Kế hoạch xây dựng chương trình địa phương Ngữ văn 8 - Trường THCS Diễn Hoàng

 

I.THẾ NÀO LÀ THÀNH NGỮ?

1.Nhận xét về cấu tạo của cụm từ:lên thác xuống ghềnh trong câu ca dao sau:

 Nước non lận đận một mình

 Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

a.Có thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không?có thể thay đổi vị trí hay chêm xen một vài từ khác vào cụm từ trong cụm từ này không?

b.Từ nhận xét ấy em rút ra kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ :Lên thác xuống ghềnh?

 

doc14 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 983 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch xây dựng chương trình địa phương Ngữ văn 8 - Trường THCS Diễn Hoàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc Việt Nam-19 Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1995)
Chú Thích:
 Theo Gia phả Hồ tộc làng Song Nhã (họ Hồ ở thôn Lai Nhã - xã Thái Nhã - một nhánh của họ Hồ ở Cương Gián, Nghi Xuân, Hà Tĩnh và cũng từ ông tổ họ Hồ làng Quỳnh Đôi,Quỳnh Lưu, Nghệ An mà ra) chép: "Ông Hồ Sĩ Tạo, húy là Thàng, đẹp trai, học giỏi, thông minh, thi Hương đậu Giải nguyên, thi Hội trúng Tam trường. Lúc vào tứ trường phúc hạch thì bị vua đánh hỏng bởi vì đến triều Nguyễn, thời vua Tự Đức, Pháp sang xâm lược nước ta. Vua Tự Đức thì muốn đầu hàng, bèn ra bài thi phỏng vấn thí sinh, ai theo ý vua muốn đầu hàng thì đậu. Còn ai muốn đánh Pháp là trái ý vua(??!). Bài của ông Tạo rất hay, song trái ý vua, cũng như những người yêu nước khác nên bị hỏng. Sau ông được bổ làm quan giáo dục huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Tái bổ làm quan Thông phán 6 tháng. Sau đó tái bổ làm quan Tri phủ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
 Khi nhà Nguyễn đầu hàng và nhận sự bảo hộ của thực dân pháp ,ông bỏ quan về nhà để tỏ thái độ bất bình.Những năm cuối đời ông dạy học và đi đây đó.Bài thơ trên được rút ra từ một cuốn sách chép tay của gia đình.
Hướng dẫn học bài:
 1.Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
 2.Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ là gì?
 3.Thử nêu tên một số bài thơ cổ điển có chung cảm hứng với bài thơ trên?
Ghi nhớ:
 Thơ vịnh tỉnh Hà Nội là một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú thể hiện cảm hứng hoài niệm trước những thay đổi của Hà Nội(và đất nước nói chung)Qua đó để bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của tác giả.
 Tiết 138. Tiếng Việt.
 TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG XỨ NGHỆ
1. Về ngữ âm.
- Ngữ âm là cách đọc, cách phát âm của người dân xứ Nghệ.
 a. Sự biến âm, biến vần.
- Hãy so sánh cách phát âm của những từ ngữ địa phương xứ Nghệ với từ toàn dân tương ứng?và cho biết những đặc điểm về sự biến âm,biến vần trong ví dụ sau đây?.
 VD:Từ địa phương
- ôông
- ròi
- tru
- ló
- chưn
- ga
- đàng
- lả
- gây
- ngay
- nác
- cộ
- lanh
- cơn
 ...
Từ toàn dân
- ông
- ruồi
- trâu
- lúa
- chân
- gà
- đường
- lửa
- gai
- ngày
- nước
- cũ
- nhanh
- cây
 ...
 b. Sự biến đổi về thanh điệu.
-Nhận xét sự thay đổi về thanh điệu của từ ngữ địa phương Nghệ an trong ví dụ sau?
VD:
	tập võ tập vọ
	sửa chữa sửa chựa
	sạch sẽ sạch sẹ
	xã hội xạ hội
	cái cửa cái cựa
2. Về từ vựng.
Từ vựng xứ Nghệ có những lớp từ sau:
 +Lớp từ cũng nghĩa khác âm:
-Mô(đâu),tê(kìa),răng (sao),rứa(thế),nỏ(không),chộ(thấy),rú(núi)..
 +Lớp từ riêng biệt:
-“Bịn”trong chị em du như tru một bịn.(bịn:một cây gỗ đục một đầu,ngoắc dây vào cho trâu kéo chung)
-día,dồ (là những tiếng đệm những hư từ).
Ghi nhớ:
Tiếng địa phương nghệ an có những đặc điểm riêng biệt về ngữ âm,từ vựng.Khi giao tiếp(nói,viết) với các địa phương khác cần dựa vào những chuẩn mực của ngôn ngữ toàn dân để tránh các lỗi về phát âm và chính tả.Tiếng địa phương Ngệ an trong khi nói và viết đặt đúng ngữ cảnh sẽ tạo nên cái hay,cái đẹp độc đáo.
