Kì thi 1 chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 thpt năm 2006 môn: hoá học. bảng a

2. Gọi tên các đồng phân đối quang nhận được khi monoclo hoá metylxiclohexan dưới tác dụng của ánh sáng, giả thiết rằng vòng xiclohexan phẳng.

3. Axit m-RC6H4COOH và axit p-RC6H4COOH có tỉ lệ hằng số phân li Kmeta/Kpara như sau:

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi 1 chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 thpt năm 2006 môn: hoá học. bảng a, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ giáo dục và đào tạo
đề thi chính thức
kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia
lớp 12 thpt năm 2006
Môn: Hoá học. Bảng A
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
 Ngày thi thứ hai: 24/2/2006 
(Đề thi gồm 2 trang)
Câu I
1. Hãy cho biết các sản phẩm của sự thủy phân trong môi trường axit của các chất CH3COOCH3 , CH3CONH2 , . 
2. Gọi tên các đồng phân đối quang nhận được khi monoclo hoá metylxiclohexan dưới tác dụng của ánh sáng, giả thiết rằng vòng xiclohexan phẳng.
3. Axit m-RC6H4COOH và axit p-RC6H4COOH có tỉ lệ hằng số phân li Kmeta/Kpara như sau:
 R : H CH3S CH3O
 Kmeta/Kpara : 1 1,87 2,50
Dựa vào các số liệu trên, hãy so sánh (có giải thích):
a. Hiệu ứng đẩy electron của các nhóm CH3S- và CH3O- .
b. Tốc độ phản ứng thuỷ phân CH3SCH2Cl và CH3OCH2Cl.
c. Tốc độ phản ứng cộng HCN vào p-CH3SC6H4CHO và p-CH3OC6H4CHO.
Câu II 
Cho sơ đồ chuyển hoá các chất sau:
	Viết công thức cấu tạo các sản phẩm hữu cơ B, D, E, G, H, I, K, X, Y và vẽ cấu trúc không gian của Z, L, M1, M2.
Câu III
1. Từ hạt tiêu người ta tách được hợp chất A (C17H19NO3) là chất trung tính. Ozon phân A thu được các hợp chất: etađial, B, D. Thuỷ phân B thu được OHC-COOH và hợp chất dị vòng 6 cạnh piperiđin (C5H11N). Cho D tác dụng với dung dịch HI đặc thu được 3,4-đihiđroxibenzanđehit. 
 Hãy xác định công thức cấu tạo của A, B, D. Có bao nhiêu đồng phân lập thể của A?
2. Hai hợp chất thơm đa vòng X và Y có cùng công thức phân tử là C14H10. Oxi hoá X
bằng K2Cr2O7 /H2SO4 cho sản phẩm D (C14H10O4), oxi hoá X bằng oxi có xúc tác V2O5 và nhiệt độ 340oC đến 390oC cho sản phẩm E (C14H8O2). Khi oxi hoá Y giống 
như X (bằng K2Cr2O7 /H2SO4 hoặc oxi có xúc tác V2O5 và nhiệt độ 340oC đến 390oC) thì thu được G (C14H8O2). 
Hãy xác định công thức cấu tạo của X, Y, D, E, G.
1. Khi đun nóng β-D-iđopiranozơ tới 165oC với axit loãng tạo ra anhiđro (1,6) với hiệu suất cao hơn nhiều so với β-D-glucopiranozơ. 
Hãy giải thích điều đó và biểu diễn cấu dạng của hai hợp chất anhiđro trên. 
Câu IV 
 β-D-Iđopiranozơ 
2. Khi cho D-glucozơ phản ứng với hiđrazin hiđrat, đầu tiên glucozylhiđrazon tồn tại ở dạng mạch hở, song ở pH ≤ 7 nó dễ dàng chuyển thành dạng vòng glucozylhiđrazin. 
 Hãy viết công thức cấu trúc các dạng chuyển hoá của glucozylhiđrazin và gọi tên.
Câu V
Khí tổng hợp (CO và H2) có thể thu đuợc từ phản ứng của hơi nước (H2O (k)) và metan. Metanol (CH3OH) được sản xuất trong công nghiệp từ khí tổng hợp này.
8
Toàn bộ quá trình sản xuất liên tục được minh họa theo sơ đồ dưới đây: Bước A điều chế khí tổng hợp và Bước B điều chế metanol.
1
Bộ phận điều chế 
 khí tổng hợp
 (Bước A)
6
4
3
Bộ phận ngưng tụ (25oC)
Bộ phận điều
 chế metanol
 (Bước B)
Bộ phận ngưng tụ (25oC)
2
7
5
Nguyên liệu nạp vào bộ phận điều chế khí tổng hợp (Bước A) gồm khí metan tinh khiết (1) tại áp suất 250 kPa, nhiệt độ 25°C và hơi nước (2) tại áp suất 200 kPa, nhiệt độ 100°C (giả thiết rằng hơi nước cũng tinh khiết). Tốc độ nạp nguyên liệu của (1) và (2) lần lượt bằng 55,0 lít/giây và 150,0 lít/giây. (1 atm = 101,3 kPa).
	Thoát ra khỏi Bước A là một hỗn hợp gồm khí tổng hợp và lượng dư các chất phản ứng; hỗn hợp này qua (3) vào bộ phận ngưng tụ, chất ngưng tụ sẽ tách ra theo (5) tại 25°C. Những chất không ngưng tụ qua (4) vào bộ phận điều chế metanol (Bước B). Metanol tạo thành và các chất tham gia phản ứng còn dư qua (6) vào bộ phận ngưng tụ tại 25°C, metanol tinh khiết tách ra theo (7), các chất dư tách riêng theo (8). 
Giả thiết rằng các khí đều coi là khí lí tưởng; các phản ứng trong Bước A, B và sự tách riêng các chất đều xảy ra hoàn toàn.
Cho các số liệu sau:
Hợp chất
Khối lượng mol phân tử (g.mol-1)
Nhiệt độ nóng chảy (°C)
Nhiệt độ sôi (°C)
Khối lượng riêng tại 25°C
 CH4 (k)
16,04
 -183
 -161
0,718 g.L-1
 H2O (l)
18,02
 0
 100
 1,000 g.mL-1
 CO (k)
28,01
 -205
 -191,5
 1,250 g.L-1
 H2 (k)
2,016
 -259,2
 -252,8
- - - - -
 CH3OH (l)
32,04
 -98
 64,7
 0,791 g.mL-1
1. Viết các phương trình hoá học trong Bước A và Bước B.
2. Tính số mol các chất dư sau Bước A và sau Bước B.
3. Tính tốc độ chuyển các chất tại các vị trí (5), (7), (8) ở 25°C và 101,3 kPa.
 HếT
 • Thí sinh không đựợc sử dụng tài liệu ngoài qui định.
 • Giám thị không giải thích gì thêm. 

File đính kèm:

  • docDE huu co A ct 24.2.06.doc