.
1,0 điểm
Tính m mdd B=7,12+50+0,135.2=56,85g
mdd D=56,85+164,85-0,01.233=162,52 g
mNa2SO4=0,125.142=17,75 g 
=> Khối lượng H2O trong dung dịch D là: 162,52 - 17,75 = 144,77 ( gam)
Sau khi làm bay hơi 17,437g nước thì khối lượng nước trong dung dịch là:
mH2 O=162,52-17,437=127,333 g
Gọi số mol tinh thể Na2SO4.10H2O tách ra là x mol. Ta có :
mNa2SO4 tách ra = 142x gam mH2O tách ra = 180x gam
Vì độ tan của Na2SO4 ở 10oC là 9 gam nên:
Ta có : 17,75-142x127,333-180x=0,09 x=0,05 mol
m=0,05.322=16,1 g
0,25 đ
 0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
( Thí sinh có thể lựa chọn cách làm khác nhưng đúng thì vẫn đạt điểm tối đa.)

File đính kèm:

  • docDE HOC SINH GIOI HOA 9.doc