3. Luyện tập.
Bài tập 1. Điền các vần thích hợp vào chỗ trống để có được những từ ngữ đúng:
 a. Điền u hay âu:
	con tr...; Chị em d...; quả b...; sông s...; chim bồ c...
 b. Điền ai hay ây:
	con g...; c... cặp; chùm g...
 c. Điền oi hay uôi:
	con r...; con m...
Bài tập 2. Điền thanh điệu: ngã, nặng, hỏi, sắc thích hợp để có cách đọc đúng.
 - Ngư văn; ở giưa; sưa soạn; bưa ăn; giúp đơ; lê hội; chập chưng.
 - bé nga; gay cành; đia bay; mặt mui; giương lao, sưa chua.
Bài tập 3. Cho các từ ngữ toàn dân tìm các từ ngữ địa phương tương ứng.
 	o
 thấy
xa 
thế
nào
bây giờ
bọn mình 
Bài tập 4. Tìm các từ ngữ địa phương trong các ngữ cảnh sau và cho biết ý nghĩa của viếc sử dụng các từ ngữ địa phương đó.
 - Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng cũng mênh mông bát ngát
	 Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông
	 Thân em như chẽn lúa đòng đòng
 	 Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
 (Ca dao xứ nghệ)
 - Tru cột ngọ đàng trước
 Bò cột ngọ đàng sau,
 Ló xây đụn cơn cau
 Để chơi nhởi một màu,
 Mời bạn sang nhà tui
 Sang nhà tui ta nhởi
 Tới nhà chàng ta nhởi.
 (Hát ví) 
- Thợ mộc chạm phượng chạm ly,
 Trong nhà mấy bộng, bộng chi đục đầu.
 Phạt mộc anh đục bộng kèo
 Chọn ngày lành tháng tốt, anh trèo lắp vô. (Hát dặm)
. B. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG NGỮ VĂN 8
Tiết 31. Tiếng Việt.
 THÀNH NGỮ XỨ NGHỆ
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh nắm được đặc điểm của các thành ngữ xứ Nghệ, có sự so sánh với thành ngữ toàn dân.
- Học sinh hiểu và biết vận dụng thành ngữ xứ Nghệ vào trong giao tiếp và tạo lập văn bản đúng lúc, hợp lý.
B. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm thành ngữ, đặc điểm của thành ngữ. Từ bài cũ giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm của thành ngữ xứ nghệ.
 Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu 4 ví dụ về thành ngữ xứ Nghệ lấy thêm một số ví dụ khác.
 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, nhận xét, tìm và so sánh với các thành ngữ toàn dân tương ứng: Về cấu tạo thành ngữ xứ Nghệ cúng có kiểu cấu tạo của thành ngữ nói chung: Là cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Ngắn gọn, hàm súc, hình tượng, tính biểu cảm cao. Tuy nhiên thành ngữ xứ Nghệ sử dụng từ ngữ xứ Nghệ, mang âm sắc mộc mạc, chân chất, bộc trực của người Nghệ.
 Từ sự phân tích hướng dẫn học sinh rút ra bài học.
Hoạt động 3. Luyện tập.
- Tìm một số thành ngữ xứ Nghệ (Có thành ngữ toàn dân đối chiếu)?
- Giải nghĩa và nêu ý nghĩa của các thành ngữ vừa tìm được?
*, Giáo viên lưu ý học sinh: Qua các thành ngữ xứ Nghệ có thể thấy phong thái con người Nghệ trong đó: Đó là những con người chịu thương, chịu khó, mộc mạc, tình nghĩa và rất bộc trực.
C. Hướng dẫn học ở nhà.
- Tiếp tục sưu tầm thành ngữ xứ Nghệ, từng thành ngữ toàn dân tương ứng? 
- Tìm hiểu xem xung quanh em: Cuộc sống gia đình, làng xóm mọi người có thường dùng những cách nói ví von nào giống thành ngữ không, hãy ghi chép lại và đối chiếu.
Tiết 52. Văn bản.
NGẪU NHIÊN CẢM HỨNG LÀM THƠ
 (Nguyễn Xuân Ôn)
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản “Ngẫu nhiên cảm hứng làm thơ” của Nguyễn Xuân Ôn.
- Rèn kỹ năng đọc, cảm nhận văn bản biểu cảm xứ Nghệ.
- Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống của quê hương.
B. Các hoạt động dạy – học.	
Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
 Giáo viên giới thiệu về tác giả Nguyễn Xuân Ôn để học sinh theo dõi.
Hoạt động 2. Đọc, tìm hiểu chú thích.
