Kì thi chọ học sinh giỏi cấp thị xã lớp 9- Năm học 2011-2012 môn hóa học

Câu 1: (5,5 điểm)

1. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:

Nung nóng Cu trong không khí, sau một thời gian được chất rắn A. hòa tan chất rắn A trong H2SO4 đặc nóng (vừa đủ) được dung dịch B và khí D có mùi xốc. Cho Na kim loại vào dung dịch B thu được khí G và kết tủa M. cho khí D tác dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch E, E vừa tác dụng với dung dịch BaCl2 vừa tác dụng với dung dịch NaOH.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọ học sinh giỏi cấp thị xã lớp 9- Năm học 2011-2012 môn hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÌ THI CHỌ HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ
LỚP 9- NĂM HỌC 2011-2012
MÔN HÓA HỌC
Ngày thi: 14/ 01/ 2012
Thời gian: 150 phút
Câu 1: (5,5 điểm)
Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
Nung nóng Cu trong không khí, sau một thời gian được chất rắn A. hòa tan chất rắn A trong H2SO4 đặc nóng (vừa đủ) được dung dịch B và khí D có mùi xốc. Cho Na kim loại vào dung dịch B thu được khí G và kết tủa M. cho khí D tác dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch E, E vừa tác dụng với dung dịch BaCl2 vừa tác dụng với dung dịch NaOH.
Cho các lọ chứa các dung dịch (riêng biệt): NH4Cl, Zn(NO3)2, NH4(SO4)2, NaCl, phenolphtalein, Na2SO4, HCl bị mất nhãn. Chỉ được dùng thêm dung dịch Ba(OH)2 làm thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch trên? Viết phương trình hóa học minh họa
Câu 2: (4,5 điểm)
Cho hỗn hợp rắn gồm: K2O, BaO, Al2O3. Viết các phương trình hóa học để điều chế K, Ba, Al từ hỗn hợp trên sao cho khối lượng từng kim loại không thay đổi
2. Bình A chứa hỗn hợp dung dịch gồm a mol CuSO4, b mol FeSO4. Thực hiện các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho c mol Mg vào bình A, sau khi phản ứng kết thúc dung dịch chứa 3 muối
- Thí nghiệm 2: Cho thêm c mol Mg vào bình A, sau khi phản ứng kết thúc dung dịch chứa 2 muối
- Thí nghiệm 2: Cho thêm c mol Mg vào bình A, sau khi phản ứng kết thúc dung dịch chứa 1 muối
 Tìm mối quan hệ giữa a, b, c trong mỗi thí nghiệm
Câu 3: (2 điểm)
 Nhúng thanh kim loại M (II) vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch Pb(NO3)2, sau một thời gian thấy khối lương tăng 7,1%. Xác định M biết rằng số mol CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở 2 trường hợp bằng nhau
Câu 4: (4 điểm)
Cho 2 cốc A, B có cùng khối lượng. Đặt A, B lên 2 đĩa cân. Cân thăng bằng. Cho vào cốc A 102 g AgNO3, cốc B 124,2 gam K2CO3.
thêm vào côc A 100gam dung dịch HCl 29,2% và 100 gam dung dịch H2sO4 24,5% vào cốc B. pải thêm bao nhiêu nước vào cốc A (hay côc B) để cân lập lại thăng bằng?
Sau khi cân đã thăng bằng, lấy dung dịch có trong cốc A cho vào cốc B. Cần thêm bao nhiêu nước vào cốc A để cân lại thăng bằng?
Câu 5: (4 điểm)
 Hòa tan hỗn hợp A thu được từ sự nung bột Al và S bằng dung dịch HCl dư thấy còn lại 0,04 g chất rắn và có 1,344 lít khí (đktc) thoát ra. Cho toàn bộ khí đó qua dung dịch Pb(NO3)2 lất dư thu dược 7,17 g kết tủa đen
Xác định phần trăm khối lượng Al và S trước khi nung? 
-----Hết-----
Họ và tên thí sinh:..............................................Số báo danh:..................................................

File đính kèm:

  • docDe thi HSG thi xa Cam Pha Qn.doc