- Giáo viên hướng dẫn đọc, tìm hiểu những nét chính về Nguyễn Xuân Ôn: Nguyễn Xuân Ôn (1825-1889) hiệu là Ngọc Đường, người huyện Diễn Châu, Nghệ An. Đậu tiến sỹ, làm quan thời Tự Đức. Khi thực dân Pháp xâm lược ông đứng về phe chủ chiến, sau đó cáo quan về và tham gia phong trào Cần Vương.
 Thơ văn Nguyễn Xuân Ôn nêu cao lòng tự hào dân tộc, tinh thần quyết tâm kháng chiến. Lên án quân giặc tàn bạo và bọn phong kiến đầu hàng hèn nhát.
Hoạt động 3. Tìm hiểu văn bản.
 1. Những hình ảnh miêu tả ngoại cảnh: 
 +, Đêm thu
 +, Trăng trong, gió mát, nước chảy, bầu rượu 
 Những hình ảnh đó đã gợi không gian, thời gian biểu cảm. Trong không gian, thời gian đó, cái tôi trữ tình xuất hiện trong bài thơ với một tâm trạng buồn, thao thức, trằn trọc không ngủ.
 2. Hình ảnh cái tôi trữ tình trong bài thơ.
- Từ sự thao thức, trằn trọc cái tôi trữ tình đã thể hiện ý thức bổn phận làm trai đó là yêu nước. Trong khi chí trai chưa thoả, đó là nỗi niềm day dứt của một người anh hùng.
- Tâm trạng của tác giả cũng đã thể hiện quan niệm ý nghĩa lẽ sống của một đáng quân tử đó là có trách nhiệm với non sông đất nước.
- Nguyễn Xuân Ôn là người con Xứ Nghệ và cũng giống như Phan Đà và những anh hùng của quê hương khác ông đã thể hiện được vẻ đẹp bản chất của người dân xứ Nghệ.
- Giáo viên mở rộng một số tấm gương yêu nước của con người xứ Nghệ trong lịch sử.
Hoạt động 4. Tổng kết, luyện tập.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong bài thơ Đường luật.
- Liên hệ bản thân về trách nhiệm, thái độ của thế hệ hôm nay đối với quê hương, đất nước.
C. Hướng dẫn học ở nhà.
- Sưu tầm thêm một số bài thơ của các tác giả xứ Nghệ viết về quê hương.
- Đọc, tìm hiểu bài: Đề Hà Nội tỉnh thi.
Tiết 92. Tập làm văn
THUYẾT MINH VỀ DI TÍCH, DANH LAM THẮNG CẢNH 
CỦA HUYỆN DIỄN CHÂU
A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức:
- Học sinh củng cố lại kiến thức về văn bản thuyết minh: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. Có thể tạo lập được một văn bản thuyết minh hoàn chỉnh.
 2. Kỹ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng làm văn thuyết minh, các bước xác định đối tượng, quan sát, và thuyết minh về đối tượng cụ thể.
B. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1. Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh.
 Đây là tiết học thuyết minh về một đối tượng mang đặc điểm riêng của từng vùng quê, từng địa bàn làng xã. Do vậy giáo viên phải vận dụng sáng tạo sự hiểu biết và phát huy tối đa tính tích cực hoạt động của học sinh. Đồng thời khéo léo tổ chức để học sinh hoạt động sôi nổi.
 Quá trình lên lớp trước tiết học này giáo viên cần nhắc nhở học sinh về nhiệm vụ ở nhà của từng nhóm tổ. Lên lớp cho các tổ kiểm tra lẫn nhau và nhận xét.
Hoạt động 2. Thuyết minh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của địa phương.
 Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm, chọn danh lam thắng cảnh của địa phương Diễn Châu(có thể chọn những di tích của địa phương Diễn châu như:di tích Đền Cuông gắn liền với truyền thuyết Mị Châu Trọng Thủy ở xã Diễn An,di tích đền Bà Quận gắn liền với sự tích Công chúa Ngọc Oanh ở ngay tại địa phương xã Diễn Hoàng). 
 Từ cơ sở thực tế đó kết hợp với:
- Tra cứu sách vở, tài liệu, hỏi han, thăm thú, quan sát.
- Giới thiệu kèm với miêu tả, bình luận trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy.
- Lời văn chính xác, biểu cảm.
 Học sinh hoạt động theo nhóm.
 Trình bày trước lớp, giáo viên hướng dẫn, tổng kết, nhận xét và cho điểm.
C. Hướng dẫn học ở nhà.
- Tiếp tục hoàn thiện bài văn thuyết minh của mình về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử của quê hương.
Tiết 121. Văn bản.
ĐỀ HÀ NỘI TỈNH THI
 (Hồ Sỹ Tạo)
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp Học 

File đính kèm:

  • docchuong trinh dia phuong ngu van 8Dien chau Nghe an.doc
Giáo án liên quan